Trình độ văn hoá là gì? Ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch như thế nào cho đúng?

Chúng ta đều được nghe tới trình độ văn hóa nhưng trình độ văn hóa là gì thì không phải ai cũng biết? Đặc biệt, cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch thế nào cho chính xác cũng đang là thắc mắc của nhiều người.

Trình độ văn hóa là gì?

trinh-do-van-hoa-1-1658205696.jpg
Trình độ văn hóa là gì?

Trình độ văn hóa là trình độ giáo dục phổ thông. Theo đó, trình độ văn hóa dùng để chỉ cấp độ học tập theo các bậc học phổ thông. Tuy nhiên, việc hiểu trình độ văn hóa như vậy là chưa đúng, bởi theo nghĩa rộng, trình độ văn hóa còn gồm cả trình độ phát triển vật chất và tinh thần của một cá nhân, một nhóm người, một xã hội, trong đó chứa đựng cả cách sống và lối sống.

Còn trình độ giáo dục phổ thông đó là trình độ của mỗi người tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập tại các bậc học phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông). Người có trình độ học vấn cao chưa hẳn đã có trình độ văn hóa cao và thậm chí vẫn bị coi là thiếu văn hóa. Ngược lại có người trình độ học vấn thấp, nhưng ứng xử xã hội chuẩn mực vẫn là người có văn hóa.

Tuy chưa hoàn hảo và đầy đủ nhưng cách hiểu trên vẫn là cách hiểu phổ biến nhất đối với khái niệm về trình độ văn hóa. Vì thế, người ta vẫn thường xuyên sử dụng định nghĩa này ở các lĩnh vực, đặc biệt là trong sơ yếu lý lịch hay trong hồ sơ xin việc chúng ta vẫn dùng mỗi khi đi xin việc.

Cách ghi vào mục trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch

trinh-do-van-hoa-2-1658205696.jpg
Cách ghi vào mục trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch

Việc ghi thông tin tại mục trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch không hề khó nhưng nó cũng đòi hỏi sự chính xác cao, vì thế bạn phải hết sức cẩn thận khi ghi các thông tin tại mục này. Sau đây là cách viết đúng chuẩn trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch:

  • Đối với người học hệ 10 năm và đã tốt nghiệp thì ghi “Lớp 10/10”.
  • Đối với người học hệ 12 năm và đã tốt nghiệp thì ghi “Lớp 12/12”.

Hệ 10 năm và hệ 12 năm khác biệt thế nào, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn ngay sau đây. Trước năm 1981, hệ thống giáo dục chung tại nước ta là hệ 10 năm. Tuy nhiên, sau năm 1981 thì Nhà nước ta đã ban hành Quyết định 135/CP, quyết định đổi hệ 10 năm thành hệ 12 năm và áp dụng cho đến tận thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, tại mục trình độ chuyên môn thì bạn hãy ghi vào giấy trình độ chuyên môn hiện tại của bạn, ví dụ như: Trung cấp, Cao đẳng, Cử nhân, Thạc sĩ hay Tiến sĩ…

Những sai lầm thường gặp khi viết sơ yếu lý lịch

trinh-do-van-hoa-3-1658205696.jpg
Lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch

Mục trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch hay những mục khác đều không khó viết nhưng không ít người vẫn mắc phải các sai lầm không đáng có. Do đó, chúng tôi sẽ liệt kê ra những lỗi hay gặp phải khi viết sơ yếu lý lịch và cách điền đúng:

  • Trình độ văn hóa: Nhiều người thường viết vào mục trình độ văn hóa trong đơn xin việc là “Đại học” hay “Cao đẳng”… Đó là cách ghi hoàn toàn sai. Theo như Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC, trình độ văn hóa chỉ có những cấp độ sau: “Mù chữ” – “Tiểu học” – “Trung học cơ sở”- “Trung học phổ thông”. Vì vậy, bạn phải ghi là trình độ 12/12 hoặc 10/10 như phần đã hướng dẫn ở phía trên.
  • Nơi cư trú: Nơi cư trú nói chung thì có thể là tạm trú hoặc thường trú đều được, bạn có thể ghi 1 trong 2. Những người cho rằng nơi cư trú bắt buộc phải là nơi thường trú thì đó là thông tin sai lệch.
  • Nơi thường trú: Hãy nhớ rằng địa chỉ nơi bạn sống cần phải đảm bảo đủ các yếu tố: sinh sống thường xuyên và ổn định, không có thời hạn và đã được đăng ký hộ khẩu. Bạn tuyệt đối đừng ghi nhầm địa chỉ tạm trú vào phần này nhé.
  • Nguyên quán: Đây cũng là một mục dễ gây nhầm lẫn với mọi người. Nếu như bạn ghi quê hương của bạn vào mục này thì đó là một sai lầm, bởi nguyên quán là quê quán của cha/mẹ bạn hoặc là quê quán được ghi trong giấy đăng ký khai sinh của bạn.

Trình độ văn hóa và trình độ học vấn có giống nhau không?

Câu trả lời đó là, trình độ văn hóa và trình độ học vấn không hề giống nhau. Trình độ văn hóa là thể hiện cấp bậc học tập từ bậc trung học phổ thông trở xuống, còn trình độ học vấn đó là trình độ hệ chuyên môn mà mỗi người học lên, đó là: Cao đẳng, đại học, cao học, thạc sĩ, tiến sĩ, tiến sĩ… Do vậy, mọi người phải nắm bắt rõ quy định về trình độ văn hóa và trình độ học vấn để tránh nhầm lẫn khi ghi vào hồ sơ, sơ yếu lý lịch hay đơn từ…

Tìm ứng viên có trình độ văn hóa phù hợp với công ty

trinh-do-van-hoa-4-1658205696.jpg
Cách để tìm ứng viên có trình độ văn hóa phù hợp với công ty

Khi ứng viên được chọn có trình độ văn hóa thích hợp với công ty thì họ chắc chắn sẽ sớm hội nhập, có thể áp dụng các kiến ​​thức, năng lực và kinh nghiệm vào môi trường mới gần như ngay lập tức. Ngược lại, các ứng cử viên sẽ khó có thể sử dụng hết 100% khả năng của mình vào công việc mà công ty đang tuyển dụng. Đây là lý do tại sao các nhà tuyển dụng luôn quan tâm đến việc chọn ứng viên có trình độ văn hóa phù hợp với công ty. Dưới đây là các gợi ý để nhà tuyển dụng tham khảo khi tìm kiếm các ứng viên phù hợp với công ty của chính mình.

Giới thiệu về văn hóa doanh nghiệp với ứng viên

Để xác định ai phù hợp với công ty, người sử dụng lao động phải là người đầu tiên hiểu được đặc điểm văn hóa của công ty họ. Văn hóa phù hợp cần được tích hợp vào mọi khía cạnh trong tuyển dụng, bắt đầu với việc tin tuyển dụng có lời giới thiệu rõ ràng về môi trường làm việc cũng như các giá trị của công ty. Những thông điệp này sẽ giúp cho các ứng cử viên tưởng tượng ra văn hóa của công ty và quyết định xem đó có phải là môi trường mà họ đang tìm kiếm hay không?

Chỉ định yếu tố để đánh giá ứng viên có trình độ văn hóa phù hợp

Thông thường, người sử dụng lao động có xu hướng chọn ứng viên theo nhận thức chủ quan của họ mà không có các công cụ đánh giá cụ thể. Điều đó có thể dẫn đến chọn sai người, tiêu tốn khá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của chính công ty. Để giảm thiểu các hạn chế này, người sử dụng lao động nên phát triển một thang xếp hạng cụ thể, gồm các yếu tố đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của công ty.

Người sử dụng lao động nên cung cấp cho ứng viên các câu hỏi hoặc các tình huống khó khăn mà họ có thể gặp phải, dựa trên thang điểm để xác định sự phù hợp của ứng viên với các yêu cầu của công ty là như thế nào?

Sử dụng câu hỏi mở để đánh giá trình độ văn hóa của ứng viên

Để thu thập thêm thông tin, nhà tuyển dụng nên sử dụng các câu hỏi mở, ví dụ như “nói về bản thân bạn trong ba từ” hay như “điều gì truyền cảm hứng cho bạn?”, “yếu tố nào giúp bạn thành công?”. Với các câu hỏi này, câu trả lời được đưa ra bởi ứng viên không quan trọng bằng việc họ xử lý các câu hỏi mà người tuyển dụng có thể nhận ra được những tính cách và khả năng làm việc của họ tại vị trí công việc sẽ đảm nhận.

Thực hiện so sánh các ứng viên có điểm giống nhau

Một khi đã nắm được các điểm cá tính nổi bật của ứng viên, người tuyển dụng so sánh các ứng cử viên với những người có chung đặc điểm có thể là nhân viên cũ hoặc nhân viên hiện tại của công ty. Các nhân viên này có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hay họ có gặp khó khăn gì trong môi trường làm việc như này hay không? Từ kinh nghiệm thực tế đó, người tuyển dụng có thể có được một ý tưởng sơ bộ về sự phù hợp của ứng viên và có thể đưa ra một quyết định chính xác.

Trên đây là những thông tin cơ bản và cần thiết nhất chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc về trình độ văn hóa là gì? Chúc bạn bỏ túi được thật nhiều các kinh nghiệm hay và bổ ích nhất thông qua bài viết này.

Xổ số miền Bắc