Trò chơi Tiếng Anh
Đối với trẻ em, lối tiếp cận tiếng Anh thông qua sách vở hiếm khi mang lại kết quả tích cực. Phương châm học mà chơi, chơi mà học đã dần trờ thành kim chỉ nam cho giáo viên khi giảng dạy tiếng Anh cho học sinh từ bậc mẫu giáo đến tiểu học. Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp giảng dạy mới đã và đang được áp dụng trong quá trình dạy ngoại ngữ, góp phần nâng cao chất lượng môn học. Trong số các phương pháp ấy, việc sử dụng các trò chơi trong dạy tiếng Anh cho trẻ em mang lại nhiều kết quả khả quan; cho dù có là áp dụng tại lớp học hay tại nhà. Tạo ấn tượng tốt cho con về bộ môn ngoại ngữ, hạn chế cảm giác dè dặt mỗi khi phải tiếp xúc với tiếng Anh.
Sự phổ biến của việc sử dụng trò chơi trong dạy tiếng Anh
Tại các trung tâm Tiếng Anh và trường học, giáo viên thường áp dụng trò chơi tiếng Anh để tăng tính tương tác trong các buổi học. Đây là một yếu tố cần thiết vì tỉ lê học sinh sôi nổi trong giờ học càng nhiều thì số lượng học sinh hiểu bài cũng càng lớn.
Từ quan điểm của các giáo viên mà nói, đây là phương pháp hiệu quả để tóm gọn nội dung bài học. Cũng có thể thông qua nó để kiểm tra những kiến thức từ những buổi học trước. Vì kiểm tra bài cũ là một nỗi sợ vô hình của đa số học sinh. Các trò chơi tiếng Anh thường được thực hiện giữa buổi học. Đây là khoảng thời gian học sinh dễ phân tán tư tưởng nhất. Việc chơi trò chơi như một hình thức nghỉ giữa giờ giúp vừa tối ưu hóa thời gian, vừa tập trung sự chú ý của học sinh.
Một mục đích khác của các trò chơi tiếng Anh cho trẻ em là đánh lạc hướng, tạo cảm giác đang chơi chứ không phải đang học. Sau khi trò chơi kết thúc và bài giảng bắt đầu tiếp; học sinh sẽ có cảm giác rằng thời lượng còn lại của buổi học ngắn hơn đáng kể. Điều này hạn chế tình trạng học sinh thỉnh thoảng lại nhìn đồng hồ một cách mất kiên nhẫn.
Học tiếng Anh thông qua các trò chơi thú vị như thế nào ?
Chỉ sử dụng tiếng Anh để tương tác lẫn nhau trong quá trình chơi giúp đẩy mạnh năng lực giao tiếp tự nhiên . Ngoài ra nó cũng hỗ trợ các em có tâm lý hướng nội sẽ cởi mở hơn trong giao tiếp. Cải thiện các kỹ năng mềm song song với kích thích khả năng sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ của học sinh
Vì nội dung của bài học được sử dụng trực tiếp ngay trong lúc chơi trò chơi; vô hình chung tạo ra một bối cảnh sử dụng tiếng Anh. Để thực hành nói tiếng Anh thì một ngữ cảnh phù hợp cũng góp phần không nhỏ để có sự tự tin bộc lộ khả năng của bản thân.
Yếu tố tâm lý cũng là một trở ngại khi học tiếng anh. Việc sợ mắc sai lầm, nhận điểm thấp rồi bị các bạn cười nhạo sẽ làm các em dễ mắc sai lầm hơn. Sử dụng trò chơi trong dạy tiếng Anh, không đặt nặng yêu cầu điểm số là lựa chọn không nên bỏ qua. Sự “đổi gió” giữa một buổi học chỉ toàn lý thuyết luôn là liều thuốc hữu hiệu để xua tan sự lo lắng trong trẻ.
Một vài lưu ý :
-
Việc lạm dụng trò chơi tiếng Anh trong lớp thường xuyên có thể khiến giáo viên đi theo lối mòn. Các trò chơi sẽ không đủ hấp dẫn để níu giữ sự tập trung của học sinh như trước. Sự lặp lại chính là yếu tố chủ đạo để học sinh mất dần hứng thú 1 trò chơi.
-
Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả của trò chơi cần có sự chuẩn bị kỹ càng và sắp xếp thời gian linh hoạt. Đồng thời lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp với nội dung bài học.
-
Trong khi thực hiện các trò chơi tiếng Anh cho trẻ em sẽ luôn tạo ra tiếng ồn, nhất định sẽ làm ảnh hưởng tới các lớp học khác,
Cách khắc phục
Để khắc phục, chỉ cần một chút thay đổi nho nhỏ trong quy tắc làm trò chơi. Vi dụ như thêm vào đó các thử thách mới, luật chơi mới ; kêu gọi học sinh tham gia xây dựng một dạng game mới; dựa trên những tựa game được yêu thích. Việc thay đổi một trò chơi khác sẽ reset lại cảm giác hưng phấn và thích thú cho học sinh trong mỗi buổi học.
Các thầy cô cần dự liệu chu đáo về phương tiện, dụng cụ cần thiết. Trong quá trình điều hành trò chơi phải bắt đầu từ dễ đến khó, không nên thực hiện ngược điều đó. Hình phạt cho bên thua nên nhẹ nhàng, tế nhị,tránh gây nên sự đố kỵ ; ngoài ra cũng cần tránh tạo tâm lý kiêu ngạo cho bên thắng. Không được phép thiên vị hoặc phân biệt giới tính, hoặc cố tình bắt phạt em nào.
Giáo viên cần là người đảm nhận vai trò điều tiết trò chơi linh hoạt, giải quyết mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra thì mới thực hiện được trò chơi một cách hiệu quả. Trước khi lên kế hoạch tổ chức trò chơi, nên báo trước cho các giáo viên khác.
Các Trò chơi tương tác tiếng Anh phổ biến
Trò chơi Ôn ngữ pháp
-
Word jumble (xáo trộn từ)
Giáo viên chia lớp thành 3-4 nhóm, đưa ra một số từ nhất định được đánh số. Học sinh cần ghép các từ theo đúng thứ tự để thành 1 câu hoàn chỉnh và đúng ngữ pháp. Phần thắng thuộc về đội nào hoàn thành câu trong thời gian sớm nhất.
-
Jumping game (nhảy cóc)
Đây là trò chơi cần một không gian rộng để đảm bảo các hoạt động thể chất đi kèm. Giáo viên sắp xếp học sinh đứng thành hàng. Tiếp theo, đọc một danh sách câu hay từ vựng liên quan đến một cấu trúc ngữ pháp đã học. Học sinh bật nhảy về phía trước hoặc phía sau tùy theo câu, từ giáo viên đọc đúng hay sai. Học sinh nào bật cóc sai luật của trò chơi thì bị loại ra khỏi hàng.
Trò chơi ôn tập từ vựng
-
Nhớ tranh (Remembering pictures)
Chia học sinh thành ba hoặc bốn nhóm. Giáo viên cầm một vài tranh ảnh liên quan đến từ vựng đã dạy trước đó và giơ lần lượt từng bức tranh lên. Học sinh được quan sát mỗi bức tranh trong khoảng 4 hoặc 5 giây. Khi giáo viên hoàn thành việc cho học sinh xem tranh, mỗi thành viên của các nhóm sẽ lần lượt lên bảng và chỉ viết tên của một bức tranh. Nhóm nào trả lời chính xác nhiều nhất, hoàn thành trong thời gian sớm nhất giành thắng cuộc.
-
Chiếc ghế nóng (Hot Seat)
Chia học sinh thành 3 hoặc 4 đội và chọn một thành viên của mỗi đội ngồi lên “Ghế Nóng”. Học sinh được chọn phải ngồi quay mặt về phía lớp. Giáo viên viết một từ lên bảng. Tiếp đó, một thành viên trong đội của học sinh đang ngồi trên “Ghế Nóng” phải tìm cách mô tả. Thông qua đó, người ngồi trên ghế đoán được từ vựng được miêu tả. Điều kiện là không được nói, đánh vần hay viết tên từ đó ra (có thể sử dụng body language). Trò chơi sẽ tiếp tục cho đến khi thành viên ngồi trên ghế nóng đoán ra từ .
Đây là một trong các trò chơi tiếng Anh cho trẻ em áp dụng đồng thòi để dạy kĩ năng nghe và nói.
Trò chơi luyện kỹ năng nói
-
Facing Game (Đối mặt)
Trò chơi này dựa theo một gameshow khá nổi tiếng. Người tham gia chơi phải đứng theo một vòng tròn. Một chủ đề nhất định được giáo viên đưa ra và học sinh sẽ lần lượt đọc to một từ hay cụm từ liên quan đến chủ đề đó. Ai không thể đưa ra câu trả lời của mình trong thời gian quy định thì sẽ bị loại. Học sinh duy nhất còn lại là người thắng cuộc.
-
Secret Words (Những từ bí ẩn)
Giáo viên sẽ chuẩn bị sẵn một vài tấm thẻ được ghi một từ vựng nhất định. Học sinh được chia thành 2 nhóm và lần lượt đặt câu hỏi cho giáo viên. Làm sao để có được manh mối liên quan đến từ vựng. Nhóm nào tìm ra từ vựng bí ẩn trước sẽ giành được 1 điểm. Trò chơi sẽ kết thúc khi tấm thẻ cuối cùng được hoàn thành. Đến lúc đó, nhóm nào đoán được nhiều từ nhất sẽ chiến thắng.
Trò chơi luyện kỹ năng nghe
-
Simon’s says (Mệnh lệnh của Simon)
Đây là trò chơi mà giáo viên phải làm người đưa ra các hành đông. Học sinh phải bắt chước hành động mà giáo viên đưa ra thông qua mệnh lệnh : “Simon’s says”. Khi giáo viên mệnh lệnh mà đưa ra hành động thì không ai được phép làm theo.
Ví dụ khi giáo viên nói : Simon say’s : “Chạm vào đỉnh đầu”. Tất cả học sinh phải làm theo hành động này. Sau đó giáo viên tìm mọi cách để khiến học sinh thực hiện hành đông mà không phải là Simon nói. Nếu ai đó thực hiện hành động sai luật thì người đó sẽ bị loại.
-
Word of Mouth (Truyền miệng)
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, học sinh đứng thành 2 hàng. Giáo viên nói thầm cho học sinh đầu hàng một từ vựng bất kỳ. Học sinh đó tiếp tục nói thầm từ đó cho học sinh phía sau. Học sinh cuối cùng trong hàng sau khi nghe từ sẽ viết lên bảng từ mình nghe được. Đội nào có từ trên bảng khớp với từ giáo viên đưa ra lúc đầu sẽ thắng. Điều kiện thắng của trò chơi này là mọi học sinh trong hàng đều nghe và đọc lại chính xác cho người đằng sau. Chỉ cần 1 người đọc, nghe sai thì hiện tượng tam sao thất bản sẽ xuất hiện một cách hài hước.
Phụ huynh nên chơi các trò chơi tiếng Anh tại nhà cùng con
Trẻ ở độ tuổi ham vui từ 4 đến 10 tuổi rất thích hợp cho các hoạt động vừa chơi vừa học. Nếu phụ huynh có thể bỏ nhiều thời gian quan tâm chơi cùng con. Giúp các con phát triển tốt tư duy ngoại ngữ. Điều này sẽ là 1 công đôi việc. Vừa phối hợp cùng giáo viên dạy con, vừa hiểu rõ năng lực của con.
Phụ huynh có thể tìm các phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy tiếng Anh trên mạng. Có rất nhiều website hướng dẫn nhiều trò chơi tiếng Anh thú vị, tuy nhiên American Links đề xuất bạn thử tham khảo tại blog “Teaching Games EFL” hay website www.britishcouncil.vn của Hội đồng Anh.
Rate this post