Tour di sản văn hóa vật thể Hà Nội – Heritage Vietnam Airlines

Tạp chí Heritage tổng hợp

Hà Nội không chỉ là thủ đô của Việt Nam mà còn là điểm đến của những di sản văn hóa, lịch sử lâu đời. Đến với nơi này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc mang dấu ấn thời gian, hòa mình vào không gian văn hóa đậm tính dân tộc mà không vùng đất nào có thể đem lại.

Cùng Tạp chí Heritage ngắm một thủ đô thật khác qua 5 địa danh là di sản văn hóa vật thể Hà Nội trong bài viết sau đây.

kham-pha-cac-cong-trinh-di-san-van-hoa-vat-the-ha-noi-heritagekham-pha-cac-cong-trinh-di-san-van-hoa-vat-the-ha-noi-heritage

Khám phá các công trình di sản văn hóa vật thể Hà Nội
(Nguồn: Hội Sách Hà Nội)

1. Hoàng thành Thăng Long nhuốm màu lịch sử

Hoàng thành Thăng Long là khu di tích của kinh thành Thăng Long xưa với tổng diện tích lên đến 18.395 ha. Ngày nay, Hoàng thành thuộc địa bàn của phường Quán Thánh và phường Điện Biên, quận Ba Đình, gồm khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong Thành cổ Hà Nội như: Cột cờ, Đoan Môn, điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn, Nhà D67, tường thành và 8 cổng hành cung dưới thời nhà Nguyễn.

hoang-thanh-thang-long-co-kinh-bam-mau-cua-thoi-gian-heritagehoang-thanh-thang-long-co-kinh-bam-mau-cua-thoi-gian-heritage

Hoàng thành Thăng Long cổ kính, bám màu của thời gian
(Nguồn: @nhungphut_ngauhung)

Năm 2010, Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong khối di sản văn hóa vật thể Hà Nội và Việt Nam. Giá trị của khu di tích này được ghi nhận ở 3 phương diện: chiều dài lịch sử – văn hóa trải dài suốt 13 thế kỷ, tính liên tục của di sản trên tư cách là một trung tâm quyền lực và sự đa dạng, phong phú của các tầng di tích di vật.

Không chỉ là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, Hoàng thành Thăng Long còn là điểm đến hấp dẫn cho những người yêu văn hóa truyền thống. Đặc biệt, từ năm 2020, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long đã đưa vào hoạt động tour đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long”. Đây là tour du lịch hấp dẫn, mang đến nhiều trải nghiệm mới lạ bên cạnh việc khám phá kiến trúc di sản.

mot-hoat-dong-ca-mua-nam-trong-tour-giai-ma-hoang-thanh-thang-long-heritagemot-hoat-dong-ca-mua-nam-trong-tour-giai-ma-hoang-thanh-thang-long-heritage

Một hoạt động ca múa nằm trong tour “Giải mã Hoàng thành Thăng Long”
(Nguồn: vnexpress)

  • Thời gian mở cửa đón khách: 8h00 – 11h30 và 14h00 – 17h00 các ngày trong tuần (trừ thứ 2).

  • Giá vé tham quan: 15.000đ – 30.000đ/ người.

2. Chùa Một Cột – kiến trúc độc đáo giữa lòng thủ đô

Nhắc đến các di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội thì không thể bỏ qua Chùa Một Cột – một trong những công trình kiến trúc độc đáo ngay giữa lòng thủ đô. Ngôi chùa cổ tọa lạc tại Phố Chùa Một Cột, Đội Cấn, quận Ba Đình, là quần thể kiến trúc gồm chùa và tòa đài giữa hồ. Chùa Một Cột từng vinh dự đạt được kỷ lục “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”.

chua-mot-cot-la-diem-den-ban-khong-the-bo-lo-neu-yeu-thich-lich-su-va-van-hoa-ha-noi-heritagechua-mot-cot-la-diem-den-ban-khong-the-bo-lo-neu-yeu-thich-lich-su-va-van-hoa-ha-noi-heritage

Chùa Một Cột là điểm đến bạn không thể bỏ lỡ nếu yêu thích lịch sử và văn hóa Hà Nội
(Nguồn: @ry0606.vnthlife)

Chùa còn có tên khác là Liên Hoa Đài, Diên Hựu Tự hay chùa Mật, được xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tông (năm 1049). Kiến trúc chùa mô phỏng theo hình bông sen vươn lên giữa hồ nước, tái hiện giấc mơ kỳ lạ của nhà vua. Quy mô chùa không quá lớn, có kết cấu hình vuông, phần lớn vật liệu là gỗ, lợp ngói ta, 4 đầu đao cong được đắp theo hình đầu rồng. Chùa được dựng lên giữa hồ chỉ bằng một cột trụ nhưng rất vững chãi, lối lên chùa là một cầu thang nhỏ bằng gạch.

Ngày nay, Chùa Một Cột là điểm dừng chân của nhiều du khách trong hành trình khám phá di sản văn hóa vật thể Hà Nội. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc tuyệt mỹ, tìm hiểu dấu ấn Phật Giáo Việt Nam cũng như văn hóa – lịch sử dân tộc. Chùa Một Cột miễn phí vé cho người mang quốc tịch Việt Nam, giá vé cho khách nước ngoài là 25.000đ/ người.

3. Lăng Chủ tịch – không gian chứa đựng một niềm tự hào dân tộc

Lăng Chủ tịch hay Lăng Bác là nơi an nghỉ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Lăng tọa lạc tại số 2 đường Hùng Vương, phường Điện Bàn, quận Ba Đình, trên nền của lễ đài Quảng trường Ba Đình cũ. Đây là không gian thiêng liêng, chứa đựng niềm tự hào dân tộc, thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ người dân Việt Nam đối với Bác.

lang-chu-tich-ho-chi-minh-nghiem-trang-va-luon-co-nguoi-trong-coi-giac-ngu-cua-bac-heritagelang-chu-tich-ho-chi-minh-nghiem-trang-va-luon-co-nguoi-trong-coi-giac-ngu-cua-bac-heritage

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nghiêm trang và luôn có người trông coi giấc ngủ của Bác
(Nguồn: Báo Tài Nguyên và môi trường)

Về kiến trúc, Lăng được xây dựng theo dạng khối vuông kiên cố, bên ngoài ốp đá granite xám, xung quanh có các hàng cột đá hoa cương. Trong Lăng có hơn 200 bộ cửa, được làm từ các loại gỗ quý. Chính giữa là phòng đặt thi hài Bác với hòm kính và một chiếc giường đặt trên bệ đá. Cảnh quan quanh Lăng xanh mát với nhiều loài thực vật. Thời gian tham quan sẽ có sự khác biệt tùy theo mùa, khách viếng thăm phải ăn mặc chỉnh tề, giữ trật tự và không mang theo các thiết bị ghi hình.

4. Khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám – giá trị từ con chữ

Tour khám phá di sản văn hóa vật thể của Hà Nội sẽ không được trọn vẹn nếu bạn bỏ qua Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử, văn hóa, là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Quần thể di tích này nằm ngay trung tâm thành phố, tại số 58 Quốc Tử Giám, phố Văn Miếu, quận Đống Đa.

Quần thể Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm 2 di tích là Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Văn Miếu được xây dựng từ mùa thu năm 1070 bởi vua Lý Thánh Tông, dùng để thờ Khổng Tử, Chu Công, tứ phối và các bậc hiền triết Nho giáo. Từ năm 1370, Văn Miếu thờ thêm Quốc Tử Giám Tư nghiệp Chu Văn An.

van-mieu-quoc-tu-giam-ha-noi-noi-chung-kien-chang-duong-truong-thanh-cua-nhieu-anh-tai-heritagevan-mieu-quoc-tu-giam-ha-noi-noi-chung-kien-chang-duong-truong-thanh-cua-nhieu-anh-tai-heritage

Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội – nơi chứng kiến chặng đường trưởng thành của nhiều anh tài
(Nguồn: Du lịch Thanh Long Vĩnh Phúc)

Quốc Tử Giám được vua Lý Nhân Tông xây năm 1076, là trường học hoàng gia dành cho con của vua, chúa và các bậc đại thần trong triều. Đến năm 1253, vua Trần Thái Tông ban chiếu mở rộng Quốc Tử Giám, cho phép con cái dân thường có năng lực xuất sắc theo học.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là địa điểm tham quan, khám phá dành cho những ai yêu mến các công trình di sản văn hóa vật thể Hà Nội. Bạn có thể ghé thăm nơi đây vào tất cả các ngày trong tuần, từ 8h00 đến 16h30. Giá vé tham quan từ 15.000đ – 30.000đ, miễn phí vé cho trẻ dưới 15 tuổi.

5. Nhà thờ Lớn Hà Nội – màn lột xác ngỡ ngàng sau tu sửa

Nhà thờ Lớn Hà Nội có tên chính thức là Nhà thờ chính tòa thánh Giuse, nằm tại ngã 3 giao nhau của Nhà Chung, phố Lý Quốc Sư và phố Nhà Thờ, thuộc địa phận quận Hoàn Kiếm. Không chỉ là nhà thờ Thiên Chúa Giáo lâu đời nhất ở Hà Nội, đây còn là công trình kiến trúc phương Tây đầu tiên của thủ đô.

hinh-anh-nha-tho-lon-ha-noi-sau-khi-trung-tu-heritagehinh-anh-nha-tho-lon-ha-noi-sau-khi-trung-tu-heritage

Hình ảnh nhà thờ Lớn Hà Nội sau khi trùng tu
(Nguồn: SOHA)

Nhà thờ Lớn được thiết kế theo phong cách Gothic trung cổ châu Âu, là sự giao thoa độc đáo của văn hóa Đông – Tây. Nhà thờ vừa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo vừa là điểm vui chơi, tụ họp của người dân thủ đô. Sau khi được tu sửa, Nhà thờ Lớn Hà Nội đã trở thành điểm check – in lý tưởng của giới trẻ.

Hành trình khám phá Di sản văn hóa vật thể Hà Nội của bạn sẽ trở nên thú vị và trọn vẹn hơn với những địa điểm kể trên. Tạp chí Heritage mong rằng bạn sẽ có thêm nhiều trải nghiệm du lịch độc đáo cùng với thủ đô thân yêu.

Tham khảo thêm: 

Xổ số miền Bắc