Top 6 kinh nghiệm
Trong thời công nghệ 4.0, kinh doanh không còn là cuộc cạnh tranh khốc liệt của những sản phẩm cùng ngành mà còn giữa các ngành với nhau. Nếu bạn đang có ý định buôn bán một mặt hàng thì bạn phải biết rõ chiến lược trước khi khởi nghiệp kinh doanh. Việc kinh doanh thiết bị vệ sinh cũng thế! Nhằm giúp bạn tránh gặp thất bại khi kinh doanh thiết bị vệ sinh, bài viết sẽ đưa ra và phân tích rõ 6 điều quan trọng sau đây.
Kinh nghiệm kinh doanh thiết bị vệ sinh cần thiết cho start up.
Chọn địa điểm mở cửa hàng thiết bị vệ sinh
Mặt bằng tốt chính là một lợi thế lớn để phát triển kinh doanh. Như dân gian thường nói “Buôn có chợ, bán có phường”, nghĩa là việc bán buôn phải diễn ra ở nơi đông người, khu dân cư.
Cho nên, địa điểm mở cửa hàng thiết bị vệ sinh phải ở những nơi như sau:
-
Con đường tập trung các cửa hàng thiết bị vệ sinh
-
Khu vực có nhiều công trình đang được thi công
-
Trên các con đường lớn thuộc trung tâm vùng
-
Khu vực mới quy hoạch, khu dân cư mới
Cửa hàng nên được đầu tư vào mặt bằng diện tích lớn, đa dạng sản phẩm cung cấp thì mới thu hút thêm khách hàng. Diện tích có thể dao động từ 100 đến 200m2, tùy theo khu vực và vị trí.
Tìm mặt hàng kinh doanh
Thực ra, các thiết bị vệ sinh bao gồm rất nhiều mặt hàng khác nhau từ bồn cầu thông minh, bồn tắm cho tới vòi sen… Đồng thời, thị trường cung cấp thiết bị vệ sinh cũng có rất nhiều nhà sản xuất nổi tiếng như TOTO, INAX, Caesar, Viglacera…
Tùy theo mục đích, ý muốn cũng như đặc điểm tại vị trí đang kinh doanh mà các cửa hàng chọn lựa mặt hàng cho phù hợp.
Khu vực nông thôn
Người dân ở khu vực nông thôn không đòi hỏi cao hay khó tính trong khâu chọn sản phẩm. Vì họ thường ít tiếp xúc với mạng Internet để tìm kiếm thông tin cũng như tham khảo. Thứ mà người ở vùng nông thôn cần là sản phẩm có giá phải chăng và chất lượng ổn định.
Thế nên, các đại lý, nhà kinh doanh thiết bị vệ sinh nhỏ lẻ ở vùng nông thôn nên đầu tư vào nhiều loại sản phẩm khác nhau, không cần đa dạng nhãn hàng. Khi người dùng cần mua sản phẩm nào thì có thể đáp ứng liền và không bị mất khách.
Khu vực thành thị
Ở các trung tâm thành phố lớn, đặc biệt như TP.HCM và Hà Nội, người dân có nhu cầu rất cao trong việc đòi hỏi một sản phẩm chất lượng. Do đó, các cửa hàng tại những thành phố lớn nên đầu tư mặt hàng của nhiều nhà sản xuất nổi tiếng.
Một số công ty chuyên về sản xuất thiết bị vệ sinh như TOTO, INAX, Caesar, Viglacera… sẽ là gợi ý tốt cho bạn. Bởi lẽ, mỗi một sản phẩm của các hãng này đều được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại.
Cách trang trí cửa hàng
“Đẹp” chính là điều gây ấn tượng lớn nhất đối với khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Một cửa hàng được trang trí có phong cách, sang trọng hay xinh xắn miễn chúng đẹp, bài trí gọn gàng sẽ tạo thiện cảm cho người mua.
Quyết định dừng lại ở cửa hàng này để mua mà không mua cửa hàng khác cũng xuất phát từ lý do cửa hàng này trông rất đẹp. Kèm theo đó, khách hàng sẽ nghĩ rằng chủ cửa hàng cũng là một người kinh doanh bài bản, biết đầu tư.
Cách bài trí ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của khách hàng.
Về không gian
Dĩ nhiên, một không gian rộng rãi và thoáng đãng sẽ dễ dàng tạo sự thoải mái và thích thú cho người mua. Hơn nữa, từng thiết bị vệ sinh sẽ được bố trí thành các khu vực khác nhau. Điều này giúp cho khách hàng dễ lựa chọn và tìm kiếm.
Về ánh sáng
Nhiều đèn hoặc những bóng đèn siêu sáng sẽ giúp làm rõ các thiết bị vệ sinh được trưng bày. Từ chất liệu cho đến kiểu dáng sẽ được ánh đèn tôn lên giá trị.
Mặt khác, với các bảng hiệu hoặc những nội dung chính cần tạo điểm nhấn, bạn nên bố trí thêm đèn led để làm cho nó trông nổi bật, dễ được khách hàng chú ý.
Cách bài trí các mặt hàng sản phẩm
Bố trí sản phẩm theo hàng dọc là cách nhiều nhà kinh doanh thiết bị vệ sinh đã từng làm nhiều nhất. Ưu điểm của các bố trí này là giúp khách hàng dễ xem từ hết sản phẩm sau một vòng đi tại cửa hàng mà không bị bỏ lỡ thiết bị nào. Từ đó, họ có thể đưa liền ra quyết định nên mua loại nào.
Mặt khác, bạn cũng có thể để các thiết bị của cùng một nhãn hàng đặt chung trong một khu vực. Những khách hàng yêu thích một thương hiệu nhất định sẽ rất thích thú vì điều này. Hoặc cách khác, bạn cũng có thể bố trí cùng một loại sản phẩm của nhiều nhãn hàng khác trong một khu vực để khách hàng tự do so sánh và chọn lựa.
Lưu ý, bạn nên thường xuyên vệ sinh các sản phẩm được mở ra để trưng bày. Việc làm này giúp giữ được độ mới, sự sạch sẽ cho sản phẩm.
Xây dựng kế hoạch marketing cho cửa hàng
Ngày nay, bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng cần có một kế hoạch marketing bài bản để thu hút nhiều người đến mua hàng cũng như cạnh tranh với các cửa hàng đối thủ. 2 cách xây dựng digital marketing phổ biến trong thời kỳ 4.0 được gợi ý chính là website và mạng xã hội. Hãy cùng xem xây dựng chiến lược marketing trên 2 nền tảng này như thế nào để níu chân khách hàng nhé!
Website
Với website, bạn nên đầu tư xây dựng cho cửa hàng của mình một trang web. Đó sẽ là nơi lưu trữ và cập nhật các thông tin về sản phẩm, những ưu đãi, các thông báo cũng như nơi để tư vấn khách hàng online. Một trang web được đầu tư từ nội dung đến hình thức sẽ giúp ngày càng có thêm nhiều người tìm tới cửa hàng.
Cửa hàng kinh doanh đầu tư bài bản vào website sẽ giúp khách hàng có cơ hội tìm hiểu rõ về từng sản phẩm.
Mạng xã hội
Đi kèm với website là mạng xã hội. Các nền tảng xã hội có lưu lượng người dùng cao, phù hợp cho việc quảng cáo lẫn thúc đẩy mua hàng chính là Facebook, Tiktok… Bạn chỉ cần đầu tư vào việc lên nội dung, thiết kế hình ảnh và làm video thì có thể đưa sản phẩm lan truyền online rộng rãi trên các trang mạng xã hội.
Hơn thế nữa, những người yêu thích trang của bạn sẽ có cơ hội cao là quay lại mua sản phẩm tại cửa hàng của bạn thêm nhiều lần hoặc sẽ giới thiệu cho người khác.
Vốn kinh doanh thiết bị vệ sinh
Tùy theo diện tích của cửa hàng mà sẽ có vốn đầu tư khác nhau. Vì cửa hàng lớn thì sẽ phải đặt nhiều sản phẩm hơn và các chi phí đi kèm cũng nhiều hơn. Cụ thể, với cửa hàng có diện tích khoảng 50 – 70m2, vốn bỏ ra chỉ cần khoảng 40 – 60 triệu đồng. Với cửa hàng có diện tích từ 70 – 100m2 thì vốn đầu tư dao động từ khoảng 60 – 100 triệu đồng.
Nếu diện tích lớn hơn, bạn nên lấy nhiều nguồn cung cấp thiết bị khác nhau. Với diện tích khoảng 100 – 200m2, vốn cần có khoảng 150 triệu đồng. Còn với diện tích trên 200m2 thì vốn phải có từ 350 – 600 triệu đồng. Lưu ý, vốn càng lớn thì càng phải nhập nhiều sản phẩm của nhiều nhãn hàng khác nhau.
Nếu diện tích lớn hơn 200m2, bạn có thể đầu tư số tiền lên tới hàng tỷ đồng. Điều này còn tùy thuộc vào quy mô và tính chất mà bạn định hướng cho cửa hàng của mình.
Nguồn nhân lực
Bất cứ ngành hàng nào cũng cần những người có chuyên môn và sự tận tâm. Kinh doanh thiết bị vệ sinh cũng cần nguồn nhân lực như thế. Người có chuyên môn sẽ tư vấn cặn kẽ cho khách hàng, bài trí thiết bị một cách khoa học… Người tận tâm sẽ chăm sóc khách hàng tốt, tạo dựng tình yêu, sự tin cậy trong khách hàng đối với cửa hàng, từ đó giúp họ quay lại mua hàng và giới thiệu cho nhiều người khác.
Ngoài ra, các cửa hàng kinh doanh thiết bị vệ sinh cũng cần người tháo vát, năng động, nhanh nhạy để di chuyển, vận chuyển thiết bị và lấy lòng của khách hàng.
Hy vọng rằng, với 6 điều đã được chia sẻ trên, các startup có ý định khởi nghiệp kinh doanh thiết bị vệ sinh sẽ có hướng đi đúng đắn để việc đầu tư tiến triển tốt.