Top 6 sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới (2022)
Nên giao dịch Bitcoin ở sàn nào để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình? Sau đây là top 6 sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới tính theo mức độ uy tín và volume giao dịch.
Trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ chia sẻ với anh em về Top 6 sàn giao dịch Crypto trên Thế giới được cộng đồng Việt Nam quan tâm và sử dụng. Với các sàn này, anh em có thể thoải mái giao dịch, mua bán với nhiều đồng Crypto khác nhau. Mỗi sàn đều có ưu và nhược điểm riêng, mình sẽ nêu ra chi tiết để các anh em có cái nhìn tổng quan và chọn được sàn phù hợp cho mình.
Mục lục bài viết
Top 6 sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới
Dưới đây là danh sách 6 sàn giao dịch Crypto hàng đầu trên thế giới hiện tại có hỗ trợ người dùng Việt Nam. Danh sách này đã được Coinmarketcap chọn lọc và đánh giá dựa trên 3 yếu tố chính: Số lượng người dùng truy cập, lượng thanh khoản, và khối lượng giao dịch.
Top 10 sàn giao dịch Crypto hiện tại theo Coinmarketcap
Sàn giao dịch Binance
Binance là sàn giao dịch Bitcoin & Crypto hàng đầu hiện nay. Chữ Binance là viết tắt của Binary & Finance. Bạn chắc hẳn đã quá quen thuộc với cái tên Changpeng Zhao (hay thường gọi hơn là CZ). Tháng 07/2017, CZ gọi vốn lần đầu cho sàn giao dịch Binance thông quan hình thức ICO và thu về 15 triệu USD. Sau hơn 2 năm phát triển, anh em có thể thấy Binance là tên tuổi lớn trong thị trường Crypto.
Binance hay CZ cũng được coi là 1 trong những người “thuyền trưởng” dẫn dắt xu hướng Cryptocurrency, mà gần nhất là trending IEO – bán token ngay trên các sàn giao dịch. Mình đoán rằng phần lớn anh em ở đây đều có tài khoản trên sàn Binance. Nếu là 1 người mới bước vào thị trường Crypto thì Binance chắc chắn là cái tên anh em không thể bỏ qua khi lựa chọn giao dịch Bitcoin cũng như các Crypto khác.
Các con số nổi bật về sàn giao dịch Binance:
- ICO tháng 07/2017 đã giúp Binance thu về 15 triệu USD.
- 20,000 lượt đăng ký trong những ngày đầu.
- Khối lượng giao dịch hàng ngày lên tới hơn 17 tỉ USD.
- Xử lý hơn 1.4 triệu giao dịch mỗi giây.
- Được Coinmarketcap cho điểm 9.9/10, một số điểm gần như tuyệt đối.
Tổng quan về Binance
Ưu điểm
- Số lượng cặp giao dịch nhiều: Hiện tại trên Binance đang có tới 393 đồng coin. Con số này khá thoải mái cho các anh em muốn giao dịch nhiều đồng coin trên cùng 1 sàn.
- Volume giao dịch thực: Binance là sàn nằm trong top những sàn có khối lượng giao dịch thực cao theo báo cáo của Bitwise hồi tháng 03/2019 vừa rồi.
- Sàn hỗ trợ đa ngôn ngữ: Tiếng Việt là 1 trong những ngôn ngữ được Binance hỗ trợ và có giao diện tốt. Phù hợp với rất nhiều anh em.
- Chế độ hoa hồng tốt: Anh em có thể hưởng tới 40% trading fee thu được từ việc mời bạn bè tham gia sử dụng sàn Binance thông qua link referral của chính mình. Binance cũng có thể coi là sàn đầu tiên đi đầu trong việc thưởng hoa hồng cho referral.
- Phí giao dịch thấp: Phí giao dịch trên Binance hiện tại chỉ khoảng 0.1% cho cả taker và maker fee. Và sẽ còn giảm nữa khi người dùng sử dụng BNB để thanh toán trading fee. So với nhiều sàn khác thì đây là mức phí gần như thấp nhất, tốt nhất cho người dùng giao dịch. Gần đây Binance còn hỗ trợ 0% phí cho các giao dịch Bitcoin.
- Có coin sàn BNB tốt: Mình dùng từ “tốt” cho đồng BNB bởi vì nó là đồng coin của 1 sàn giao dịch có nhiều công năng sử dụng nhất. ROI hay tỉ suất lợi nhuận của BNB coin so với thời điểm bán ICO chính là con số rõ ràng nhất nói lên sức mạnh của đồng coin sàn này.
- Đa dạng các hình thức trading: Các loại lệnh giao dịch từ cơ bản tới nâng cao đều đã có mặt trên Binance. Hiện tại, Binance đã hỗ trợ các loại giao dịch spot trading, futures trading, margin trading. Và cả các loại lệnh như market, limit, stop-limit, OCO.
- Không cần KYC vẫn có thể rút 2 BTC mỗi ngày: Các anh em mới đăng ký tài khoản trên sàn mà chưa kịp KYC vẫn có thể giao dịch và rút 2 BTC mỗi ngày.
- Quỹ bảo hiểm SAFU: SAFU là Secure Asset Fund for Users – quỹ bảo hiểm rủi ro cho người dùng. Binance sẽ dùng 10% phí giao dịch thu được để đưa vào quỹ SAFU. Các trường hợp sàn bị hack gây ảnh hưởng tới tài khoản người dùng, Binance sẽ dùng tiền từ quỹ này để bảo hiểm cho users. Gần đây nhất là lần Binance bị hack API hồi tháng 05/2019. Tổng lượng tài sản lên tới 7,074 BTC đã được trích từ quỹ SAFU để trả cho user bị thiệt hại.
- Binance không chỉ là sàn giao dịch: Đây là điều mình thích nhất về sàn giao dịch này. Binance không chỉ là 1 sàn giao dịch Crypto đơn thuần. Có thể coi họ là 1 hệ sinh thái Crypto đầy đủ gồm có Biance.com (sàn giao dịch Crypto), Binance DEX – sàn giao dịch phi tập trung, BNB Chain – Blockchain riêng của Binance.
- Ngoài ra không thể không kể tới trào lưu IEO Binance Launchpad do chính Binance khởi xướng. Bên cạnh đó là các sản phẩm mới nhất như Binance Futures, Binance Lending… hứa hẹn sẽ tạo ra xu hướng mới cho cộng đồng.
Nhược điểm
- Thường bị các backer nhắm tới: Vì là sàn giao dịch lớn nên Binance luôn nằm trong tầm ngắm của nhiều hacker. Sau hơn 2 năm ra mắt, Binance đã 2 lần bị tấn công. Lần đầu tiên là vào tháng 7/2018, hacker lấy đi 96 BTC. Và lần gần nhất là hacker đã lợi dụng lỗ hổng API tấn công và lấy đi 7,074 BTC.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn sử dụng sàn Binance
Sàn giao dịch Coinbase
Coinbase là sàn giao dịch được thành lập từ năm 2012 bởi Brian Armstrong – một cựu kỹ sư tại Airbnb. Coinbase còn được sự tham gia và đóng góp của Fred Ehrsam – một trader tại Goldman Sachs, và Ben Reeve – founder của Blockchain.info.
Coinbase hiện có sở hữu hơn 90 triệu người dùng, 11,000 tổ chức, và 185,000 đối tác ở khắp 100 quốc gia. Coinbase có một vị thế vững chắc nhờ vào việc hợp tác với những tổ chức tài chính lớn như Blackrock.
Tổng quan về Coinbase
Ưu điểm
- Hỗ trợ nhiều coin: Hiện tại, Coinbase đang cho giao dịch 213 đồng coin. Tất cả những đồng coin được list trên Coinbase đều đã được chọn lọc và kiểm duyệt kỹ càng, đảm bảo về chất lượng để người dùng mua bán.
- Nhiều sản phẩm: Ngoài sàn giao dịch, Coinbase còn có nhiều sản phẩm trong hệ sinh thái của mình như Coinbase Wallet (ví), Coinbase Ventures (quỹ),…
- Hỗ trợ các tổ chức lớn: Việc hỗ trợ các tổ chức tài chính truyền thống giúp Coinbase tiếp cận một dòng tiền và tệp người dùng lớn.
- Tuân thủ các chính sách pháp luật: Nhờ vào việc nghiêm ngặt tuân thủ các chính sách pháp luật, Coinbase có thể hoạt động ở Mỹ và Châu Âu, nơi tập trung một lượng lớn người dùng có nhu cầu mua bán Crypto.
Nhược điểm
- Phí giao dịch khá cao: Mức phí giao dịch trading fee trên Huobi hiện tại đang là 0.6% cho Taker và 0.4% cho Maker. Đây là mức phí giao dịch tương đối cao so với nhiều sàn khác khi đa số các sàn giao dịch Crypto hiện tại đều chỉ có mức phí ở 0.1-0.2%.
- Chỉ hỗ trợ vài đồng tiền pháp lý: Coinbase chỉ hỗ trợ 3 đồng tiền pháp lý là USD, EUR, và GBP.
Tham khảo thêm: Toàn tập về Coinbase
Sàn giao dịch FTX
FTX là sàn giao dịch được tạo ra bởi tỉ phú Sam Bankman-Fried (SBF) – một trader tại phố Wall. FTX được biết đến bởi nhiều tính năng phái sinh như derivatives (hợp đồng phái sinh), options (hợp đồng quyền chọn), volatility, leveraged tokens,…
Vào tháng 7 năm 2021, FTX đã gọi vốn thành công ở vòng Series B, nhận về 900 triệu USD với định giá 18 tỉ USD. Tới hiện tại, đây vẫn là vụ gọi vốn lớn nhất lịch sử Crypto được chứng kiến.
Tổng quan về FTX
Ưu điểm
- Hỗ trợ nhiều coin: Hiện tại, FTX đang cho giao dịch 286 đồng coin.
- Phí rẻ: FTX là một trong những sàn giao dịch có phí rẻ nhất trên thị trường, với chỉ 0.07% cho Taker và 0.02% cho Maker. Cùng với các referral program và việc sở hữu token FTT của sàn, phí giao dịch có thể về tới 0%. Cùng với đó, phí nạp rút cũng rất rẻ, thậm chí là miễn phí với các đồng USD stablecoins và token SPL (hệ Solana).
- Sản phẩm phái sinh đa dạng: FTX có rất nhiều sản phẩm giao dịch phái sinh với đòn bẩy lên tới 100x. Cùng với lượng phí rẻ, sàn giao dịch này là điểm đến lí tưởng của những người đam mê margin và futures.
- Tuân thủ các chính sách pháp luật: FTX đặc biệt tập trung vào thị trường Mỹ và Châu Âu. Không chỉ mở rộng về khả năng hỗ trợ pháp lý của mình, FTX còn liên tục mở rộng hình ảnh tại Mỹ bằng việc mua lại nhiều công ty lẫn địa điểm công cộng.
Nhược điểm
- Có thể không phù hợp với nhiều nhà đầu tư mới: Việc giao dịch các sản phẩm phái sinh cùng đòn bẩy ở trên FTX có thể đem lại rủi ro cho nhiều nhà đầu tư mới, đặc biệt khi họ chưa hoàn toàn hiểu rõ các tính năng này.
- Không có Live chat support: FTX không có Live chat để hỗ trợ người dùng. Nếu có thắc mắc, người dùng cần phải liên hệ với FTX qua các kênh như email.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn sử dụng sàn FTX
Sàn giao dịch Kraken
Kraken là một trong những sàn giao dịch lâu đời nhất, được thành lập từ năm 2011. Kraken hỗ trợ hầu hết người dùng ở trên toàn thế giới, bao gồm cả Mỹ. Ngoài sàn giao dịch Kraken thông thường, các trader và người dùng có kinh nghiệm còn có thể sử dụng Kraken Pro với nhiều chức năng phức tạp hơn.
Tổng quan về Kraken
Ưu điểm
- Giao diện thân thiện với người dùng: Cả web và app của Kraken đều có UI/UX đẹp và dễ nhìn.
- Hỗ trợ người dùng tại Mỹ: Giống Coinbase và FTX, Kraken cũng hỗ trợ người dùng tại Mỹ nhờ vào việc tuân thủ luật pháp nghiêm ngặt.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt: Kraken được đánh giá rất cao bởi dịch vụ chăm sóc khách hàng nhiệt tình của mình.
Nhược điểm
- Chỉ hỗ trợ vài đồng tiền pháp lý: Kraken chỉ hỗ trợ 7 đồng tiền pháp lý.
- Nhiều phàn nàn về vấn đề bảo mật: Kraken đã phải nhận nhiều ý kiến về vấn đề bảo mật và hack.
Sàn giao dịch KuCoin
KuCoin là 1 trong những sàn giao dịch Trung Quốc ra đời cùng thời với sàn Binance. Tuy không phát triển nhanh và mạnh như Binance của CZ nhưng KuCoin hiện tại cũng đang là 1 trong những sàn giao dịch được cộng đồng Việt Nam quan tâm.
Tới thời điểm hiện tại, Kucoin đã có hơn 10 triệu người dùng ở trên hơn 200 quốc gia. Kucoin được biết đến và sử dụng nhờ vào việc hỗ trợ một lượng lớn đồng coin, bao gồm cả low-cap, mid-cap và high-cap. Nhờ đó, người dùng có được nhiều lựa chọn đầu tư hơn.
Tổng quan về Kucoin
Ưu điểm
- Hỗ trợ đa dạng loại coin: Kucoin có tới 728 đồng coin, với lượng vốn hóa từ bé tới lớn. Người dùng trên Kucoin có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư tùy vào khẩu vị rủi ro của minh.
- Phí giao dịch thấp: Hiện tại trading fee trên KuCoin đang là 0.1% cho Maker và Taker tương tự như Binance. Đây có thể coi là mức phí giao dịch thấp nhất hiện tại.
- Lưu trữ ví lạnh an toàn: Theo mình tìm hiểu thì KuCoin có hệ thống ví lạnh lưu trữ an toàn cho tài khoản giao dịch của người dùng. Vì vậy, anh em phần nào yên tâm hơn khi giao dịch trên sàn này.
- Có coin sàn (KCS) nhận Bonus: KCS (KuCoin Share Token) khác với các coin sàn khác ở chỗ, những người nắm giữ đồng KCS sẽ được nhận Bonus được trích từ 50% phí giao dịch sàn thu được.
- Có nhiều chương trình khuyến khích người dùng: KuCoin cũng có IEO Spotlight để bán token ngay trên sàn bằng đồng KCS. Bên cạnh đó sàn cũng cho ra mắt các chương trình khác nhau Pool-X, hoặc KuMex (sàn giao dịch phái sinh của KuCoin), Soft Staking – cho phép người dùng hold và giao dịch 1 đồng coin trên sàn vẫn có thể nhận bonus từ dự án.
Nhược điểm
- Chưa hỗ trợ người dùng tại Mỹ: Việc chưa hỗ trợ luật pháp tại Mỹ có thể khiến Kucoin không thể tiếp cận được nhiều người dùng.
- Phương thức thanh toán hạn chế: Hiện tại Kucoin chỉ có vài phương thức thanh toán.
- Có thể gây choáng ngợp cho người dùng mới: Bởi vì có quá nhiều đồng coin và tính năng, người dùng mới có thể gặp khó khăn khi làm quen với sàn.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn sử dụng sàn Kucoin
Sàn giao dịch Gate.io
Gate.io là sàn giao dịch có nguồn gốc ở Trung Quốc được ra đời vào năm 2013. Trước đây, Gate.io có tên là Bter.com. Tuy nhiên, vào năm 2017, do Trung Quốc ban hành luật pháp cấm vận giao dịch tiền fiat với Crypto, sàn giao dịch này đã phải đổi tên thành Gate.io.
Với việc hỗ trợ 2443 markets (cặp giao dịch) và 1466 đồng coin, Gate.io lần lượt đứng hạng nhất và hai ở xếp hạng về số lượng coin mà sàn giao dịch hỗ trợ. Bằng cách cung cấp một lượng lớn và đa dạng đồng Crypto, nhiều người dùng chọn sàn Gate.io để đầu tư những token mới ra mắt và chưa xuất hiện ở bất kì nơi nào khác, từ đó tìm kiếm cơ hội lợi nhuận cao.
Tổng quan về Gate.io
Ưu điểm
- Hỗ trợ đa dạng loại coin: Gate.io là sàn giao dịch hỗ trợ nhiều cặp giao dịch coin nhất trên thị trường tại thời điểm hiện tại, với 2,443 cặp giao dịch.
- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt: Thay vì sử dụng Chatbots như nhiều sàn giao dịch khác, Gate.io trực tiếp hỗ trợ người dùng bằng người thực tại thời gian thực.
- Nhiều sản phẩm và dịch vụ: Gate.io phục vụ lượng lớn người dùng với nhiều khẩu vị đầu tư lớn nhỏ bằng nhiều chức năng được phân định rõ ràng.
- Độ bảo mật được đánh giá cao: Gate.io từng được CER đánh giá là một trong những sàn giao dịch có độ bảo mật (cybersecurity) tốt nhất.
Nhược điểm
- Giao diện chưa được thân thiện: Do có quá nhiều tính năng và sản phẩm trên cùng một giao diện, người dùng có thể bị loạn và choáng ngợp khi sử dụng Gate.io.
- Đã bị hack một lần: Tuy được đánh giá tốt về vấn đề bảo mật, sàn Gate.io đã từng bị hack một lần vào năm 2019.
- Không còn hỗ trợ người dùng tại Mỹ: Gate.io đã từng hỗ trợ người dùng tại Mỹ nhưng giờ không còn nữa.
Tìm hiểu thêm: Tổng quan về sàn Gate.io