Triac và diac có công dụng gì? Sơ đồ, nguyên lý mạch Dimmer

Tìm hiểu về Triac và Diac có công dụng gì qua một ví dụ điều khiển đèn 220V AC. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của mạch Dimmer.

1. Khái niệm diac và triac

1.1 Diac là gì

Diac là một linh kiện bán dẫn có thể dẫn cả hai chiều khi điện áp đặt trên nó đạt đến điện áp ngưỡng VBO. Tên đầy đủ của diac là Diode Alternating Current, tức là diode thì làm việc với điện áp một chiều. Còn diac là linh kiện làm việc với nguyên lý tương tự nhưng với dòng điện áp xoay chiều. Diac không có cực điều khiển nên chỉ gồm 2 chân A1 và A2.

diac là gì

Ký hiệu và hình ảnh thực tế DIAC DB3

1.2 Triac là gì

Triac là linh kiện bán dẫn có điều khiển có thể dẫn dòng theo cả hai chiều. Triac có cấu tạo tương tự với 2 SCR mắc ngược chiều nhau và có chung cực điều khiển G. Do đó Triac sẽ gồm 3 chân là A1, A2, G.

triac là gì

Hình ảnh thực tế và ký hiệu TRIAC BT316

Việc kích dẫn triac được thực hiện bằng cách cho xung điều khiển vào cực G của triac. Điều kiện để triac dẫn điện là xung điều khiển xuất hiện khi tồn tại điện áp trên triac là khác 0.

2. Triac và diac có công dụng gì?

2.1 Công dụng

Ứng dụng chính của Diac là sử dụng trong mạch kích Triac. Người ta sẽ kết nối Diac với cực cổng của Triac. Khi điện áp đặt trên Diac vượt qua giá trị điện áp ngưỡng VBO thì Diac dẫn điện và Triac cũng được kích dẫn. Ngược lại khi điện áp đặt trên VBO giảm xuống dưới điện áp ngưỡng VBO thì Diac không dẫn, nên Triac cũng ngưng dẫn.

Triac và Diac thường được sử dụng trong các mạch điều khiển đèn, điều khiển nhiệt, điều khiển động cơ đa năng hay mạch khởi động đèn huỳnh quang. Để hiểu rõ hơn về của triac và diac có công dụng gì ta sẽ tìm hiểu về một ví dụ sau đây.

2.2 Mạch ứng dụng

Mạch bên dưới đây là ví dụ cho ứng dụng sử dụng Triac và Diac để điều khiển độ sáng của bóng đèn. Bằng cách thay đổi góc kích của Triac khi ta thấy đổi giá trị RC liên quan đến R5, RV1 và tụ C3.

mạch công dụng của triac và diac

Diac và Triac có công dụng là gì

+ Khi được cấp nguồn thì tụ điện C2 được nạp điện thông qua điện trở R1, R2 và biến trở RV1. Khi ta thay đổi giá trị biến trở RV1 thì tốc độ nạp của tụ C2 sẽ thay đổi. Khi điện áp trên tụ C2 là vượt quá điện áp ngưỡng VBO của Diac thì Diac bắt đầu dẫn điện.

Lúc này tụ C2 xả điện qua cực cổng của Triac, Triac được kích nên chuyển sang trạng thái đóng. Triac lúc này đóng vai trò như một công tắc đóng nên dòng điện đi qua đèn làm cho đèn sáng lên.

Khi điện áp trên C2 xả xuống giá trị thấp hơn điện áp VBO thì Diac ngưng dẫn, Triac sẽ dẫn đến khi điện áp nguồn giảm về 0V và đổi dấu. Do Triac có thể dẫn được cả hai chiều, nên khi điện áp giảm đến giá trị 0V thì chu kỳ được lặp lại.

+ Như vậy khi thay đổi giá trị biến trở RV1 thì ta sẽ thay đổi được thời gian trễ đặt xung kích vào Triac. Hay nói cách khác ta có thể thay đổi được góc kích của Triac.

Dạng sóng ngõ ra của mạch dimmer

Dạng sóng ngõ ra của mạch dimmer

+ Tụ điện C1 sẽ không có tác dụng đối với trường hợp tải trở. Nhưng đối với trường hợp tải cảm thì sau khi bị ngắt điện, tải sẽ trở thành một nguồn phát ra dòng điện.

Điều này sẽ dẫn đến tụ C2 không thể nạp điện với thời gian chính xác với lần nạp đầu. Lúc này tụ C1 sẽ cung cấp một điện áp nhỏ ngay cả khi C2 đã phóng điện hoàn toàn. Và do đó giữ tốc độ chuyển mạch thích hợp cho Triac

+ Khi Triac chuyển từ trạng từ trạng thái dẫn sang trạng thái mở, thì điện trở R3 và tụ C3 sẽ giúp giới hạn tốc độ tăng điện áp trên Triac.

Video thực tế của mạch dimer

>>> Xem thêm:

Triac là gì, Diac là gì – Bài viết đầy đủ về Diac và Triac

10 mạch chỉnh lưu có điều khiển sử dụng SCR

20 sơ đồ đấu dây contactor 3 pha từ cơ bản đến nâng cao

SCR là gì – 7 điều cần biết về linh kiện bán dẫn SCR

Bài viết tham khảo

https://components101.com/articles/diac-symbol-construction-working-and-application-circuits