Trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa

Di sản là một trong những khái niệm được sử dụng rất nhiều trong hoạt động du lịch. Mỗi di sản đều có tính chất cũng như đặc điểm, giá trị khác nhau. Ở Việt Nam nước ta hiện nay có rất nhiều di sản được công nhận là di sản thế giới. Vậy di sản thế giới được hiểu như thế nào cũng nhu các di sản như thế nào được công nhận là di sản thế giới cũng như Bảo vệ di sản văn hóa là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bao Ton Di San Van Hoa Va Phat Trien Kinh Te Xa Hoi

Trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa

1. Thế nào là di sản văn hoá?

Theo Điều 1 Luật Di sản văn hoá 2001 thì di sản văn hoá là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Di sản tiếng Anh là gì?

Di sản văn hóa tiếng Anh là cultural heritage, phiên âm ˈkʌl.tʃər.əl ˈher.ɪ.tɪdʒ. Di sản văn hóa là các hiện vật có giá trị lịch sử được kế thừa từ thế hệ trước và duy trì đến nay.

Di sản văn hóa vừa có cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, vừa thể hiện được nét truyền thống, công sức và kinh nghiệm sống của các dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Góp phần làm phát triển kho tàng di sản văn hóa thế giới.

3. Phân loại đối với di sản văn hoá

Theo Điều 1 Luật Di sản văn hoá 2001 và Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ-CP thì di sản văn hoá gồm 02 loại như sau:

3.1. Di sản văn hoá phi vật thể

– Theo khoản 1 Điều 4 Luật Di sản văn hoá 2001 (sửa đổi 2009) thì di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,

Thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

– Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm:

+ Tiếng nói, chữ viết;

+ Ngữ văn dân gian;

+ Nghệ thuật trình diễn dân gian;

+ Tập quán xã hội và tín ngưỡng;

+ Lễ hội truyền thống;

+ Nghề thủ công truyền thống;

+ Tri thức dân gian.

3.2. Di sản văn hoá vật thể

– Theo khoản 2 Điều 4 Luật Di sản văn hoá 2001 thì di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

– Di sản văn hoá vật thể bao gồm:

+ Di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;

+ Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

4. Mục đích sử dụng của di sản văn hoá

Theo Điều 12 Luật Di sản văn hoá 2001 thì di sản văn hoá được sử dụng nhằm mục đích:

– Phát huy giá trị di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội;

– Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

– Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.

5. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với di sản văn hoá

Theo Điều 13 Luật Di sản văn hoá 2001 (sửa đổi 2009) quy định những hành vi bị nghiêm cấm đối với di sản văn hoá như sau:

– Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh;

– Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá;

– Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh;

– Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

–  Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.

6. Quy định về quyền và nghĩa vụ đối với di sản văn hoá

6.1. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức đối với di sản văn hoá

Theo Điều 14 Luật Di sản văn hoá 2001 quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức đối với di sản văn hoá như sau:

– Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;

– Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;

– Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

– Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;

– Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.

6.2. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu di sản văn hoá

Theo Điều 15 Luật Di sản văn hoá 2001 quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu di sản văn hoá như sau:

– Có các quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức tại mục 5.1;

– Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp di sản văn hoá có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị huỷ hoại, bị mất;

– Gửi sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị;

– Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá;

– Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

6.3. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trực tiếp quản lý di sản văn hoá

Theo Điều 16 Luật Di sản văn hoá 2001 quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trực tiếp quản lý di sản văn hoá như sau:

– Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá;

– Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hoá;

– Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi di sản văn hoá bị mất hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại;

– Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá;

– Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

7. Trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa

Bảo vệ di sản văn hóa không phải là câu chuyện của riêng một cá nhân hay một tổ chức. Đây còn là nghĩa vụ của tất cả mọi người trong một cộng đồng dân tộc. Vào thời kỳ hội nhập, nhịp sống thay đổi không ngừng thì việc bảo vệ các di sản được xem là điều vô cùng cần thiết. Vấn đề này có tác động và ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển Đất nước:

– Lưu giữ được công sức và nét đẹp văn hóa truyền thống của các thế hệ trước.

– Tạo “tiền đề” để các thế hệ sau tái tạo và phát triển. Nhằm cập nhật nền văn hóa tiên tiến nhưng vẫn không bị mất đi bản sắc dân tộc.

– Góp phần làm phong phú nền văn hóa dân tộc nói riêng và di sản văn hóa thế giới nói chung.

– Phát huy giá trị di sản nhằm tạo cơ hội phát triển du lịch.

– Xây dựng hình ảnh, dấu ấn riêng biệt của mỗi một quốc gia khác nhau với bạn bè Thế giới.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến thắc mắc Bảo vệ di sản văn hóa là gì? mà ACC đã chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng với những thông tin trên, quý bạn đọc có thể áp dụng được trong cuộc sống và công việc. Mọi thông tin thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi; ACC với đội ngũ chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ hỗ trợ quý bạn đọc một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất. Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn.

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Xổ số miền Bắc