Trải nghiệm & đánh giá Camera của Oppo A93: đa năng với nhiều tính năng

IMG20200110050233.jpg

Góc riêng của mỗi con người​

IMG20200110043934.jpg

Bọn trẻ ở đây rất đông.​

IMG20200110043727.jpg

Ảnh đời và người luôn là loại ảnh mình thich chụp. Chẳng có đời nào là đời thường cả. Luôn đặc biệt.​

IMG20200110051046.jpg

Tốc độ xử lý camera
Ở trên có nói đến tốc độ lấy nét. Nếu chụp một chuyển động nhanh chớp qua và chụp nhiều, thì bộ xử lý camera phải đủ đảm bảo để người dùng yên tâm là không hụt mất. Có đôi khi bấm chụp rồi, mở hình ra không thấy ai cả

😀

Trong bối cảnh khá khó, thời tiết không nắng chang chang, hay là thiếu sáng, thì nó cũng nên đủ sức để ghi hình kịp thời. Oppo A93 có cụm camera với bộ xử lý không rất nhanh, nhưng đủ cho người dùng yên tâm mà chụp với nhu cầu này.

IMG20200111044835.jpg

“Anh nhớ lời anh nói nha!” Chỉ đủ kịp chụp vậy thôi, thì họ đã thả tay

😀


IMG20200111050655.jpg

Như một ánh nhìn thoáng qua

IMG20200110054229.jpg

Bão tố và xám xịt khắp không gian​

IMG20200110044250.jpg

Các ống kính rộng / hẹp
4 camera sau của Oppo A93 là rất rộng đến tele 5x quang học. Thật ra, ống kính và cảm biến của điện thoại rất bé so với hệ thấu kính và cảm biến của một chiếc máy ảnh. Lượng sáng (vật lý) đi qua ống kính rất ít và đến được cảm biến ảnh của điện thoại tiêu hao và chất lượng suy giảm nhiều lắm. Thành ra, thuật toán phần mềm can thiệp rất nhiều để bù đắp lại. Quan trọng là AI hãng nào thông minh, để xử lý tối ưu hơn thôi. Oppo là hãng rất nghiêm túc mỗi khi họ ra sản phẩm mới. A93 là cái điện thoại giá trên dưới 7 triệu đồng, họ làm luôn 4 camera sau và đầu tư AI khá nhiều. Rộng thì xử lý bớt méo, nhận diện các loại cảnh vật để tùy chỉnh tự động phù hợp…

IMG20200111041937.jpg

IMG20200111042041.jpg

IMG20200111042048.jpg

IMG20200111042058.jpg

IMG20200111042130.jpg

Chụp đêm / thiếu sáng
Chế độ chụp đêm hoặc thiếu sáng đã rất quen thuộc với camera của điện thoại rồi. Từ khi Google Pixel tiên phong “chụp đêm sáng như ngày” ấy. Về bản chất, đó là thủ pháp chồng hình, cái hay là nó chụp rất nhanh nhiều tấm, với việc tận dụng màn trập điện kiểu nhấp nháy rất nhanh, rồi mỗi tấm nó lựa ra một số điểm ảnh tốt thôi, và chồng trộn lại thành bức ảnh kết quả. Nếu mà dùng chế độ “thủ công” để giảm tốc độ màn trập như phương pháp thông thường, thì các vật chuyển động sẽ mờ nhòe, nên có thể nói đây là tính năng khá độc đáo của điện thoại. Cái khó khăn vẫn là sau khi chồng hoặc ngay khi xử lý từng điểm ảnh, AI phải đủ khôn và khéo như ông đầu bếp giỏi, để làm sao cho chi tiết bức ảnh nó đừng giả tạo quá thôi. Oppo A93 thừa hưởng từ các dòng Reno và Find với tính năng này. Mình chụp thì thấy hơi khó hơn Reno, tạm ổn.

IMG20200110142214.jpg

Sự khác nhau về mặt hình ảnh của chế độ thông thường và chế độ chụp đêm. Tất cả ảnh bên dưới cũng đều bằng chế độ đêm. Thực tế là nếu chụp các tấm dưới bằng chế độ thông thường thì không có ảnh để up.​

IMG20200110142841.jpg

IMG20200110142917.jpg

IMG20200110142808.jpg

IMG20200110142059.jpg

Selfie góc rộng
Oppo trang bị cho A93 hai camera trước. Một camera 2MP chỉ phục vụ cho việc đo khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể để nó dễ tính toán cho việc xử lý hơn. Mình thì ít khi selfie với camera trước, nhưng A93 có cái camera selfie góc rộng rất kích thích. Chụp thử một tấm khoe anh em thôi. AI selfie xử lý cho những ai thích tự chụp thì A93 là xứng đáng để chọn rồi. Đảm bảo xinh xắn giống mình.

😀

IMG20200112071842.jpg

Quay video
Về quay phin, Oppo A93 tích hợp tính năng chống rung, đi chơi cần có đoạn clip lưu niệm, hoặc anh em dùng luôn cái điện thoại tầm trung làm v-log đơn giản thì cũng có thể được. Đây là một vài đoạn ghép lại có ngày có đêm mình quay chơi lưu niệm. Có góc rộng, góc hẹp, ngoài trời, buổi đêm, cả quay slow-motion ngày và đêm.

Xổ số miền Bắc