Top 6 Bài soạn “Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận” lớp 8 hay nhất – Cẩm Nang Tiếng Anh
I. Chuẩn bị ở nhà
Cho đề bài:” Trang phục và văn hóa”. Hãy lập dàn bài chi tiết. Tập hợp những suy nghĩ những hình ảnh và những câu chuyện mà em đã tích lũy được xung quanh các vấn đề trang phục trong thực tế và trong đời sống ở trường và ngoài xã hội
Trả lời:
Lập dàn ý
1. Mở bài:
– Người xưa có câu:
“Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”.
– Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân.
– Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết. là quan trọng hơn hết.
2. Thân bài:
* Ý nghĩa việc lựa chọn trang phục
– Có thể nhận biết được nghề nghiệp, thị hiếu thẩm mĩ của mỗi người.
– Góp phần thể hiện nhân cách con người.
– Giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.
* Nhận định về trang phục đẹp
– Việc lựa chọn trang phục hết sức quan trọng.
– Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tùy trường hợp giao tiếp.
– Trang phục thể hiện tính cách:
+ Trang phục đơn giản? Người giản dị, không cầu kì.
+ Trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút? Người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.
* Quan điểm về đồng phục học sinh
– Tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học.
– Xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp.
– Học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trường
* Về đồng phục áo dài của nữ sinh
– Thể hiện nét duyên dáng của nữ sinh
– Không gì đẹp mắt cho bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh tung tăng với chiếc áo dài thướt tha đến trường
– Đem lại nét đẹp cho nữ sinh nhưng cũng tạo nên một số khó khăn trong các sinh hoạt tập thể.
* Khẳng định về trang phục đẹp
– Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người.
– Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp.
– Chọn trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người.
– Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp bạn chống stress, giải tỏa căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.
– Nói tóm lại, việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi là điều mà mỗi học sinh chúng ta cần quan tâm đúng mức để làm nên cái đẹp cho cuộc sống.
3. Kết bài:
– Nói tóm lại việc lựa chọn trang phục phù hợp, đẹp là điều mà chúng ta cần quan tâm để tô thêm nét đẹp văn hóa
II. Rèn luyện kĩ năng
1. Định hướng làm bài
– Trang phục và văn hóa là đề tài mở, có nhiều hướng phát triển. Tuy nhiên cần phải có sự chọn lọc, sắp xếp luận điểm, nếu không bài văn sẽ rơi vào tình trạng lan man, dàn trải.
2. Xác định luận điểm
Nên những luận điểm nào trong số các luyện điểm sau:
a. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.
b. Việc chạy theo “mốt” ăn mặc ấy có nhiều tác hại (làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, gây tốn kém cho cha mẹ).
c. Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người “văn minh”, “sành điệu”.
d. Nhà trường đang phát động phong trào chống sử dụng ma túy và ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai.
e. Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống.
Trả lời:
– Luận điểm 1: Gần đây cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn lành mạnh như trước nữa.
– Luận điểm 2: Các bạn lầm tưởng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người “văn minh”, “sành điệu”.
Luận điểm 3: Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc ấy có nhiều tác hại.
+ Làm mất thời gian của các bạn.
+ Ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập.
+ Gây tốn kém cho cha mẹ.
– Luận điểm 4: Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, lứa tuổi, hoàn cảnh sống.
3. Sắp xếp luận điểm
Cần sắp xếp các luận điểm đã chọn lựa (có thể bổ sung, nếu cần) theo một hệ thống như thế nào để bài viết có bố cục rành mạch, hợp lý, chặt chẽ, thuyết phục được người đọc (người nghe)?
Trả lời:
Có thể sắp xếp các luận điểm như sau :
+ Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.
+ Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người “văn minh”, “sành điệu”.
+ Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống.
+ Việc chạy theo “mốt” ăn mặc ấy có nhiều tác hại như làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, gây tốn kém tiền của cho cha mẹ.
+ Các bạn cần phải ăn mặc giản dị và lành mạnh như trước đây.
4. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả
Em thấy có nên đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào trong quá trình lập luận của mình không? Vì sao? Nhận xét về việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả trong hai đoạn văn nghị luận dưới đây:
a. Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng để mặc vào một chiếc áo phông lòe loẹt….lại thay đổi nhiều đến thế.
b. Hình như các bận vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là một người….. việc đua theo “mốt” này “mốt” nọ đâu!
Trả lời:
Nhận xét việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào hai đoạn văn
a. Đoạn văn a: Các yếu tố tự sự, miêu tả làm luận cứ trở nên sinh động, luận điểm rõ ràng
b. Đoạn văn b: Dẫn chứng ở đoạn văn b tập trung kể tả lớp hài kịch Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục còn đoạn văn a là các sự việc, hình ảnh rút ra từ thực tế lớp học
5. Viết một đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả trong đó trình bày trước tổ( trước lớp). Cần lắng nghe sự góp ý của thầy, cô giáo và của các bạn để sửa chữa đoạn văn cho hay hơn.
Trả lời:
Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn học sinh có nhiều thay đổi không còn giản dị lành mạnh như trước nữa. Thay vì những bộ đồng phục truyền thống như tà áo dài, quần dài, áo sơ mi,… thì giờ đây các bạn đã lựa chọn cho mình những bộ trang phục lòe loẹt in hình thần tượng,những dòng chữ loằng ngoằng hay những hình ảnh phản cảm trên áo. Những trang phục được các bạn lựa chọn, ưa thích là những trang phục mà các bạn cho rằng đó là đẹp, là thời thượng, là hợp thời, và thể hiện được cái “chất” của các bạn. Những chiếc áo xẻ, bó sát hay những chiếc quần bò xé gấu, thủng gối được các bạn mặc đến trường gây phản cảm nơi học đường. Nhiều bạn còn nhuộm tóc lòe loẹt xanh đen, tím, vàng, tô son trang điểm lòe loẹt làm mất đi sự trong sáng hồn nhiên và sự giản dị đối với lứa tuổi học trò còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều bạn nói đấy là phong cách, là cá tính của các bạn, thể hiện được sự năng động trẻ trung nhưng thực sự khi mặc những trang phục phản cảm, không phù hợp với lứa tuổi của mình, làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, ảnh hưởng đến sự giáo dục của nhà trường và cái nhìn của xã hội.
Cách đây 2 năm, tôi có gặp một em học sinh, em đang học lớp 8 của một trường THCS tại thành phố. Hôm đó em đến lớp với một bộ trang phục hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi của mình: một chiếc quần sooc bò ngắn đến mức không thể ngắn hơn được nữa và một chiếc áo hai dây bó sát. Phía bên ngoài em khoác thêm một chiếc áo voan mỏng tanh, gần như không có tác dụng che chắn gì. Tôi ngạc nhiên hỏi thì em nói vì trời nóng quá với lại đây đang là mốt của năm nay. Em không thể để mình lạc hậu được. Các bạn có thể mặc gì tùy thích thế nhưng trang phục đẹp nhất là khi nó phù hợp với hoàn cảnh, nơi các bạn xuất hiện chứ không phải là thích gì mặc nấy, bất chấp nơi bạn đến là trường học hay những chốn linh thiêng. Hãy luôn nhớ là, cách ăn mặc chính là một loại ngôn ngữ nói lên con người bạn!