Trung Quốc thời phong kiến
Tuần 9, Tiết 9
Chương III – TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
Bài 5 – TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
(Tiết 2)
I.
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Học sinh hiểu được sự phát triển rực rỡ của thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến về Tư tưởng, tôn giáo; Sử học; Văn học và Khoa học- kĩ thuật.
2. Năng lực:
Khái quát được các thành tựu của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến. Phân biệt được Nho giáo và Phật giáo. Biết được sự phát triển của sử học Trung Quốc thời phong kiến. Liệt kê được thành tựu về Văn học và Khoa học- kĩ thuật của Trung Quốc thời phong kiến.
3. Phẩm chất:
Qúy trọng các di sản văn hóa trên thế giới, hiểu được ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam.
4. Định hướng phát triển năng lực :
Hình thành năng lực tự học, hợp tác, trình bày cho học sinh…
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
SGK Lịch sử lớp 10, các video về thành tựu về văn học và kiến trúc, tranh ảnh liên quan bài học (Internet). Phần mềm dạy học: ZOOM, Google Meeting,….
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
* Mục tiêu:
Với việc HS quan sát một số hình ảnh liên quan đến lịch sử đất nước Trung Quốc thời Minh, Thanh. Thông qua các hình ảnh, HS sẽ biết được đó là những bộ phim, những tác phẩm lớn, nổi tiếng tái hiện lịch sử Trung Quốc. Ngoài những tác phẩm nổi tiếng các em đã biết thông qua các bộ phim, thời phong kiến Trung Quốc còn đạt được nhiều thành tựu văn hóa rực rỡ trên các lĩnh vực khác. Từ đó kích thích
thành kiến thức mới của bài học.
* Phương thức:
– GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát những bức ảnh và thảo luận một số vấn đề dưới đây:
-
Dựa vào hình ảnh, các em cho biết tên các bộ phim
-
?Những tiểu thuyết nổi tiếng nào đã được chuyển thể thành các bộ phim trên?
* Gợi ý sản phẩm:
Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
.4. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến
Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến
* Mục tiêu
– Trình bày được những thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến.
* Phương thức (hoạt động cá nhân, nhóm)
– Đọc thông tin trong sách giáo khoa kết hợp quan sát một số hình ảnh
– GV tổ chức hoạt động nhóm : chia lớp thành 4 nhóm, thời gian thảo luận 5 phút.
Nhóm 1
:
Thành tựu trên lĩnh vực tư tưởng? Những quan điểm cơ bản của Nho giáo? Tại sao Nho giáo là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến?
Nhóm 2
:
Thành tựu trên lĩnh vực sử học, văn học? Những hiểu biết của mình về bộ Sử kí – một tác phẩm nổi tiếng của Trung Quốc?
Nhóm 3
:
Thành tựu trên lĩnh vực khoa học kĩ thuật? Hãy giới thiệu về một số tác phẩm văn học tiêu biểu?
Nhóm 4
:
Thành tựu trên lĩnh kiến trúc? Trình bày về 4 phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến
– Các nhóm báo cáo sản phẩm
– Giáo viên nhận xét, đánh giá
* Gợi ý sản phẩm
Nhóm 1:
– Thành tựu trên lĩnh vực tư tưởng
+ Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, là cơ sở lí luận, tư tưởng và công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến .
+ Phật giáo: thịnh hành nhất là thời Đường
– Những quan điểm cơ bản của Nho giáo: Quan hệ “Tam cương”: vua – tôi, cha – con, chồng – vợ, trong đó chú ý đến việc giáo dục con người phải thực hiện bổn phận với quốc gia là tôn quân.
– Nho giáo là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến vì: đưa ra những tiêu chuẩn đạo đức nhằm cải tạo con người, chế độ phong kiến dựa vào Nho giáo để duy trì và củng cố quyền lực để cai trị xã hội ổn định. Xã hội phong kiến tồn tại được là do lấy nho giáo làm cơ sở lý luận…
Nhóm 2:
–
Thành tựu trên lĩnh vực sử học
+ Sử kí của Tư Mã Thiên
+ Thời Đường: Sử quán được thành lập
– Sử kí của Tư Mã Thiên: là một tác phẩm đồ sộ, công trình sử học lớn nhất của Trung Quốc
–
Thành tựu trên lĩnh vực văn học
+
Thơ Đường: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị…
+ Tiểu thuyết thời Minh, Thanh: Thủy Hử của Thi Nại Am, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, Tây du kí của Ngô Thừa Ân…
– HS có thể dựa vào kiến thức văn học để giới thiệu một số bài thơ Đường, hoặc về một số tiểu thuyết nổi tiếng (dựa vào phần chữ nhỏ SGK, qua phim ảnh, Internet..)
Nhóm 3:
–
Thành tựu trên lĩnh vực KHKT
+ Nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực Toán học, thiên văn, y học…
+ 4 phát minh quan trọng có cống hiến với nền văn minh nhân loại là giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng
–
Trình bày về 4 phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến
+ Giấy🙁 năm 105 một viên quan thời Đông Hán là Thái Luân đã phát minh ra cách dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách…để làm giấy. Từ đó nghề sản xuất giấy trở thành một nghề mới, tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng của văn hóa Trung Quốc)
+ In
: (phát minh từ thời Đường. Đến giữa thế kỉ XI, Tất Thăng – một người dân thường đã phát minh ra cách in chữ rời bằng đất nung. Đến đầu thế kỉ XIV, thay chữ đất nung bằng chữ gỗ)
+ La bàn: (vào thế kỉ XI, người ta biết dùng sắt mài lên đá nam châm để thu hút từ tính rồi dùng miếng sắt đó vào việc làm la bàn, la bàn lúc đầu chỉ là miếng sắt có từ tính xâu qua cọng rơm thả nổi trong bát nước hoặc treo bằng sợi tơ ở chỗ kín gió. Việc phát minh ra la bàn tạo điều kiện cho sự phát triển nghề hàng hải ở Trung Quốc)
+ Thuốc súng: (là thành tích ngẫu nhiên của các nhà luyện đan. Từ xưa, người Trung Quốc tin rằng có thể luyện được vàng và thuyết trường sinh bất lão. Nguyên liệu dùng là lưu huỳnh, diêm tiêu và than gỗ. Đến đời Đường, mục đích của họ thì không đạt được trái lại gây nên những vụ nổ hoặc cháy. Và thế là người ta tìm ra được cách làm thuốc súng.)
Nhóm 4:
– Kiến trúc: Vạn lí trường thành, cung điện cổ kính, những bức tượng phật sinh động..
Hoạt động 2: Trình bày và nhận xét về các thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến thông qua kênh hình SGK
* Phương thức: (hoạt động cá nhân)
– Giáo viên giới thiệu về hình 13 trong SGK (Cố cung Bắc Kinh), hình 14( Vạn lí trường thành), hình 15 (Tượng phật có sự cân đối hài hòa, trang nhã cho thấy nghệ thuật tạc tượng của người Trung Hoa đã đạt tới mức tinh xảo).
– GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo: Thông qua 3 hình ảnh trong SGK, em có nhận xét gì về những thành tựu của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến?
* Gợi ý sản phẩm
1. Cố cung là hoàng cung của hai triều đại phong kiến Minh, Thanh, nằm tại trung tâm thành phố Bắc Kinh. Cố cung được bắt đầu xây dựng từ 1406 và hoàn thành năm 1420. Cố cung là một quần thể kiến trúc lớn nhất, có giá trị nghệ thuật cao. Các kiến trúc quan trọng của Cố cung đều nằm trên một đường trục nam – bắc ở chính giữa, hai bên là các kiến trúc phụ đối xứng nhau. Cố cung là một quần thể kiến trúc gồm điện Thái Hòa, Trung Hòa, Bảo Hòa, cung Càn Thanh, điện Giao Thái, Ngự hoa viên…. Cố cung có khoảng 100cung với 8600 gian phòng lớn nhỏ. Bố trí kiến trúc theo nguyên tắc nhấn mạnh trục giữa, hai bên đối xứng nhau, đồng thời xây dựng to nhỏ khác nhau…Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật hoàn mĩ của Trung Quốc, thể hiện óc thẩm mĩ cũng như tài năng sáng tạo của người Trung Quốc xưa, đồng thời cũng nói lên sự xa hoa của các triều đại phong kiến nhà Minh, Thanh.
2
. Vạn lí trường thành của Trung Quốc: là một bức tường thành bằng đá và đất, có chiều dài đến vạn dặm tức là hơn 5000km đi qua tổng cộng 9 tỉnh thành và khu tự trị của Trung Quốc. Trường thành đầu tiên xuất hiện tự thời Xuân Thu, đến thời Hán rồi các nước thời Nam – Bắc triều một số đoạn trường thành được tiếp tục xây dựng thêm.Đến nay Vạn lí trường thành có tới 2700 năm lịch sử, là công trình phòng ngự nổi tiếng nhằm chống lại sự xâm lăng của các dân tộc du mục ở phía bắc. Trường thành xây trên địa hình phức tạp, khi thì leo lên đỉnh núi, khi thì bò xuống khe sâu, khi thì khuất trong bãi cát. Ngày nay nó đã mất đi ý nghĩa phòng thủ quân sự nhưng vẫn sừng sững trên đất nước Trung Hoa, xứng đáng là một kì quan kiến trúc của con người
3. Tượng phật có sự cân đối hài hòa, trang nhã cho thấy nghệ thuật tạc tượng của người Trung Hoa đã đạt tới mức tinh xảo.
4.
Giáo viên kêu học sinh nhận xét và chốt ý:
t
hông qua hình ảnh trong SGK, có thể thấy rằng Trung Quốc đã đạt được rất nhiều thành tựu rực rỡ về văn hóa. Những công trình ấy thể hiện óc thẩm mĩ và sức sáng tạo kì diệu và tinh thần lao động bền bỉ của dân tộc Trung Hoa. Nghệ thuật với những nét đặc sắc đạt tới trình độ tinh xảo, những tác phầm văn học nổi tiếng…đó là thành tựu của Trung Quốc và của cả nhân loại.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về
một số thành tựu văn hóa tTrung Quốc.
* Phương thức: (hoạt động cá nhân)
– GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo: Trình bày 1 thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc thời phong kiến?
*Dự kiến sản phẩm
:
Học sinh trình bày
1 trong các thành tựu sau: thành tựu khoa học kĩ thuật, kiến trúc , tư tưởng
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
–
Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn
*Phương thức:
– GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
1. Văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng đến thế giới và Việt Nam như thế nào?
2. Suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa.
– GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…
*Gợi ý sản phẩm:
1.
Văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng đến thế giới và Việt Nam: phong tục tập quán, chữ viết, tôn giáo…
2.
Trong thời đại toàn cầu hóa, Việt Nam hòa nhập nhưng không “hòa tan”, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc….
Mục lục bài viết