Top 8 # Văn Khấn Miếu Cô Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 1/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com
Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền về sự linh diệu của các thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện tới đấng siêu nhân, siêu trần có thể bù đắp cho những hạn chế trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Niềm tin ấy, tâm linh ấy một khi được giải tỏa nó sẽ có những tác dụng không nhỏ trong cuộc sống, nhiều khi còn có tác dụng làm thúc giục cả một cộng đồng người phát triển đi lên.
Xưa Đức Khổng Tử từng dạy bảo rằng, đối với quỷ thần thì phải “Kính quỷ thần nhi viễn chi” nghĩa là tôn kính quỷ thần nhưng cũng nên giữ một khoảng cách nhất định, không được suồng sã. Có lẽ quá gần quỷ thần thì dễ sinh ra mê tín quỷ thần, phó thác mình cho số phận an bài chăng, xem ra lời dạy của Đức Khổng Tử cũng không phải là không cần thiết đối với người thực hành tín ngưỡng tại những nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ hiện nay. Người thi hành tín ngưỡng phải là những người có “tâm thành” “tâm động” để quỷ “thần tri” và cũng phải là người trong sạch từ bên trong đến hình thức bên ngoài. Nghiên cứu các bài khấn nôm truyền thống chúng tôi thấy nét nổi bật và được lặp đi lặp lại ở tất cả các bài khấn dù ở bất kỳ Đình, Đền, Miếu, Phủ nào đều là những lời cầu khấn mong cho bản thân, bố mẹ, gia đình, xã hội, đất nước… được “an khang thịnh vượng”, “biến hung thành cát”, “anh em, con cháu thuận hòa”, “được giải trừ tội lỗi”… Và các bài khấn đều thể hiện sự thành kính ngưỡng mộ những tôn thần có công với đất nước. Ấy cũng là nét rất đẹp của con người Việt Nam thể hiện qua các bài văn khấn tại nơi Đình, Đền, Miếu, Phủ.
Thành hoàng làng (Thành hoàng) là danh từ chung để chỉ vị thần được thờ trong một làng xã Việt Nam. Giống như Táo công và Thổ công, Thành hoàng cai quản và quyết định họa phúc của một làng và thường được thờ ở đình làng. Do vậy hầu hết ở mỗi làng quê hay phố nghề (nơi thị thành) đều lập đình (hoặc đền, miếu) thờ vị Thành hoàng của làng hay phường hội. Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề).
Bài này dùng để lễ Thành hoàng ở Đình, Đền, Miếu.
Nội dung bài Văn khấn Thành hoàng ở Đình, Đền, Miếu
Na mô A Di Đà Phật!
Na mô A Di Đà Phật!
Na mô A Di Đà Phật!
Kính lạy:
Hoàng thiên hậu thổ chư vị Tôn thần
Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
Hôm nay là ngày:……………
Hương tử con là……………
Ngụ tại:……………
Kính nghĩ:
Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản.
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành, mong được che chở.
Cẩn tấu