“Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận – Hồn Chăm giữa lòng thành phố”, là câu nói mà du khách đề cập đến một điểm tham quan mới, hấp dẫn ở Ninh Thuận. Vậy, đó là điểm nào? Không đâu khác,

Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận

Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm

Theo các nhà nghiên cứu, Vương quốc Chăm Pa độc lập được ra đời từ năm 192, qua hơn ngàn năm phát triển, lúc thịnh lúc suy cho đến thế kỷ thứ 10 thì bắt đầu suy yếu. Thời cực thịnh, lãnh thổ Chăm Pa có lúc lên đến gần 200 ngàn cây số vuông, đến năm 1832 thì vương quốc này hoàn toàn bị thôn tính.

Ninh Thuận hiện nay là tỉnh duy nhất có một đơn vị thực hiện chức năng nghiên cứu về văn hóa Chăm. Đội ngũ cán bộ được đào tạo và đầy tâm huyết với các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ trưng bày mở rộng, nâng cao để có nhiều công trình giá trị, phát huy tốt các giá trị di sản văn hóa Chăm trong đời sống xã hội, góp phần giữ gìn, phát huy vốn văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung.

Từ Kega Lighthouse Resort về chạy về Phan Rang, Trung tâm nằm ở 28 Đường Tô Hiệu, phường Tấn Tài, cách bảo tàng Ninh Thuận chưa đầy 500m.

Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo Văn hóa Chăm được thành lập ngày 19/01/1993. Sau được đổi thành Trung tâm nghiên cứu Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận. Là đơn vị mang tính đặc thù riêng biệt trong hệ thống các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận, chuyên làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về văn hóa Chăm trên cả nước.

Từ ngày thành lập đến nay, Trung tâm đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu nhiều chuyên đề về văn hóa Chăm và văn hóa các dân tộc khác có liên quan với người Chăm do tiếp biến, giao lưu văn hóa trong quá trình lịch sử; tiến hành sưu tầm, phục chế trên 1.500 hiện vật. Trong đó có nhiều hiện vật gốc đưa vào trưng bày giới thiệu tại chỗ, bao gồm: công cụ lao động sản xuất, dụng cụ sinh hoạt, sản phẩm và vật dụng nghề thủ công truyền thống, trang phục, trang sức, phương tiện vận chuyển, tranh, tượng, nhạc cụ, thư tịch cổ và các cổ vật khác.

Trung tâm cũng tổ chức và phối hợp tổ chức trưng bày, triển lãm chuyên đề, lưu động nhiều cuộc phục vụ những ngày lễ, kỷ niệm, ngày hội văn hóa Chăm, văn hóa các dân tộc ở trong và ngoài tỉnh do Trung ương, địa phương tổ chức. Đơn vị đã được các nhà sưu tầm ưu ái hiến tặng hiện vật về văn hóa Chăm quý giá. Trong đó có các nhà Sưu tập cổ vật: Lâm Dư Thanh ở Châu Ổ, Quảng Ngãi; Diệp Gia Tùng ở thành phố Hội An; Nguyễn Ngọc Ẩn ở Mũi Né, Phan Thiết; Nguyễn Văn May ở Bình Thuận; Nguyễn Duy Trường ở Đà Lạt; Thái Hùng Lâm ở Đà Lạt;

Trung tâm cũng đã kết nối với các nhà sưu tầm, nhân sỹ trí thức Chăm ở Ninh Thuận như: Trượng Tốn; Quảng Văn Đại; Kiều Văn Mạnh; Bá Trung Phụ; Phú Thị Thu; Nguyễn Chí Sơn – Nhà sách Nhân Văn…

Trung tâm hiện có hệ thống phòng đọc hơn 1.200 bản sách, tư liệu chuyên khảo phục vụ công tác nghiên cứu. Tư liệu thô hiện đang lưu trữ là hàng trăm tư liệu chuyên đề gồm những tư liệu khảo cứu về văn hóa Chăm trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên… Bên cạnh đó, còn có một số chuyên đề nghiên cứu về văn hóa Raglai, Chu ru, K’ho, Chăm H’roi…

Hàng năm, Trung tâm mở cửa phục vụ khách tham quan, nghiên cứu trong và ngoài nước đến học tập, tìm hiểu, tra cứu tư liệu để viết chuyên đề, luận văn hàng ngàn lượt; tổ chức truyền dạy nhạc cụ dân tộc Chăm, tổ chức Hội thi diễn tấu nhạc cụ và hát dân ca Chăm – Raglai toàn tỉnh; phối hợp tổ chức trưng bày chuyên đề giới thiệu về văn hóa Chăm cùng với các dân tộc khác.

Ai đó hoài niệm về một vương quốc có hơn ngàn năm tuổi rồi biến mất có thể ghé thăm Trung tâm để hiểu thêm về đời sống văn hóa, tín ngưỡng và sinh hoạt thường ngày của người Chăm nhiều thế kỷ qua và về văn hóa Chăm qua các giai đoạn lịch sử.

Tượng bàn thân vua Po Klong Garai phục chế 2009, hiện đang trưng bày tại trung tâm

Tượng bàn thân vua Po Klong Garai phục chế 2009, hiện đang trưng bày tại trung tâm

 

Bò thần Nadin - vật cưỡi của vua Po Klong Garai

Bò thần Nadin – vật cưỡi của vua Po Klong Garai

 

 

Khám phá Trung tâm nghiên cứu Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận – Hồn Chăm giữa lòng thành phố

Đầu tiên, trong không gian rộng lớn của khoảng sân, cây cối và nhà trưng bày, văn phòng làm việc của các ban chuyên trách của Trung tâm. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt du khách là vườn gốm như chum, vại, bình, … với đầy đủ kích cỡ lớn nhỏ khác nhau.

Vườn gốm truyền thống Chăm Ninh Thuận

Vườn gốm truyền thống Chăm Ninh Thuận

Điểm nhấn của vườn gốm này là được tạo nán bởi những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân danh tiếng làng Chăm Bàu Trúc. Đặc biệt, làng gốm tuy đơn sơ nhưng là sự mô phỏng đang tự hào về một ngành nghề truyền thống cổ nhất Đông Nam Á. Đó là tinh hoa, nghệ thuật và niềm tự hào mà trung tâm cũng như làng Chăm Bàu Trúc đang sở hữu.

Các sản phẩm đều được làm từ những đôi ban tay tài hoa của các nghệ nhân làng Chăm Bàu Trúc

Các sản phẩm đều được làm từ những đôi ban tay tài hoa của các nghệ nhân làng Chăm Bàu Trúc

Qua vườn gốm, đi lên bậc tam cấp là hình ảnh của cối giã gạo, cối xay gạo và cỗ xe trâu, những hình ảnh quen thuộc, hết sức thân thương trong đời sống hàng ngày của đồng bào Chăm. Dẫu là vậy, nhưng hôm nay để tìm được những đồ này tại các làng Chăm là vô cùng khó. Bởi lẽ, cuộc sống hiện nay của đồng bào đã được thay thế bằng các công công cụ, máy móc hiện đại.

Không gian trực bày các hiện vật gắn liền với đời sống hàng ngày

 

Không gian trực bày các hiện vật gắn liền với đời sống hàng ngày

 

Cỗ xẻ trâu cỗ được đóng hoàn toàn bằng gỗ

Cỗ xẻ trâu cỗ được đóng hoàn toàn bằng gỗ

Từ cỗ xe trâu trưng bày ở không gian bên ngoài, theo cửa dẫn vào lối tham quan tầng 1 của nhà trưng bày là nơi hiện hữu nhiều hiện vật về trang phục, gốm, hình ảnh, tượng bò thần Nadin, Mukhalinga, tượng bán thân vua Po Klong Garai, biểu tượng trên các lá bùa chú của các tu sĩ Chăm theo tín ngưỡng Bàlamôn và Bàni, khu vực trưng bày nhạc cụ biểu diễn trong các nghi lễ, … các hiện vật làm bằng đồng, sắt, khung dệt thổ cẩm truyền thống, văn thư, thư tịch cổ, …. Tất cả đều phô bày về một nền văn hóa Champa đặc sắc, mang nét riêng biệt không trùng lẫn với dân tộc nào.

Hình ảnh chụp chân dung các phụ nữ Chăm Ninh Thuận

Hình ảnh chụp chân dung các phụ nữ Chăm Ninh Thuận

 

Không gian trưng bày Mukhalinga gắn liền với vua Po Klong Garai

Không gian trưng bày Mukhalinga gắn liền với vua Po Klong Garai

 

Nơi trưng bày các nhạc cụ dân tộc của đồng bào Chăm

Nơi trưng bày các nhạc cụ dân tộc của đồng bào Chăm

Tiếp tục di chuyển từ tầng 1 lên tầng 2. Một không gồm các hiện vật như gốm sứ qua các thời kỳ, các chum, vại trong quá trình khảo cổ, sưu tầm, không gia đặt tượng thờ vua Po Rome – vị vua độc lập cuối cùng của Champa, … và đặc biệt là những sắc tứ, sắc mệnh qua các thời vua triều Nguyễn, từ thời Gia Long đến Khải Định sẽ hiện ra trước mắt bạn.

Một biểu tượng trong bùa chúa các các chức sắc Chăm

Một biểu tượng trong bùa chúa các các chức sắc Chăm

 

Khu vực trưng bày các thư tịch cổ

Khu vực trưng bày các thư tịch cổ

Phải nói rằng, sự xuất hiện của những sắc mệnh qua các thời vua triều Nguyễn đã đánh bật lên giá trị lớn của tầng trưng bày thứ 2 này. Nói đúng hơn, đây là những tài liệu vô cùng quý cho những ai thích nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử người Chăm nói riêng và tỉnh Thuận Hải (nay là Bình Thuận và Ninh Thuận) nói chung.

Khu vực trưng bày sắc mệnh triều Nguyễn và các chum vại cổ

Khu vực trưng bày sắc mệnh triều Nguyễn và các chum vại cổ

 

Cận cảnh một sắc mệnh triều Nguyễn

Cận cảnh một sắc mệnh triều Nguyễn

Bên cạnh đó, tại tầng 2 bạn còn được dịp chiêm ngắm, tận tay sờ nhiều sản phẩm gốm độc đáo được khai vật trong những lần khảo cổ tại Phan Rang và do các nhà nghiên cứu, khảo cổ, nhà sưu tầm tặng.

Các hiện vật được sưu tầm từ những lần khai quật

 

Tượng bán thân vua Po Rome - vị vua độc lập cuối cùng của Champa

Tượng bán thân vua Po Rome – vị vua độc lập cuối cùng của Champa

Trên đây chỉ là những điểm nổi cơ bản về một cơ quan đơn nhất, chuyên trách về nghiên cứu, sưu tầm, phát hiện, bảo lưu và trưng hiện vật văn hóa Chăm. Đó là chưa kể đến không gian đang lưu trữ 1,200 bản sách tư liệu chuyên khảo phục vụ nghiên cứu. Chắc chắn, nếu bạn là người thích khám phá, tìm hiểu về văn hóa Chăm thì Trung tâm nghiên cứu Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận là nơi không thể bỏ qua.

Thông tin tham quan Trung tâm nghiên cứu Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận

  • Địa chỉ: Số 28 đường Tô Hiệu, phường Tấn Tài, Tp Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

  • Thời gian: từ 7h30 – 17h00 hàng ngày.

  • Giá vé: 15,000 vnđ/người lớn, 7,000vnđ/trẻ em (dưới 10 tuổi).

  • Hướng dẫn đường đi: Tại trung tâm thành phố Phan Rang (ngã 4 Phan Rang, ngay công viên 16 tháng 4), đi về hướng quán bánh canh Nhường (đường Ngô Gia Tự), rẽ trái đi thẳng vào 50m – đến Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận.

Nguồn: internet