Top các sách hay nhất thế kỷ 20 do tạp chí Le Monde – Pháp bình chọn
Xuất phát từ danh sách đầu tiên gồm 200 tiêu đề được tập hợp bởi các nhà sách và phóng viên, 17.000 người Pháp đã được hỏi để bầu chọn dựa trên câu hỏi: “Những cuốn sách nào đọng lại trong tâm trí bạn?”
Trong danh sách này, nhiều cuốn đã được dịch sang tiếng Việt. Sau đây Book365 xin giới thiệu tới quý bạn 10 trong 100
1. Hoàng tử bé – Antoine de Saint-Exupéry – 1943
Những cuốn sách hay nhất thế kỷ 20 của Le Monde (tiếng Pháp: Les cent livres du siècle) là danh sách liệt kê nhan đề các cuốn sách được coi là 100 cuốn hay nhất của thế kỷ 20, được tập hợp vào mùa xuân năm 1999 thông qua một cuộc bầu chọn được tiến hành bởi Nhà sách Fnac của Pháp và báo Le Monde.Xuất phát từ danh sách đầu tiên gồm 200 tiêu đề được tập hợp bởi các nhà sách và phóng viên, 17.000 người Pháp đã được hỏi để bầu chọn dựa trên câu hỏi: “Những cuốn sách nào đọng lại trong tâm trí bạn?”Trong danh sách này, nhiều cuốn đã được dịch sang tiếng Việt. Sau đây Book365 xin giới thiệu tới quý bạn 10 trong 100 sách hay nhất thế kỷ 20 do tạp chí Le Monde – Pháp bình chọn:Antoine de Saint-Exupéry – 1943
“Hoàng Tử Bé” (tên tiếng Pháp: Le Petit Prince) xuất bản năm 1943 và là tác phẩm nối tiếng nhất trong sự nghiệp của nhà văn phi công Pháp Antoine de Saint-Exupéry. Tác phẩm đã được dịch sang hơn 250 ngôn ngữ và cho đến nay đã bán được hơn 200 triệu bản khắp thế giới.
Cuốn sách đẹp như một bài thơ thanh sáng, một câu chuyện cổ tích về tình yêu thương, lòng nhân ái, ý nghĩa của sự tồn tại, về sự cảm thông giữa người với người…
Sự giản dị trong sáng tỏa khắp tác phẩm đã khiến nó trở thành một bài thơ bất hủ mà mãi mãi người ta muốn đem làm quà tặng của tình yêu.
2. Chuông nguyện hồn ai – Ernest Hemingway – 1940
Chuông nguyện hồn ai (For whom the bell tolls) là tiểu thuyết được xuất bản năm 1940 của nhà văn Mỹ Ernest Miller Hemingway. Cuốn tiểu thuyết viết về Robert Jordan, một người Mỹ thuộc Lữ đoàn quốc tế, tham gia chống Phát xít trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha.
Chuông nguyện hồn ai là đỉnh cao phong cách trữ tình của Hermingway, một phong cách đã in đậm trong nhiều tác phẩm của tác giả như Mặt trời cũng mọc (The sun also rises, 1926), Giã từ vũ khí (A farewell to Arms, 1929), Ông già và biển cả (The old man and the sea, 1952)… Tác phẩm cố gắng đi sâu vào miêu tả vẻ đẹp tâm hồn các nhân vật, thể hiện được những con người cá nhân có nhiều suy tư, có cá tính, gây ấn tượng mạnh mẽ, biết hy sinh cuộc sống riêng tư cho lý tưởng hoặc biết chịu đựng một sự thất bại bên ngoài để đổi lấy sự chiến thắng về tinh thần bên trong.
3. Lolita – Vladimir Nabokov – 1955
Lolita, hiện tượng bất thường bậc nhất của văn chương thế kỷ 20, được xuất bản lần đầu vào năm 1955 tại Paris, mặc dù viết bằng tiếng Mĩ. Cũng như mọi tác phẩm kỳ vĩ và có độ lệch chuẩn lớn, như tiểu thuyết của D. H. Lawrence hay của Anthony Burgess, khởi đầu của Lolita không hề suôn sẻ.
Giờ đây khi thực sự được đọc Lolita, ta hiểu tại sao Vladimir Nabokov nâng niu nó đến vậy. Thoạt tiên bị nhìn nhận một cách giản đơn quá mức, Lolita dần thoát khỏi cái định kiến coi nó là tác phẩm thuần túy gợi dục, bởi Lolita chứa đựng nhiều, rất nhiều hơn thế: nó tinh vi dò xét tâm lý con người (dù không cần viện tới tâm phân học, mà thậm chí Nabokov còn luôn luôn tìm cách bài xích Sigmund Freud), và nó còn là những nước cờ ngôn từ kiệt xuất của một trong những thiên tài văn chương lớn nhất.
Đến giờ, dù cho bao năm tháng đã qua đi, Lolita vẫn cứ là một hiện tượng bất thường, và cô bé Lolita, “ánh sáng của đời tôi, tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi” trong trí tưởng của Humbert Humbert, vẫn bất tử trong dáng đứng thẳng cao chưa đầy một mét rưỡi và toàn bộ đặc tính của một “tiểu nữ thần” vĩnh viễn bất kham.
4. Bọn làm bạc giả – André Gide – 1925
Paris, những năm đầu thế kỷ 20, định mệnh đã mang tên thiếu niên ngông cuồng bỏ nhà đi, chàng nhà văn lãng tử mê phiêu bạt, gã tú tài nuôi mộng thi thư, quý phu nhân bạc nhược vì tình, tay sinh viên trường y bội bạc và cậu học sinh sa đọa bởi cám dỗ đến với nhau, rồi từng người họ lại nối kết với những người khác, tạo nên một mạng lưới quan hệ chằng chịt…
Không có một cốt truyện rõ ràng, không có một đường dây xuyên suốt, từ đầu đến cuối Bọn làm bạc giả là dòng chảy tùy hứng của số phận mà qua đó, bằng ngòi bút tài tình André Gide đã tạo nên một thế giới nhân sinh sâu thẳm, đi tới tận cùng vùng tăm tối trong bản thể con người. Được xem là tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của Gide, cuốn sách này hàm ẩn cái chân lý văn chương trác tuyệt của ông và nhờ vậy mà trở nên bất tử.
5. Âm thanh và cuồng nộ – William Faulkner – 1929
Cuốn tiểu thuyết thứ tư của W.Faulkner là Âm Thanh Và Cuồng Nộ được ấn hành lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 10 năm 1929 đã mang đến cho ông danh tiếng lẫy lừng, đầu tiên là trong giới văn học, sau đó là trong quảng đại quần chúng. Tuy nhiên, đến tận bây giờ, cuốn sách vẫn là một thách đố đầy quyến rũ cho bất kỳ độc giả nào muốn thâm nhập vào thế giới âm u, náo động, mãnh liệt và thấm đẫm tình người của W. Faulkner. Hàng trang sách không có dấu chấm câu, những đại từ nhân xưng ngôi thứ ba không rõ chỉ vào ai, những ẩn dụ rắc rối bí hiểm… độc giả không kiên nhẫn sẽ khó có thể cùng William Faulkner thâm nhập vào một thế giới âm u, náo động, mãnh liệt, đầy “Âm thanh” và “Cuồng nộ”.
Tác phẩm tựa như một bản giao hưởng thuộc trường phái ấn tượng mà các chủ đề xuất hiện, biến mất, tái hiện rồi lại biến mất cho đến khi bùng nổ trọn vẹn. Và cái hấp dẫn người đọc lại chính là những vùng mờ tối, những mặt trái sáng, mơ hồ lấp lửng ấy. Chính vì thế, Âm Thanh Và Cuồng Nộ xứng đáng được gọi là một kiệt tác của William Faulkner, một nhà văn quan trọng nhất thế kỷ XX – người đã được nhận giải thưởng Nobel văn chương năm 1949.
6. Cuốn theo chiều gió – Margaret Mitchell – 1936
Cuốn theo chiều gió – cuốn sách hay, nổi tiếng nhất mọi thời đại về chủ đề tình yêu. Có lẽ chẳng còn ai yêu văn chương mà chưa nghe nói đến Cuốn Theo Chiều Gió (Gone with the wind) để mà tìm đọc nó. Bởi vì đến hôm nay, hơn 70 năm trôi qua, mỗi năm nó vẫn đều đặn được in ra ngót 250.000 bản bằng 30 thứ tiếng, trên khắp thế giới. Cuốn Theo Chiều Gió ra mắt năm 1936, một năm sau đoạt Pulitzer, giải thưởng Văn chương cao quý nhất nước Mỹ. Ba năm sau, bộ phim cùng tên làm theo cuốn sách, đoạt 10 Oscar, giải thưởng cao nhất của Điện ảnh Mỹ, và có lẽ, của cả thế giới.
7. Người Tình Của Phu Nhân Chatterley – D. H. Lawrence – 1928
Phu nhân Chatterley luôn sống trong những xúc cảm bộn bề giữa trách nhiệm của một người vợ với người chồng tàn tật và tình cảm dạt dào, đầy bản năng với một người tình hấp dẫn, quyến rũ.
Những giằng xé, suy tư, những đấu tranh với chính mình diễn ra như thế nào trong tâm can người phụ nữ xinh đẹp và thiếu may mắn ấy được D.H.Lawrence thể hiện thật lãng mạn, nhẹ nhàng và sâu lắng. Bộ phim chuyển thể từ tác phẩm đã đoạt sáu giải Cesars, giải điện ảnh Pháp, và Oscar của Hoa Kỳ, trong đó có các giải: phim xuất sắc nhất trong năm, nữ tài tử xuất sắc và kịch bản xuất sắc.
8. Gatsby vĩ đại – F. Scott Fitzgerald – 1925
F.Scott Fitzgerald nhà văn Mỹ lừng danh, được xem là một trong những tác giả văn học lớn nhất thế kỷ 20. Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, phác họa về một “thời đại Jazz” trong lịch sử Hoa Kỳ. Đại gia Gatsby là kiệt tác kinh điển, được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông và đại học ở nhiều nước trên thế giới.Đọc The Great Gatsby, ta sẽ như thấy mình đang nhìn cuộc sống qua một lăng kính vạn hoa chỉ cần xoay khẽ đã có thể chuyển động, đầy màu sắc và mới mẻ.
Câu chuyện xoay quanh đại gia Gatsby – một “ đại gia bí ẩn”, chủ nhân của những bữa tiệc xa hoa luôn chào đón tất cả mọi người. Người ta vẫn luôn băn khoăn và thắc mắc, nhưng rồi những bữa tiệc ấy khiến cho những lời thắc mắc của họ vụt mất vào lãng quên. Thế nhưng, một mối liên kết bất ngờ, Nick Carraway cũng đồng thời là anh họ của người mà Gatsby đã đem lòng yêu từ thời trai trẻ, đã là một chiếc cầu nối hoàn hảo cho anh và cô được gặp lại nhau sau nhiều năm chia ly. Một ái tình say đắm, nhưng đồng thời u uẩn và cay đắng. Những tưởng anh sẽ có tất cả trong tay: tiền tài, của cải và cả tình yêu. Nhưng một tưởng ấy đã vỡ, đem theo cả cái chết đau đớn và tức tưởi của chính ông, Gatsby.
9. Vụ ám sát ông Roger Ackroyd – Agatha Christie – 1926
Ở làng King’s Abbot, vụ tự sát của bà góa Ferrars làm dấy lên đồn đoán rằng bà đã giết chồng, bị tống tiền và có quan hệ mờ ám với ông Roger Ackroyd, một người giàu có trong làng. Tối hôm sau, ông Ackroyd bị giết trong phòng làm việc trước khi phát hiện được ai là kẻ tống tiền người đàn bà góa. Thám tử lừng danh Hercule Poirot ra tay phá án, với sự trợ giúp của bác sĩ James Sheppard.
Xuất bản lần đầu năm 1926, Vụ ám sát ông Roger Ackroyd nhanh chóng trở thành hiện tượng xuất bản và sau này được coi là tác phẩm kinh điển của dòng văn học trinh thám phổ thông, mở ra một kỷ nguyên mới cho văn chương thể loại này.
10. Căn phòng riêng – Virginia Woolf – 1929
“Một phụ nữ muốn viết văn cần phải có tiền và một căn phòng của riêng mình.”
Căn phòng riêng – cuốn tiểu luận của Virginia Woolf, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1929 – đã được khai triển từ luận điểm trên. Một luận điểm mang màu sắc duy vật và đầy khiêu khích. Thẳng thắn, sắc sảo, với một chất hài hước kín đáo, đó là giọng điệu chủ đạo của Căn phòng riêng.
Cuốn sách mỏng này được hình thành từ loạt bài thuyết trình của Virginia Woolf tại hai trường Newham College và Girton College, hai trường cao đẳng dành cho phụ nữ tại Đại học Cambridge, xoay quanh chủ đề “Phụ nữ và tiểu thuyết” năm 1928. Vào cái thời phụ nữ muốn vào thư viện của trường đại học cần phải có thư giới thiệu hoặc người có uy tín đi kèm, những luận điểm của Virginia Woolf thực sự có tính chất công phá lớn. Cuốn sách không chỉ mô tả tình thế chấp nhận nhiều sự bất bình đẳng xã hội, cũng không đơn thuần làm nhiệm vụ phê bình, đánh giá lại vị trí của các tiểu thuyết gia nữ – những đại diện thường bị xem là bộ phận thứ yếu cấu thành nên diện mạo của nền văn học Anh. Nó đặt ra một câu hỏi then chốt: Liệu các nhà văn nữ có thể sáng tạo nên những tác phẩm tầm vốc như của Shakespeare không? Đó không đơn giản là một câu hỏi có tính chất giả định; nó là một đề nghị thử nhìn nhận lại vai trò, vị trí và năng lực của phụ nữ trong việc sáng tạo nên những giá trị văn hoá của nhân loại. Để làm được điều đó, cần phải thoát khỏi những định kiến vẫn được xem là đương nhiên, tự nhiên đối với người phụ nữ.
Quý bạn đọc quan tâm có thể tham khảo danh sách 100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 20 của Le Monde tại Wikipedia.
—
Quý bạn gặp khó khăn trong việc tìm
Hotline: 0247.300.1369.
Email: [email protected]
Fanpage:
“Một phụ nữ muốn viết văn cần phải có tiền và một căn phòng của riêng mình.”Căn phòng riêng – cuốn tiểu luận của Virginia Woolf, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1929 – đã được khai triển từ luận điểm trên. Một luận điểm mang màu sắc duy vật và đầy khiêu khích. Thẳng thắn, sắc sảo, với một chất hài hước kín đáo, đó là giọng điệu chủ đạo của Căn phòng riêng.Cuốn sách mỏng này được hình thành từ loạt bài thuyết trình của Virginia Woolf tại hai trường Newham College và Girton College, hai trường cao đẳng dành cho phụ nữ tại Đại học Cambridge, xoay quanh chủ đề “Phụ nữ và tiểu thuyết” năm 1928. Vào cái thời phụ nữ muốn vào thư viện của trường đại học cần phải có thư giới thiệu hoặc người có uy tín đi kèm, những luận điểm của Virginia Woolf thực sự có tính chất công phá lớn. Cuốn sách không chỉ mô tả tình thế chấp nhận nhiều sự bất bình đẳng xã hội, cũng không đơn thuần làm nhiệm vụ phê bình, đánh giá lại vị trí của các tiểu thuyết gia nữ – những đại diện thường bị xem là bộ phận thứ yếu cấu thành nên diện mạo của nền văn học Anh. Nó đặt ra một câu hỏi then chốt: Liệu các nhà văn nữ có thể sáng tạo nên những tác phẩm tầm vốc như của Shakespeare không? Đó không đơn giản là một câu hỏi có tính chất giả định; nó là một đề nghị thử nhìn nhận lại vai trò, vị trí và năng lực của phụ nữ trong việc sáng tạo nên những giá trị văn hoá của nhân loại. Để làm được điều đó, cần phải thoát khỏi những định kiến vẫn được xem là đương nhiên, tự nhiên đối với người phụ nữ.Quý bạn đọc quan tâm có thể tham khảo danh sách 100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 20 của Le Monde tại Wikipedia.—Quý bạn gặp khó khăn trong việc tìm sách có thể liên hệ Book365 để được hỗ trợ:Hotline: 0247.300.1369.Email: [email protected]: