Tràn dịch màng phổi là gì? Cách điều trị tràn dịch màng phổi ra sao?
Tràn dịch màng phổi có thể xảy ra ở cả trẻ em hay người lớn. Căn bệnh này có thể tiến triển nhanh chóng và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí có thể gây tử vong. Do đó, phát hiện sớm và tìm cách điều trị tràn dịch màng phổi kịp thời là những yếu tố vô cùng quan trọng để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
03/08/2021 | Tràn dịch màng phổi ác tính nguy hiểm và nguy cơ biến chứng cao
14/05/2021 | Bệnh tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không và cách điều trị
18/03/2021 | Xét nghiệm chẩn đoán tràn dịch màng phổi để kịp thời bảo vệ tính mạng
10/09/2020 | Tràn dịch màng phổi ác tính có chữa được không?
Mục lục bài viết
1. Triệu chứng của bệnh tràn dịch màng phổi
Bình thường, khoang màng phổi chỉ chứa từ 10 đến 20ml dịch có tác dụng giúp cho lá phổi thành và lá phổi tạng dễ dàng trượt lên nhau dễ dàng trong quá trình hít thở.
Đau tức ngực có thể do tràn dịch màng phổi
Tình trạng tràn dịch màng phổi xảy ra khoang màng phổi có sự tích tụ lượng chất lỏng nhiều bất thường. Điều này sẽ gây cản trở chức năng hô hấp của phổi. Bệnh tràn dịch màng phổi có thể chia thành 2 loại chính, đó là:
+ Tràn dịch màng phổi dịch thấm: Thường do một số bệnh như suy tim, suy thận hoặc cũng có thể do tình trạng suy dinh dưỡng… gây ra.
+ Tràn dịch màng phổi dịch tiết: Loại tràn dịch màng phổi này thường do bệnh lao, tình trạng nhiễm khuẩn hoặc cũng có thể là một số loại ung thư hoặc … gây ra.
Bệnh nhân tràn dịch màng phổi có thể sốt cao
Một số triệu chứng của bệnh tràn dịch màng phổi có thể kể đến như: khó thở, đau tức ngực, ho nhiều,… Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như sốt cao, đổ mồ hôi nhiều về đêm, mệt mỏi, ho ra máu,…
2. Cách điều trị tràn dịch màng phổi?
2.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh tràn dịch màng phổi?
Để chẩn đoán tràn dịch màng phổi, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cần thiết:
– Chụp X-quang ngực(với tư thế đứng) là xét nghiệm không thể thiếu trong công tác chẩn đoán tràn dịch màng phổi.
Tràn dịch màng phổi có thể tiến triển nhanh chóng gây nguy hiểm cho người bệnh
– Siêu âm màng phổi: Chụp X-quang không thể phát hiện những trường hợp có lượng dịch ít thì siêu âm màng phổi có thể xác định rõ ràng tình trạng này. Siêu âm màng phổi cũng rất hữu ích trong việc hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán vị trí để chọc hút dịch màng phổi trong công tác điều trị.
– Chọc hút dịch màng phổi: Kỹ thuật chọc dịch màng phổi được đánh giá là an toàn với người bệnh. Các bác sĩ sẽ sử dụng chiếc kim nhỏ để chọc vào khoang màng phổi có vùng dịch để hút.
Mục đích của việc chọc hút dịch màng phổi là giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác, đặc biệt là tìm ra nguyên nhân gây bệnh để từ đó điều trị bệnh hiệu quả. Mẫu dịch màng phổi sẽ được đưa tới phòng xét nghiệm để phân tích. Thông thường mẫu dịch phổi sẽ có những màu sắc khác nhau, chẳng hạn như trong, vàng đục, đỏ máu, nâu,… tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh.
2.2. Cách điều trị tràn dịch màng phổi
Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân, mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Nguyên tắc điều trị là chọc hút loại bỏ dịch màng phổi cho người bệnh, điều trị triệu chứng cho người bệnh và đồng thời kết hợp phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh.
– Dẫn lưu màng phổi: Bệnh nhân sẽ được đặt ống dẫn lưu qua da để tiếp cận vào bên trong khoang màng phổi và giúp dẫn lưu dịch ra khỏi màng phổi.
Điều trị bằng thuốc giúp cải thiện triệu chứng
– Điều trị bằng thuốc để giúp bệnh nhân sớm cải thiện triệu chứng. Tùy vào những nguyên nhân khác nhau mà các bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân những loại thuốc phù hợp. Chẳng hạn như đối với những trường hợp nhiễm vi khuẩn, nấm, bệnh nhân có thể được kê thuốc kháng sinh. Đối với bệnh nhân ung thư, các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp pháp hóa trị hoặc phẫu thuật điều trị bệnh,… Trong trường hợp bệnh nhân bị sốt, có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hoặc bệnh nhân có biểu hiện đau ngực nặng thì có thể dùng thuốc giảm đau.
– Một số biện pháp khác: Ngoài những biện pháp kể trên, bệnh nhân cần kết hợp với một số biện pháp khác để giúp quá trình điều trị có thể đạt hiệu quả cao nhất. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng.
Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc cho người bệnh, người nhà cần lưu ý cho bệnh nhân ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu, tránh những món ăn khô và cứng khiến người bệnh khó ăn, chán ăn, bỏ bữa,… ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể kết hợp với một số bài tập vật lý trị liệu hô hấp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Chẳng hạn như những bài tập thở, bài tập thổi bóng hay một số bài tập giúp giãn nở lồng ngực, mang lại hiệu quả tích cực, tăng cường sức khỏe phổi. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần duy trì tập luyện trong một thời gian dài.
2.3. Một số phương pháp phòng bệnh
Để phòng ngừa hiệu quả tình trạng tràn dịch màng phổi, bạn nên lưu ý những điều sau:
– Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa,…
– Tránh đến những nơi có không khí bị ô nhiễm, nhiều khói bụi,…
– Đảm bảo một chế ăn đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên lựa chọn những loại thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, phòng chống lại các loại bệnh tập một cách hiệu quả nhất.
– Không hút thuốc lá hoặc nếu bạn đang hút thuốc thì hãy sớm từ bỏ. Hút thuốc lá có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là gây hại nghiêm trọng cho phổi của bạn.
– Tập thể dục chính là cách giúp bạn rèn luyện sức khỏe và giúp tinh thần bạn thoải mái, tích cực hơn.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ để hiểu rõ về tình trạng sức khỏe và đồng thời phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe, từ đó điều trị kịp thời và hiệu quả.
Nếu bạn còn có thắc mắc về cách điều trị tràn dịch màng phổi và những vấn đề sức khỏe khác, hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hỗ trợ chi tiết.