Tour giao lưu văn hóa Cồng chiêng Đà Lạt – review từ A đến Z
Khi nhắc tới một loại nhạc cụ truyền thống đặc trưng người người dân tộc Tây Nguyên, người ta sẽ ngay lập tức liên tưởng tới chiếc cồng, chiếc chiêng. Cồng chiêng là đồ vật gắn bó gần gũi với cuộc sống tinh thần của người Tây Nguyên, mà thông quá đó họ có thể diễn tả những niềm vui, nổi buồn trong sinh hoạt hàng ngày.
Văn hóa hóa cồng chiêng trải dài gắp 5 tỉnh Tây Nguyên và là một truyền thống đặc sắc lâu đời của 17 dân tộc thiểu số tại đây. Cùng một lễ hội, cùng một loại nhạc cụ nhưng mỗi dân tộc Tây Nguyên lại có những cách thức rất khác nhau để thể hiện bản sắc văn hóa của họ.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lể hội cồng chiêng Tây Nguyên của người K’ho tại thành phố ngàn hoa Đà Lạt.
Đặc điểm của Cồng Chiêng
Cồng Chiêng được làm từ đồng thau, có lúc còn pha thêm vàng hay đồng đen. Hình dạng của của Cồng chiêng như một chiếc nón quai thao, Cồng có núm ở trung tâm, Chiêng thì lại không có núm. Cồng chiêng có nhiều kích cỡ, có loại nhỏ đường kính 20 – 60 cm, còn có loại lớn đến 90 – 120 cm.
Tùy mục đích và thời điểm, Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hay dùng như một bộ (2, 12, 18, 20 chiếc…). Âm thanh của cồng chiêng lấy bồi âm tự nhiên làm cơ sờ, nghe rất đầy đặn và có chiều sâu. Chẳng hạn như một bộ 6 chiêng có thể tạo ra tối thiểu 12 âm hoặc hơn.
Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên Đà Lạt
Vào ngày 25/11/2005 Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên Đà Lạt đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
Trải qua rất nhiều thế hệ, cuộc sống nhiều đổi thay nhưng các thế hệ người đồng bào Tây Nguyên nói chung và người K’ho tại Đà Lạt nói riêng vẫn không luôn nổ lực gìn giữ các giá trị văn hóa do ông cha để lại.
Đối với khách du lịch, đây là cơ hội để bạn tìm hiểu, giao lưu và học hỏi về một nền văn hóa đặc sắc, lâu đời của đất nước Việt Nam. Đối với người dân Tây Nguyên, đây là phương thức để họ có thể lưu giữ và truyền bá văn hóa của mình cho bạn bè các nước năm châu.
Tour giao lưu văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên Đà Lạt
Đến với thiên đường du lịch Đà Lạt du khách sẽ được khám phá những điểm tham quan tuyệt đẹp, hưởng thụ không khí trong lành, ăn những món ăn đặc sắc của phố núi. Và để có một chuyến đi chơi Đà Lạt tuyệt đối trọn vẹn bạn tuyệt đối không thể bỏ qua trương trình giao lưu văn hóa cồng chiêng tại đây.
Chương trình giao lưu cồng chiêng tại Đà Lạt đều hoàn toàn là do người đồng bào dân tộc Tây Nguyên tổ chức với sự cấp phép từ Bộ bộ văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng.
Sau đây là thông tin tham khảo cho một tour giao lưu văn hóa cồng chiêng tại thị trấn Lạc Dương, Đà Lạt:
-
18h30: Xe và hướng dẫn viên (HDV) đón quý khách tại nội thành Đà Lạt
-
20h30: Kết thúc chương trình, xe đưa quý khách về nội thành Đà Lạt
-
Giá vé: 170.000/Khách
-
Bao gồm: Xe đưa đón, hướng dẫn viên, vé vào cổng, thịt nướng (1 xiên), rượu cần (uống chung ché rượu)
-
Liên hệ: 0916.871.306 – 0898.911.199
Nội dung trương trình
Nghi lễ bắt đầu tổ chức lễ hội Cồng chiêng
Đây là thời điểm du khách sẽ cùng ngồi xung quanh đống lữa trại, cùng nghe già làng kể về lịch sử, phong tục, truyền thuyết về người K’ho trên cao nguyên Lâm Viên. Du khách sẽ được biết về lịch sử của Đà Lạt từ trước khi người Pháp hay người Kinh đặt chân lên vùng đất này.
Già làng sẽ thổi tù và, bắt đầu nghi thức cầu thần lửa, dọc lời cầu Yàng. Sau đó, các trưởng đoàn đại diện sẽ được mời lên cùng đốt lửa trại, chính thức bắt đầu chương trình ca múa.
Nhảy múa, ca hát trong hội Cồng chiêng
Sau phần nghi lễ cúng thần lửa sẽ là phần mà du khách mong đợi nhất. Các chàng trai và cô gái xinh đẹp sẽ cùng nhau cất tiếng hát, nhảy múa theo những vũ điệu truyền thống.
Những động tác của họ không quá cầu kỳ nhưng lại mạnh mẽ, giàu sức sống. Thông qua các điệu múa nhịp nhàng theo âm vang cồng chiêng, họ sẽ diễn tả lại các hoạt động thường ngày của mình như đi bắt cá, đón thần linh, mừng lúa mới, đi săn bắt…
-
Múa ching Wă kwằng chào đón thần
-
Múa Mừng Lúa mới
-
Múa “A ráp mồ ô”, thiếu nữ mang bầu lên rừng lấy nước
-
Múa “Ngày hội rông chiêng”
-
Điệu múa Soan Tây Nguyên
Không chỉ được chiêm ngưỡng những vũ điệu đặc sắc, du khách còn sẽ được mời cùng lên giao lưu, nhảy múa chung vui với nam, nữ người đồng bào quang đống lửa trại. Càng chủ động giao lưu, càng ra sức chung vui thì du khách sẽ có rất nhiều kỷ niệm đẹp để lưu lại trong suốt cuộc đời.
-
Điệu múa trâu: chàng trai miền núi và chàng trai miền xuôi cùng tham gia
-
Điệu múa “Hoa Langbiang” cô gái miền núi mời các cô gái miền xuôi cùng nhảy múa
-
Điệu múa “Đi săn Drốp P’nu”: chàng trai miền núi múa điệu đi săn với cô gái miền xuôi.
-
Điệu múa “Em đi hái lá rừng”: cô gái miền núi nhảy múa những chàng trai miền xuôi.
Cùng ăn thịt nướng, uống rượu cần
Rượu cần của người Tây Nguyên có một ý nghĩa rất đặc biệt. Họ chỉ mang rượu cần ra mời vào những ngày quan trọng như đám cưới, lễ làn hay lúc có bạn bè, khách quý tới chơi. Khi tham chương trình giao lưu văn háo cồng chiêng tại đây, du khách chính là những vị khách quý nhất của họ.
Cùng nhau nhâm nhi bên ché rượu cần thơm nồng và thưởng thức đặc sản thịt nướng Tây Nguyên là một trải nghiệm không thể bỏ qua khi đã đến Đà Lạt.
Một số bài viết liên quan
Một số chương trình tour hấp dẫn 1 ngày Đà Lạt