Top 6 loại trái cây chưng mâm ngũ quả ngày Tết thêm ý nghĩa

Trái cây chưng Tết hầu như là một yếu tố không thể thiếu trong các mâm cỗ, bàn thờ của bất cứ gia đình người Việt nào. Dù không còn xa lạ với mâm ngũ quả dịp Tết, nhưng liệu bạn đã hiểu hết được ý nghĩa ẩn sau từng loại trái cây biểu trưng? 

Trong bài viết này, SKY FRUIT tổng hợp các loại trái cây chưng Tết đem lại may mắn cả năm cho gia chủ và cách bày trí mâm ngũ quả theo phong thủy để rước lộc đầu năm. 

1. Những loại trái cây chưng Tết đem lại may mắn

1. Mãng cầu

 Đây là loại quả tượng trưng cho mong muốn mọi điều như ý vào dịp đầu năm, cầu chúc mọi điều như ý

 

2. Dừa: Sức khỏe, bình an

Đây là loại quả ngự trị trên mâm ngũ quả vào đêm giao thừa, đặc biệt theo quan niệm của người dân Nam bộ, họ hay dùng quả dừa để cúng tế tổ tiên, đất trời. Phần nước dừa sau cúng bái, sẽ được chia cho con cháu, với ý nghĩa nhận lấy sức khỏe, bình an Phật Trời ban cho. Đây là một tín ngưỡng dân gian được lưu truyền từ xa xưa.

 

3. Đu đủ

Trong tên của quả đu đủ cũng thể hiện phần nghĩa ứng với mong cầu “đủ” của mọi gia đình như: đủ tiền, đủ sức khỏe, đủ may mắn,… Với sự có mặt của quả tốt lành này trong mâm ngũ quả, người người, nhà nhà sẽ có cuộc sống no đủ, không sợ thiếu thốn vật chất trong cả năm.

 Nhờ vào tên gọi của mình, đu đủ luôn vinh hạnh hiện diện trong các phẩm vật cổ truyền trong dịp Tết Nguyên Đán từ xưa đến nay. Loại quả này là tượng trưng cho khát vọng về sự thịnh vượng và viên tròn trong vật chất lẫn tâm hồn cho mỗi người khi Tết đến xuân về.

 

4. Quả Phật Thủ

Quả Phật Thủ với hai đặc điểm tốt lành là: hình dáng giống bàn tay của Đức Phật và màu vàng óng ánh, đã trở thành một loại quả quan trọng trong việc trang trí mâm ngũ quả ngày Tết. Bởi vì có dạng bàn tay Phật, người ta tin rằng khi dâng cúng loại quả này lên bàn thờ Phật Trời thì sẽ nhận được sự ban phúc lành và tài lộc từ ân trên.

Ngoài ra, đối với người dân Châu Á, màu vàng luôn là màu may mắn, thịnh vượng và cát tường và luôn ưu tiên xuất hiện trong mỗi gia đình khi mùa xuân đến. Chính vì hội tụ đủ hai yếu tố phước lành trên, quả Phật Thủ có một vị trí quan trọng trong mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc.

 

5. Dưa hấu

Dưa hấu với vỏ xanh và ruột đỏ sẽ mang lại sự may mắn. Quả căng tròn mọng nước, ngọt thanh tượng trưng sự sung túc và căng tràn sức sống. Hiện dưa hấu ruột vàng cũng được lựa chọn nhiều vì màu vàng cũng là màu may mắn.

Khi mua dưa hấu bạn có thể búng vào thân dưa và nếu tiếng phát ra là tiếng trầm và chắc nịch là quả dưa còn tươi và ngon. Bạn cũng nên chọn quả dưa có núm đều, phần đáy lõm. Những quả dưa có lớp da căng bóng là những quả dưa ngon và chín tới.

 

6. Thơm (miền Nam gọi là khóm)

Ở miền Nam gọi là quả khóm, miến Bắc gọi là quả thơm. Nếu chưng chúng trong ngày tết đều có ý nghĩa là mang sự may mắn, thơm tho, sung túc đến cho cả gia đình.

 Những chồi tươi tốt bung xòe nở đều trên quả dứa mang thêm ý nghĩa của sự phát triển mạnh mẽ trong công việc làm ăn, hay ngụ ý mong muốn con cháu đầy nhà.

 Trong dịp Tết cổ truyền mỗi năm, mâm ngũ quả chính là biểu tượng truyền thống với ý nghĩa tốt đẹp và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Dù quan điểm mỗi miền khác nhau, mâm ngũ quả đã trở thành một nét đẹp độc đáo, thể hiện tấm lòng hiếu kính với ông bà, tổ tiên và khát vọng an khang, hạnh phúc trong dịp năm mới đến của mỗi gia đình Việt. Chúc mỗi nhà đều tìm được những loại quả chất lượng nhất để có được một mâm ngũ quả tốt lành trong dịp khởi đầu mùa xuân mới.

 

Một số lưu ý khi bày mâm ngũ quả ngày tết:

  • Không nên rửa quả: Việc rửa sẽ làm cho quả sớm bị héo hoặc thối hỏng nếu có chỗ đọng nước. Chỉ nên dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là được. Đối với bưởi và phật thủ bạn có thể dùng nước sạch pha với chút rượu lau để quả có mùi thơm

  • Không nên chọn quả chín: Nên lựa những quả già nhưng chưa chín quá, chuối nhất định phải là chuối xanh để đủ cứng, đỡ những quả khác và còn đảm bảo ý nghĩa màu sắc theo Ngũ Hành.

  • “Các loại quả sử dụng trên mâm ngũ quả cần phải sạch, tươi tắn và có mùi thơm. Điều đáng lưu tâm là mâm ngũ quả ngày Tết sẽ để lâu hơn bình thường. Do đó, không chọn loại chín quá vì sẽ nhanh hỏng, nhưng cũng không được chọn quả quá xanh. Hoa quả nên có độ xanh chín phù hợp, đừng chạy theo hình thức mà không chú trọng đến chất lượng. Thêm nữa, hoa quả mua về cũng cần bày cẩn thận, trang trọng, không nên để vào tủ lạnh hay vứt lăn lóc góc bếp rồi đến tối 30 mới mang ra đặt lên bàn thờ”, chuyên gia phong thủy đưa ra lời khuyên.

  • Không nên đặt hoa quả giả lên thờ cúng. Mặc dù hoa quả giả để được lâu, không lo thối hỏng, tuy nhiên lại không tốt về mặt tâm linh. Theo các chuyên gia phong thủy, việc bày hoa quả giả trên bàn thờ ngày Tết bị coi là không tôn trọng thần linh, gia tiên, dễ bị “quở trách” khiến tiền tài thì ra, xui rủi thì đến.

 

 

 

 

 

 

 

Xổ số miền Bắc