Trốn thuế qua cổng thanh toán quốc tế: Ma trận chuyển tiền không dấu vết

Lao Động

Lao Động eMagazine

Chia
sẻ

Đằng sau sự tiện lợi của những giao dịch xuyên biên giới trên các cổng thanh toán quốc tế là cả một thị
trường ngầm mua bán, trao đổi tiền. Những giao dịch không dấu vết ngang nhiên lách qua các quy định và sự
truy vết của cơ quan chức năng. Những dòng tiền lẩn khuất vẫn âm thầm chảy ra nước ngoài từ các cổng giao
dịch trực tuyến quốc tế như vậy.

Trốn thuế qua cổng thanh toán quốc tế: Ma trận chuyển tiền không dấu vết

Paypal, Payoneer, Skrill, WebMoney,… là những nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến lớn cho phép
chuyển và nhận tiền xuyên quốc gia. Tại Việt Nam, việc sử dụng những cổng thanh toán trên để giao dịch xuyên
biên giới ngày càng được ưa chuộng.

Theo tìm hiểu của PV, thủ tục đăng ký các cổng trung gian thanh toán hết sức đơn giản. Chỉ với email, thẻ
ngân hàng, hộ chiếu…, những cổng này sẽ giúp người dùng giao dịch ở Việt Nam mua bán chuyển tiền nhanh
chóng ra nước ngoài.

Đối tượng sử dụng đa dạng, tập trung đông ở lĩnh vực thương mại như mua bán trên các sàn như eBay,
Amazon,… Ngoài ra, cổng thanh toán còn là “trợ thủ” đắc lực trong việc chuyển tiền cá nhân xuyên quốc gia,
nhận hoặc trả phí cho các dịch vụ đa quốc gia, doanh thu từ Google, Facebook; nạp tiền cho các nền tảng mạng
xã hội để chạy quảng cáo hay mua bán tài khoản của các dịch vụ như Spotify, Netflix,…

Điều đáng nói, bên cạnh sự tiện lợi, nhanh chóng, cổng trung gian thanh toán lại đang tồn tại hàng loạt biến
tướng. Ở đây, những giao dịch tài chính bất hợp pháp đang diễn ra để trốn tránh trách nhiệm nộp thuế theo
quy định của Nhà nước Việt Nam.

Trốn thuế qua cổng thanh toán quốc tế: Ma trận chuyển tiền không dấu vết

Trao đổi với PV Báo Lao Động, Phan Minh (38 tuổi, Hà Nội – tên nhân vật đã thay đổi) là một người am hiểu về
cộng đồng MMO (make money online – kiếm tiền online). Người này đã tiết lộ những chiêu trò chuyển tiền
online, tránh né kiểm soát của cơ quan chức năng.

Theo lời kể của Phan Minh, có 5 cách thông dụng mà dân kinh doanh online thường làm khi sử dụng cổng thanh
toán quốc tế để che dấu nguồn tiền, tránh để lại dấu vết như sau:

Trốn thuế qua cổng thanh toán quốc tế: Ma trận chuyển tiền không dấu vết

Không những vậy, cổng thanh toán quốc tế còn bị lợi dụng trong việc chuyển nhận tiền không rõ nguồn gốc. Bên
trong các hội nhóm kiếm tiền online, mỗi ngày có tới cả trăm bài viết quảng cáo về các website, ứng dụng ẩn
danh mọc lên, bán các gói nhiệm vụ như đào kim cương, đào vàng, like video trên Tiktok…

Những bài viết này quảng cáo có thể thu nhập từ hàng chục triệu mỗi tháng và hàng trăm triệu mỗi năm từ các
gói nhiệm vụ. Hầu hết trong số này đều cho phép người chơi nạp rút tiền ngay về tài khoản Paypal,
Payoneer,… Những hình thức này đã bị cảnh báo tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người chơi khi tham gia.

Trốn thuế qua cổng thanh toán quốc tế: Ma trận chuyển tiền không dấu vết

Anh H.V (25 tuổi, TPHCM) hiện sở hữu 3 kênh Youtube với doanh thu lên tới hơn 150 triệu đồng/tháng, có những
tháng cao điểm, con số thu về gấp nhiều lần.

“Tôi không nhận trực tiếp nguồn tiền từ YouTube mà có một đối tác tin cậy ở Châu Âu nhận thay rồi chuyển lại
cho tôi như người thân, bạn bè chuyển khoản thông thường” – anh H.V. kể. Như vậy, theo anh H.V chia sẻ, anh
chỉ tốn 3% phí hoa hồng cho đối tác nhận tiền ở Châu Âu, thay vì 5% thuế giá trị gia tăng và 2% thuế thu
nhập cá nhân theo quy định đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh trên 100 triệu đồng/năm.

Việc chuyển tiền có tính chất cá nhân như trên ở một số cổng thanh toán là hoàn toàn miễn phí và tức thời.
Theo Youtuber này cho biết, trong giới kiếm tiền trên Facebook, YouTube hay các nền tảng nước ngoài, có một
lượng lớn nhận tiền doanh thu thông qua Paypal, Payoneer và sau đó không kê khai để đóng thuế.

Trốn thuế qua cổng thanh toán quốc tế: Ma trận chuyển tiền không dấu vết

Nhằm mục đích lách các quy định về tỉ giá, về phí chuyển khoản hay thậm chí là cả sự truy vết của cơ quan
chức năng, thị trường ngầm mua bán, trao đổi tiền trên cổng thanh toán quốc tế đã hình thành. Từ nhóm kín
đến đời thực, những giao dịch không vết dấu diễn ra, trở thành thách thức thực sự cho công tác quản lý hoạt
động này.

Trốn thuế qua cổng thanh toán quốc tế: Ma trận chuyển tiền không dấu vết

Theo khảo sát của PV, “chợ đen” mua bán ngoại tệ hoạt động nhộn nhịp nhất trong các hội nhóm kín trên
Facebook. Có đến hàng chục hội nhóm tương tự nhau cùng phục vụ cho mục đích này như “Cộng đồng kiếm tiền
Paypal”; “Trao đổi mua bán Paypal”; “Cộng đồng MMO – Kiếm tiền online Paypal”,…

Trong nhóm kín “Mua bán trao đổi tiền Paypal” có hơn 15 nghìn thành viên, có thể dễ dàng thấy các bài đăng
mua bán tiền Paypal được đăng tải liên tục với những nội dung như: “Nhận thu mua tiền Paypal, tỷ giá cao, ai
cần liên hệ”; “Cần bán 140 USD Paypal, tỷ giá 22”, “Bác nào có Paypal bán cho mình, thu mua cả nhỏ lẻ”,…
Từ đó những người có nhu cầu sẽ tự trao đổi và mua bán với nhau. Hầu hết các giao dịch diễn ra trực tuyến,
nhanh gọn.

Trốn thuế qua cổng thanh toán quốc tế: Ma trận chuyển tiền không dấu vết

Theo tìm hiểu, lý do thị trường chợ đen được ưa chuộng bởi nó nằm ngoài mọi quy định, mọi sự kiểm soát để
truy vết. Đơn cử như việc cổng thanh toán Paypal có những quy định khắc nghiệt như: Nếu chuyển tiền với mục
đích thương mại, bạn sẽ bị mất thêm một khoản phí giao dịch. Hoặc khi rút tiền từ Paypal về ngân hàng Việt
Nam, bạn sẽ bị mất phí 60 ngàn đồng cho một lần rút. Ngoài ra, khi rút tiền về thẻ ngân hàng sẽ bị chênh
lệch tỉ giá, thường thấp hơn so với tỉ giá ngoài thị trường. Và để nhận được tiền trong thẻ, thường sẽ phải
chờ đợi từ 2 – 4 ngày làm việc, như thông báo của cổng thanh toán này.

Chính vì lẽ đó, thị trường “chợ đen” mua bán tiền trong tài khoản Paypal ra đời. Việc mua bán diễn ra theo
cách bắn tiền ngoại tệ từ tài khoản Paypal này sang tài khoản Paypal khác và nhận lại bằng chuyển khoản trực
tiếp tiền VND không qua cổng hoặc tiền mặt. Tỷ lệ chuyển đổi ngoại tệ được hai bên tự thỏa thuận.

Trốn thuế qua cổng thanh toán quốc tế: Ma trận chuyển tiền không dấu vết

Một ngày giữa tháng 12, trong vai một người có nhu cầu mua tiền trong tài khoản Paypal, PV đã bắt mối với
một đầu thu mua có tên S.P.

“Anh mua 100 USD đúng không, tỉ giá 22.8” – người này ngay lập tức vào việc. Để nhận được 100USD trong tài
khoản Paypal, PV phải chuyển cho người này 2,28 triệu đồng. Qua nhiều lần thuyết phục, PV lấy lý do muốn
giao dịch trực tiếp cho đảm bảo, người này mới chấp nhận gặp mặt để trao đổi.

Cuộc giao dịch diễn ra ngay tại một quán cà phê nằm trên phố Xã Đàn (Hà Nội). S.P khoảng 30 tuổi, 2 năm trở
lại đây bắt đầu thu mua tiền Paypal để ăn chênh lệch. Ngay sau khi nhận được tiền từ phía PV và hỏi địa chỉ
email, S.P tiến hành thao tác chuyển tiền trong ứng dụng Paypal trên điện thoại. Thông báo nhận tiền đến
email của PV gần như tức thời. Cuộc giao dịch diễn ra chỉ trong vài phút.

Trốn thuế qua cổng thanh toán quốc tế: Ma trận chuyển tiền không dấu vết

Đầu mối này cho biết việc mua bán tiền Paypal diễn ra hết sức phổ biến, trong các nhóm kín đã từng có người
rao bán, thu mua những giao dịch hàng chục nghìn USD. “Giá thu mua thường dao động 21 – 22 (1 USD được định
giá 21.000 – 22.000 VND), còn nếu cao thì sẽ hơn 22 một chút. Còn người ta bán ra Paypal sẽ có giá trung
bình thường sẽ là 22.7 trở lên, tùy vào số lượng khi giao dịch nữa” – S.P cho hay.

Trốn thuế qua cổng thanh toán quốc tế: Ma trận chuyển tiền không dấu vết

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Phạm Xuân Hòe – chuyên gia tài chính ngân hàng (nguyên Phó Viện trưởng
Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước) cho biết, thực tế việc chuyển tiền qua qua các cổng thanh
toán như Paypal và một số cổng khác đã trở nên rất thông dụng. Vấn đề ở đây là kiểm soát những biến tướng
đằng sau các giao dịch đó.

Trốn thuế qua cổng thanh toán quốc tế: Ma trận chuyển tiền không dấu vết

“Đó là hiện tượng chảy máu ngoại tệ. Khi người dân có nhu cầu chuyển tiền cho con du học, đầu tư, mua thẻ
xanh định cư… điều này sẽ nảy sinh kết nối giữa thị trường ngoại tệ trên mạng với thị trường ngoại tệ ngầm
ở Việt Nam. Câu chuyện này có thể diễn ra rất nhộn nhịp và khủng khiếp. Nhưng cơ quan thuế không thu được
đồng nào” – ông Phạm Xuân Hòe nói.

Chuyên gia tài chính ngân hàng này cho rằng, Việt Nam cần một cổng duy nhất để kiểm soát thanh toán ra vào
nền kinh tế. Ngoài ra, cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc cập nhật xu hướng biến đổi của công nghệ, cơ quan quản
lý nhà nước phải theo kịp câu chuyện công nghệ phát triển. Từ đó, hành lang pháp lý cũng phải thay đổi thì
mới cải thiện được thực trạng nêu trên.

Trốn thuế qua cổng thanh toán quốc tế: Ma trận chuyển tiền không dấu vết

Theo luật sư Trương Thanh Đức, những hành vi trốn thuế từ 50 triệu đồng trở lên, có hành vi gian lận, che
giấu nhằm không nộp đủ, không kê khai, trốn tránh thuế, tùy theo tính chất mức độ có thể bị xử phạt cao nhất
lên tới 20 năm tù.

Đến nay, hàng loạt cổng thanh toán quốc tế như Paypal, Payoneer,… hiện vẫn chưa được Ngân hàng Nhà nước
cấp
giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Chúng đang trở thành công cụ đắc lực cho các
giao
dịch tài chính bất hợp pháp, trốn tránh trách nhiệm nộp thuế theo quy định của Nhà nước. Vì vậy, các giải
pháp
để quản lý và kiểm soát các hoạt động trên tại Việt Nam là rất cần thiết và cấp bách, cần sự nhanh chóng vào
cuộc của các cơ quan chức năng.

Trốn thuế qua cổng thanh toán quốc tế: Ma trận chuyển tiền không dấu vết

Ngày 31.12, trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Lao Động, ông Đặng Ngọc Minh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục
Thuế – cho biết: “Đối với việc trốn thuế qua các hình thức thanh toán, trước hết, cần kiểm tra xem việc
thanh toán đó có được phép không.

Hiện nay trong kinh tế số, tôi tin có những lĩnh vực chưa có trong quy định. Ví dụ, với Bitcoin hiện nay
chưa có quy định nào cho phép thanh toán qua Bitcoin nhưng thực tế cộng đồng mạng vẫn tồn tại hiện tượng
thanh toán qua Bitcoin. Trước hết, hoạt động có hợp pháp không? Tổng cục thuế sẽ phải ngồi lại với Ngân hàng
nhà nước để bàn bạc. Tổng cục thuế sẽ trao đổi với các bên để yêu cầu cung cấp thông tin.
Đối với các doanh thu từ Facebook, Amazon… khi xây dựng Thông tư, chúng tôi có kế hoạch mời các đơn vị này
vào để trao đổi, thống nhất về quan điểm, yêu cầu họ tuân thủ chính sách Việt Nam và trao đổi thông tin với
cơ quan thuế.
Hiện tại thông qua những số liệu từ cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, chúng tôi tiếp tục làm việc với cá
nhân và doanh nghiệp có nguồn thanh toán từ Google, Facebook…

Chúng tôi có quyền yêu cầu các doanh nghiệp khi đã đăng kí nộp thuế ở Việt Nam thì phải trao đổi thông tin
cho cơ quan thuế và có thể sẽ có cơ chế cho việc thực hiện khấu trừ trước khi trả cho người dân, doanh
nghiệp”.