Transistor Là Gì? Tìm Hiểu Nguyên Lý Hoạt Động Và Cách Ứng Dụng Của Nó
Transistor là gì? Nó có tác dụng gì trong các thiết bị điện tử hiện nay? Tìm hiểu ngay về khái niệm điện tử cơ bản này với vi tính TTC. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách mắc loại linh kiện bán dẫn này.
Mục lục bài viết
Khái niệm Transistor
Transistor thường được nhắc đến cùng các khái niệm như điện trở, biến trở, thyristor, …. Đây là các loại linh kiện vô cùng quen thuộc đối với dân điện tử. Để hiểu rõ hơn về vấn đề “Transistor là gì?”, hãy tìm hiểu về ý nghĩa tên gọi của nó.
“Transistor” là một từ ghép Tiếng Anh của “Transfer” và “Resistor”, còn được gọi là Tranzito. Nghĩa của nó là điện trở chuyển đổi. Đây là loại linh kiện bán dẫn chủ động, sử dụng như phần tử khuếch đại qua chuyển đổi điện trở.
>>> Nên đọc thêm: Ubuntu Là Gì? Có Nên Sử Dụng Hệ Điều Hành Ubuntu Không?
Ký hiệu và hình dạng của Transistor
Ngoài việc hiểu rõ Transistor Là Gì, bạn cũng cần hiểu về ký hiệu và hình dạng của Transistor. Trên thị trường có nhiều loại Transistor của nhiều nước nhưng thông dụng nhất là của Nhật bản, Mỹ và Trung Quốc.
Cụ thể các loại ký hiệu Transistor của các nước như sau:
Transistor Nhật Bản: thường ký hiệu bắt đầu là A…, B…, C…, D… trong đó các Transistor ký hiệu là A và B là Transistor thuận PNP còn ký hiệu là C và D là Transistor ngược NPN.
Transistor Mỹ: thường ký hiệu bắt đầu là 2N…
Transistor Trung Quốc: thường ký hiệu bắt đầu bằng số 3, tiếp theo là hai chữ cái. Chữ cái thứ nhất cho biết loại bóng: A và B là bóng thuận, C và D là bóng ngược, chữ thứ hai cho biết đặc điểm: X và P là bóng âm tần, A và G là bóng cao tần. Các chữ số ở sau chỉ thứ tự sản phẩm.
Cách xác định chân E, B, C của Transistor
Vậy làm sao để xác định chân E, B, C của Transistor? Với loại Transistor công xuất nhỏ thì thứ tự chân C và B tuỳ theo bóng của nước sản xuất, chân E luôn ở bên trái. Cụ thể:
- Transistor Nhật Bản: ví dụ Transistor C828, A564 thì chân C ở giữa, chân B ở bên phải.
- Transistor Trung Quốc: chân B ở giữa, chân C ở bên phải.
Nhưng nếu là Transistor nhái thì không theo thứ tự này, để biết chính xác thì bạn nên dùng phương pháp đo bằng đồng hồ vạn năng.
Với loại Transistor công xuất lớn thì đa phần đều có chung thứ tự chân là: bên trái là cực B, ở giữa là cực C và bên phải là cực E.
>>Video Transistor là gì?
Cấu tạo của transistor
Nó gồm 3 lớp bán dẫn ghép với nhau từ 2 mối tiếp giáp P – N. Nếu ghép theo thứ tự PNP ta được transistor thuận, ghép theo thứ tự NPN sẽ được transistor ngược. C
Ba lớp bán dẫn sẽ được nối thành 3 cực. Cực gốc ký hiệu là B, mỏng và có nồng độ tạp chất thấp. Hai lớp bán dẫn bên ngoài được nối thành cực phát E và cực thu C. 2 vùng bán dẫn này không thể hoán đổi vị trí cho nhau.
Nguyên lý hoạt động của Transistor
Từ transistor là gì và cấu tạo của nó, ta có thể hiểu được nguyên lý hoạt động của loại linh kiện này. Hoạt động của transistor PNP và NPN cũng tương tự với nhau.
Cấp một nguồn một chiều UCE vào hai cực thu và cực phát, C và E. Trong đó nguồn (+) vào cực C và nguồn ( – ) vào cực E.
Nguồn 1 chiều UBE đi qua công tắc, trở hạn vào cực (+) vào chân B, cực (-) vào chân E.
Lúc này khi mở công tắc, dòng IC = 0 tuy là cực C và E đã được cấp điện.
Đóng công tắc, có 1 dòng điện trong mối P – N, chạy từ cực dương nguồn UBE qua công tắc. Sau đó đi qua R và qua mối BE về cực âm thành dòng IB.
Dòng IB xuất hiện làm dòng IC chạy qua mối CE làm sáng bóng đèn và mạnh gấp nhiều lần dòng IB
Do vậy, dòng IC hoàn toàn phụ thuộc vào dòng IB theo công thức: IC = õ.IB. Trong đó, IC, IB lần lượt là dòng chạy qua mối CE và BE. õ là hệ số khuếch đại của transistor.
Ứng dụng của transistor
Transistor là gì và được ứng dụng thế nào trong đời sống hiện nay? Cùng vi tính TTC tìm hiểu kỹ hơn để biết cách áp dụng của transistor. Nó thường được sử dụng để khuếch đại hoặc làm công tắc, khóa điện tử.
>>> Có thể bạn quan tâm: Crack Là Gì Và Những Lợi Ích Mà Nó Mang Lại
Transistor dùng trong việc khuếch đại
Transistor sử dụng mạch khuếch đại tín hiệu chung emitter. Dòng điện trở R1, R2 dùng chia điện áp phân cực cho transistor. Nó có thể khuếch đại dòng, khuếch đại điện áp hay cả hai tùy vào cách mắc.
Từ đài Radio, điện thoại, TV đều có bộ khuếch đại âm thanh, hình ảnh và xử lý tín hiệu. Do vậy, ứng dụng của transistor là vô cùng phổ biến và đa dạng. Ngày nay, loại bán dẫn này có công suất lớn lên đến vài trăm W với giá rẻ hơn.
Transistor dùng làm công tắc
Trong các mạch số của khóa điện tử có trạng thái “bật”, “tắt” thường có sự xuất hiện của transistor. Nó được ứng dụng như chế độ chuyển mạch nguồn điện cho các ứng dụng năng lượng cao. Đồng thời sử dụng cho cả các ứng dụng năng lượng thấp như cổng logic số.
Xem thêm:
Ưu điểm của transistor so với loại bán dẫn khuếch đại khác
Trước khi mọi người biết transistor là gì thì đèn điện tử thường được sử dụng hơn hẳn. Tuy nhiên sự xuất hiện của transistor có nhiều ưu điểm hơn so với dùng các loại khác:
An toàn cho người sử dụng, không chứa chất độc ở cathode.
Giảm điện năng tiêu thụ, có thể sử dụng với pin tiểu.
Kích thước, trọng lượng nhỏ, dễ sử dụng và vận chuyển. Ít bị vỡ khi bị sốc, rơi hay va chạm.
Hiệu suất cao, tuổi thọ cao lên đến hơn 50 năm.
Kết luận
Hiểu thêm về linh kiện transistor là gì sẽ giúp bạn ứng dụng được nó trong các thiết bị điện tử. Vi tính TTC rất vui lòng được chỉ cho bạn các thông tin và bài học liên quan đến ngành khoa học và điện tử. Muốn hỗ trợ tư vấn linh kiện điện tử, sửa chữa điện tử, cài đặt phần mềm, lắp đặt camera, thi công điện năng lượng mặt trời, …hãy đồng hàng cùng chúng tôi ngay. .Mặt khác, để có thêm kiến thức về lĩnh vực và tham khảo các mặt hàng, điện tử hiện đại, vui lòng liên liên hệ:
Công ty TNHH dịch vụ vi tính Thịnh Tâm uy tín nhất tại Hóc Môn
Trung tâm hỗ trợ Hotline/Zalo: 0919 694 699 \ Văn phòng : 028 6254 9844
Địa chỉ : 19/1 Nguyễn Ảnh Thủ, Hưng Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
- Website: vitinhttc.com