Trình độ văn hóa là gì? Một số thông tin có liên quan
Mục lục bài viết
Kinh nghiệm làm việc
19-12-2019
Trình độ văn hóa nghĩa là gì? “Trình độ văn hoá” – một cụm từ không quá khó để hiểu, bạn thường bắt gặp nó trong các bản kê khai sơ yếu lý lịch hay trong những giấy tờ quan trọng trong các CV xin việc. Tuy nhiên trong vài trường hợp điền giấy tờ, bạn vẫn còn băng khoăn. Bạn chưa hiểu rõ về văn hóa và học vấn có gì khác biệt. Hãy dành ít phút tham khảo và tìm hiểu thêm thông tin Sieunhanh.com cung cấp dưới đây để hiểu rõ và ghi chính xác trình độ văn hoá của mình nhé!
1. Khái niệm trình độ văn hóa
Trình độ văn hóa chính là trình độ học vấn riêng của mỗi người thông qua các cấp đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc gia. Thông thường bạn sẽ bắt gặp nó trong các hồ sơ xin việc hay kê khai sơ yếu lý lịch. Mặc dù nó không quá khó hiểu nhưng đôi khi vẫn làm chúng ta băn khoăn.
Ngoài ra, theo đánh giá về trình độ văn hóa trên giấy, sơ yếu lý lịch ở một số địa phương, những người đã được đào tạo ở các cấp độ cao đẳng, đại học hoặc trung cấp. Trình độ đó có thể là 12/12, 7/12 hoặc tùy theo lớp mà bạn đã theo học. Bên cạnh đó bạn có thể ghi trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn được công nhận là Đại học kinh tế, Đại học sư phạm,…
>>> Xem thêm: Mua bán nhà đất Minh Thành
2. Trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch là gì?
Có thể nói trình độ văn hóa là một mục không thể thiếu trong các tờ kê khai sơ yếu lý lịch. Tại đây nó sẽ thể hiện các mức độ đánh giá văn hóa chính xác đã được đề cập mà bạn cần ghi vào mục trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch. Việc viết các bản kê khai trình độ văn hóa có lẽ không còn gì lạ lẫm, tuy nhiên đối với nhiều người có lẽ để viết được chuẩn cũng không phải điều dễ dàng.
Một ví dụ minh họa như có nhiều bạn thấy rằng bạn đang học đại học hoặc đã tốt nghiệp đại học thì trong mục này sẽ ghi là Đại học. Tuy nhiên việc này lại không đúng. Bởi trình độ văn hóa được xét dựa trên chương trình học mà người đó đã hoàn thiện ở mức nào trong hệ thống giáo dục 12 năm ở nước ta. Do đó bạn cần phải xem thật kỹ trước khi điền. Tất nhiên bạn có thể ghi thêm chuyên ngành mình đã theo học để thể hiện rõ chuyên môn của mình nhưng không nên nhầm lẫn nó với trình độ văn hóa.
3. Trình độ văn hóa có ý nghĩa gì?
Có khá nhiều người cho rằng trình độ văn hóa là không cần thiết và một số doanh nghiệp cũng không quá coi trọng điều này. Bởi họ cho rằng trong nền kinh tế hiện đại thì thực hành, kinh nghiệm mới là quan trọng nhất và nó cũng chính là điều mà doanh nghiệp cần. Tuy nhiên liệu suy nghĩ này có đúng hay không?
- Trình độ văn hóa cũng giúp thể hiện một phần năng lực của bạn và giúp bạn có thêm tự tin cũng như nhận được sự đánh giá cao của mọi người hơn.
- Người có trình độ văn hóa sẽ nhận được nhiều các cơ hội việc làm tốt hơn với mức thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt.
- Trình độ văn hóa cũng mang ý nghĩa quan trọng để nhà tuyển dụng lựa chọn nhân tài cho công ty một cách chính xác.
- Từ những ý nghĩa mà trình độ văn hóa mang lại giúp chúng ta có thể hiểu rõ được tầm quan trọng của nó. Do đó dù là làm bất kỳ một công việc nào đi nữa thì bạn vẫn cần đến trình độ văn hóa bởi nó là những điều căn bản hỗ trợ công việc và thành công sau này cho bạn.
4. Phân biệt trình độ văn hóa với trình độ học vấn
- Trình độ học vấn là thước đo chỉ mức độ học tập của mỗi người trong ghế nhà trường. Các cấp bậc được làm thước đo tiêu chuẩn tại Việt Nam như : tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học, … Hay nói một cách khác thì trình độ học vấn là trình độ học tập cao nhất mà người đó được học, được đào tạo.. .
- Trình độ văn hoá của một cá nhân là quá trình tự tích luỹ các kỹ năng của bản thân và là quá trình giáo dục trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đối với những người hoàn thành xong hệ giáo dục cơ bản và học xong đại học cao đẳng hay trung cấp thì đều được ghi trình độ 12/12. Tuy nhiên việc thể hiện trình độ văn hoá của mỗi cá nhân là không giống nhau.
5. Cách ghi trình độ văn hóa trên hồ sơ xin việc làm
Ghi trình độ văn hóa trên hồ sơ làm việc đòi hỏi sự chính xác khá cao và đôi khi còn cần kèm theo các bằng chứng nhận là căn cứ xác thực. Chính bởi vậy để giúp bạn đọc tránh phải các nhầm lẫn không nên có chúng tôi xin đưa ra các quy định chung về trình độ văn hóa ghi như thế nào trên hồ sơ xin việc:
- Đối với những người đã được đào tạo ở các cấp độ hết lớp 12, cấp độ trung cấp,cao đẳng đại học trở lên thì ghi là 12/12. Sau đó là ghi trình độ chuyên môn.
- Trường hợp học hết lớp 9 thì ghi là 9/12.
- Đối với các trường hợp học đang dang dở ở từng cấp ví dụ như học hết lớp 8 sẽ được ghi là 8/12 hay học hết lớp 11 sẽ được ghi là 11/12.
Tham khảo thêm>>> 1000+ Việc làm Minh Long mới nhất
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất giúp bạn có cái nhìn rõ nét nhất về trình độ văn hóa cũng như cách viết trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn và giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng và sở hữu cho mình một công việc tốt. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo tại Sieunhanh.com!