Trình độ chuyên môn là gì? Phân loại trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn đang là thuật ngữ dùng để chỉ năng lực của mỗi cá nhân về một lĩnh vực nhất định nào đó. Đã có rất nhiều người còn chưa phân biệt được trình độ học vấn và trình độ chuyên môn để điền vào CV xin việc cho chuẩn. Vậy để tìm hiểu về Trình độ chuyên môn là gì? Phân loại trình độ chuyên môn như thế nào? Hãy cùng Xuyên Việt Media khám phá qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Trình độ chuyên môn là gì?
Trình độ chuyên môn là thuật ngữ chỉ khả năng, năng lực của bạn có thể chuyên về mình lĩnh vực nào đó, trình độ chuyên môn được chia thành tiến sĩ khoa học, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp… Đối với bất kỳ một vị trí nào yêu cầu có trình độ chuyên môn về bất kỳ một ngành nghề nào đó cũng cực kỳ khắt khe.
Với những nghề quan trọng như bác sĩ, giáo sư, kỹ sư, giáo viên, luật sư,… là những ngành nghề đều đòi hỏi trình độ chuyên ngành khắt khe. Để ứng tuyển được vào vị trí đó bạn cần phải được đào tạo về trình độ chuyên môn đúng chuyên ngành…
Mục trình độ chuyên môn thường chỉ cho phép bạn ghi giới hạn trong một dòng, chính vì vậy bạn cần ghi thật ngắn gọn những vẫn phải đảm bảo đầy đủ những nội dung cơ bản nhất.
>> Tư duy trừu tượng là gì? Lợi ích của tư duy trừu tượng như thế nào?
Phân loại trình độ chuyên môn như thế nào?
Để quý khách hàng tham khảo, chúng tôi xin cung cấp thông tin về một số trình độ chuyên môn tiêu biểu hiện nay như sau:
Trình độ chuyên môn sơ cấp
Trình độ chuyên môn sơ cấp là chương trình đào tạo này thường áp dụng cho các ngành nghề kỹ thuật, được đào tạo trong các trường dạy nghề.
Trình độ chuyên môn trung cấp
Trình độ chuyên môn trung cấp chỉ áp dụng cho người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở, yêu cầu người học phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao một cách độc lập
Trình độ chuyên môn cao đẳng
Trình độ chuyên môn cao đẳng áp dụng cho người học đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Xác nhận trình độ đào tạo có kiến thức thực tế, lý thuyết rộng của một ngành: có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giải quyết vấn đề tương đối phức tạp, có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm trong điều kiện công việc thay đổi, có kỹ năng quản lý và giám sát cơ bản.
Trình độ chuyên môn đại học
Trình độ chuyên môn Đại học yêu cầu học viên tốt nghiệp phải có kiến thức chuyên môn vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện và chuyên sâu; có kỹ năng về phản biện, tổng hợp, phân tích vấn đề; giải quyết vấn đề có mức độ phức tạp cao; có kỹ năng quản lý và giám sát tốt; có khả năng đào tạo, hướng dẫn chuyên môn.
Trình độ chuyên môn thạc sĩ, tiến sĩ
Trình độ chuyên môn thạc sĩ, tiến sĩ dành cho học viên hướng tới trình độ nghiên cứu chuyên sâu, kiến thức chuyên ngành rộng lớn và bao quát.
Trình độ chuyên môn và trình độ học vấn khác nhau như thế nào?
Trình độ chuyên môn và trình độ học vấn là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, trình độ học vấn là mức độ học vấn của một người đã đạt tới, ví dụ như cấp bậc tiểu học, trung học, đại học,…
Một học sinh vừa mới tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ được coi là có trình độ học vấn 12/12. Trong khi học sinh đó chưa tham gia học đại học, chưa được đào tạo bài bản về một chuyên môn, lĩnh vực nào đó thì chưa được coi là có trình độ chuyên môn.
Trình độ học vấn có nghĩa bao hàm rộng hơn trình độ chuyên môn. Cụ thể hơn, ở cách viết trình độ học vấn trong CV sẽ bao gồm hai yếu tố là trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Trong đó, trình độ văn hóa là trình độ phát triển nhận thức về văn hóa, ứng xử tuân theo những chuẩn mực trong xã hội.
Trình độ học vấn được hiểu là cấp độ học tập theo bậc học phổ thông. Ví dụ một học sinh học lớp 10 và không học nữa, sẽ có trình độ văn hóa là 10/12. Với những học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ có trình độ văn hóa là 12/12. Công thức xác định trình độ văn hóa chính là số lớp bạn hoàn thành (x) trên 12. Ví dụ 7/12, 8/12, 9/12,…
Tại Việt Nam, hệ thống giáo dục được chia làm 12 lớp, từ lớp 1 đến hết lớp 5 gọi là giáo dục tiểu học, từ lớp 6 đến lớp 9 là cấp bậc trung học cơ sở, từ lớp 10 đến hết lớp 12 gọi là bậc trung học phổ thông.
Khi viết trình độ hay quá trình học vấn trong đơn xin việc, ứng viên không cần ghi đang học ở trung học mà chỉ cần ghi theo công thức x/12. Trong khi ở trình độ chuyên môn, ứng viên không cần ghi mình đang học ở năm nhất, năm hai, năm ba Đại học mà chỉ cần ghi trình độ chuyên môn cao nhất bạn được đào tạo, tiến sĩ, thạc sĩ, đại học,….Thông thường ở bên cạnh mục trình độ chuyên môn sẽ có chỗ trống để bạn điền chuyên ngành theo học.
>> Sơ đồ Gantt là gì? Ưu – nhược điểm của sơ đồ Gantt như thế nào?
Lời kết
Trên đây là thông tin đã được Xuyên Việt Media chia sẻ về Trình độ chuyên môn là gì? Phân loại trình độ chuyên môn. Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về trình độ chuyên môn là gì nhé!