Trung thu 2022 vào ngày nào dương lịch, âm lịch?

Tết Trung thu có 3 truyền thuyết được biết đến nhiều nhất là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng của Trung Quốc và Sự tích chú Cuội của Việt Nam.

Theo một số nhà khảo cổ học thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân – Thu. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam, là một ngày lễ hội mừng thu hoạch được mùa, vào lúc nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.

Điển tích về Tết Trung thu của Trung Quốc

Tết Trung thu của Trung Quốc bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết.

Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chạm mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung thu.

Ngoài ra, cũng có một tích khác của Trung Quốc liên quan đến nguồn gốc ngày Trung thu đó là sự tích Hằng Nga và Hậu Nghệ.

Tại Việt Nam, nguồn gốc của Tết Trung thu gắn liền với sự tích chú Cuội.

Xổ số miền Bắc