Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc: Cho thuê trụ sở có đúng quy định?

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc: Cho thuê trụ sở có đúng quy định? - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Trụ sở Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc.

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc (trụ sở tại Phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được biết đến với nhiệm vụ đào tạo cán bộ ở bậc cao đẳng, trung học và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý thuộc các chuyên ngành: Âm nhạc, Thanh nhạc, Mỹ thuật, Múa, Văn hóa quần chúng, đồng thời là trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của các tỉnh miền núi phía Bắc (bao gồm các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên và các huyện miền núi của các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc…).

Theo ông Nguyễn Minh Cường – Quyền Hiệu trưởng trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc, việc tuyển sinh của nhà trường trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn và luôn cố gắng tuyển sinh để đáp ứng đủ chỉ tiêu. Học sinh, sinh viên theo học trong trường chủ yếu là con em người đồng bào dân tộc thiểu số và được thụ hưởng những chi phí về ăn ở, sinh hoạt và đào tạo theo chế độ đãi ngộ của nhà nước. Khuôn viên trường có diện tích rộng khoảng 3,5ha với đầy đủ các khối nhà chức năng phục vụ cho hoạt động đào tạo, khu giảng đường có thể đáp ứng giảng dạy lên tới 1.200 học sinh, sinh viên.

Liên quan đến việc Hợp đồng cho thuê trụ sở của trường, ông Cường cho biết, do ông Nguyễn Văn Minh (nguyên Hiệu trưởng) ký và nắm giữ. Ông Minh về hưu và hiện đang đi nước ngoài nên Hợp đồng cho thuê đang được ông Minh nắm giữ, mọi vấn đề liên quan đối với việc cho thuê địa điểm như: Có được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận, các điều khoản trong hợp đồng và các hoạt động sử dụng tài chính từ việc cho thuê đó như thế nào ông Cường không biết được chính xác.

ADVERTISEMENT

Theo ông Cường, nhiều đơn vị khác hỏi thuê trụ sở của trường nhưng ông không đồng ý bởi việc sử dụng tài sản công phải đáp ứng nhiều điều kiện. Trường đang xây dựng đề án gửi Bộ và phải được Bộ chấp thuận, đáp ứng được những quy định mới có thể cho thuê được. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang chỉ đạo rà soát tất cả các trường trực thuộc, phải làm đề án mà được chấp thuận thì mới được cho thuê.

Video đang HOT

Nỗ lực chưa thể lấp đầy thiếu thốn

Tuy nhiên, ở nhiều trường học vùng khó, đây vẫn là rào cản cho dù đội ngũ giáo viên đã không ngừng nỗ lực trong dạy học và nâng cao chuyên môn.

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc: Cho thuê trụ sở có đúng quy định? - ảnh 2

Trường Tiểu học Định Sơn (Cẩm Giàng, Hải Dương). Ảnh: Đức Trí

Thiếu… điểm tựa

Theo thầy Đinh Đức Nhật, giáo viên Tiếng Anh, Trường THPT Nho Quan A (Ninh Bình), cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học chiếm 30% trong sự thành công, hiệu quả của việc dạy học ngoại ngữ của nhà trường. Ứng dụng thiết bị công nghệ thông tin vào dạy học giúp khai thác được hình ảnh trực quan sinh động, khối từ vựng lớn.

Từ đó, giáo viên có thể phát triển kỹ năng học ngoại ngữ; bài giảng thêm phong phú, học sinh thấy hấp dẫn, dễ tiếp thu. Nếu không có thiết bị đồng bộ thì việc phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết khi học tiếng Anh sẽ hạn chế. Dạy học truyền thống trên bảng chỉ có thể tập trung vào từ vựng, ngữ pháp.

ADVERTISEMENT

Vai trò của thiết bị dạy học quan trọng như vậy, song cũng như nhiều trường vùng khó, tại Trường THPT Nho Quan A việc giảng dạy nhiều năm qua chỉ có ít lớp học được lắp máy chiếu. Dạy học tiếng Anh cơ bản theo phương pháp truyền thống. Năm học này, trường được đầu tư 1 phòng học Tiếng Anh đạt chuẩn nhưng để sử dụng cho các khối lớp thì quá tải.

“Để bảo đảm thiết bị, đồ dùng dạy học cơ bản, nhà trường phát động, khuyến khích giáo viên tự tạo đồ dùng dạy học đơn giản, tận dụng thiết bị cũ. Song nỗ lực đó cũng không thể lấp đầy những thiếu thốn vật chất. Giáo viên thường tự bỏ tiền để in tranh ảnh, tài liệu… giúp học sinh dễ nắm bắt bài giảng. Nếu có thiết bị dạy học hiện đại ứng dụng vào giảng dạy chắc chắn giáo viên sẽ không vất vả trong việc khai thác học liệu…”, cô Mạ trao đổi.

Được phân công dạy tăng cường cho 2 Trường PTDTBT Tiểu học, THCS Tả Giàng Phình (thị xã Sa Pa, Lào Cai), cô Ngô Xa Mạ, giáo viên Tiếng Anh, cho hay: Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Tiếng Anh ở cả 2 trường đều hạn chế. Nếu như Trường THCS Tả Giàng Phình chỉ có 2 phòng học lắp máy chiếu thì trường tiểu học còn “trắng” thiết bị dạy học hiện đại, không có phòng học chuyên biệt.

Tương tự, Trường PTDTBT THCS Khao Mang (Mù Cang Chải, Yên Bái) có 13 lớp, hơn 500 học sinh nhưng chỉ có 3 máy chiếu (trong đó 2 máy chiếu hỏng không sử dụng được), 1 màn hình, không có phòng học chức năng.

Trao đổi về khó khăn giáo viên đang phải đối diện trong dạy học môn Tiếng Anh, thầy Khang A Của, giáo viên nhà trường, chia sẻ: Dạy học Tiếng Anh chủ yếu vẫn là nội dung trong sách giáo khoa, không có phòng học chuyên biệt, thiếu trầm trọng thiết bị công nghệ hiện đại để khai thác học liệu tạo sự hấp dẫn cho bài giảng. Do đó, các tiết học ngoại ngữ tại trường hiện nay chưa đổi mới, bứt phá, thiếu hiệu quả.

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc: Cho thuê trụ sở có đúng quy định? - ảnh 3

ADVERTISEMENT

Trường PTDTBT THCS Khao Mang (Mù Cang Chải, Yên Bái). Ảnh: NTCC

Ước mong của thầy trò vùng khó

Theo thầy Khang A Của, 100% học sinh thuộc dân tộc Mông, học tiếng Việt đối với các em đã là ngoại ngữ, việc học Tiếng Anh như ngoại ngữ thứ 2 càng khó khăn. Để dạy học có hiệu quả với môn học mang tính đặc thù như Tiếng Anh, nhà trường, thầy cô đều mong muốn có được cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học đảm bảo. Bởi hiện tại, giáo viên vẫn soạn giáo án và dạy học theo cách truyền thống, không có nhiều đổi mới phương pháp giảng dạy để phát huy năng lực học sinh.

“Vì thiếu thiết bị dạy học, muốn có tiết dạy ứng dụng máy tính, máy chiếu… giáo viên phải đăng ký trước 3 – 4 ngày, thậm chí 1 tuần để xếp lịch và hỗ trợ lắp đặt tại lớp. Vì vậy, mỗi học kỳ chỉ có khoảng 10 trong tổng số 54 tiết tiếng Anh được ứng dụng thiết bị dạy học. Các tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin, bài giảng minh họa kèm hình ảnh, video, âm thanh… học trò thường hứng thú học tập và hiệu quả cao hơn nhưng lại bố trí quá ít”, thầy Của cho biết.

ADVERTISEMENT

Thầy Đinh Đức Nhật, Trường THPT Nho Quan A (Ninh Bình), cũng bày tỏ mong muốn: Nếu các lớp học được trang bị máy chiếu, màn hình, máy tính kết nối Internet để khai thác vào dạy học, tăng cường phòng học Tiếng Anh chuyên dụng với đầy đủ thiết bị hiện đại (như bảng tương tác, loa…), thì không chỉ học trò tiến bộ, mà giáo viên cũng có “điểm tựa” đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chuyên môn, đáp ứng yêu cầu dạy học ngoại ngữ.

Chia sẻ việc học tiếng Anh tại trường, học sinh Thào A Nhà (dân tộc Mông), lớp 9B Trường PTDTBT THCS Khao Mang, bày tỏ: Thầy trò chủ yếu học kiến thức trong sách giáo khoa. Tiết học nào thầy cô ứng dụng thiết bị dạy học vào bài giảng, chúng em được nhìn hình ảnh để nhớ từ, luyện cách phát âm chuẩn theo đoạn hội thoại mẫu, nghe cách đọc của người bản địa… thì nhớ bài nhanh hơn, các bạn cũng sôi nổi hơn trong học tập, phát biểu bài. Song điều kiện cơ sở vật chất của trường còn hạn chế nên tiết học Tiếng Anh mang lại hứng thú cho học sinh còn ít. Chúng em luôn mong muốn có nhiều hơn những tiết học khai thác thiết bị hiện đại vào giảng dạy…

Để dạy học Tiếng Anh bắt buộc từ lớp 3 theo Chương trình GDPT 2018 hiệu quả, giúp học sinh dân tộc hình thành kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tốt không thể chỉ dựa vào phấn trắng, bảng đen và diễn thuyết của giáo viên. Các thầy cô đều mong muốn, nhà trường được trang bị điều kiện vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, đa dạng hơn để việc khai thác, sử dụng vào dạy học thuận lợi, thu hút và nâng cao chất lượng môn Ngoại ngữ. – Cô Bùi Thị Minh Khuyên (Trường PTDTBT Tiểu học Pa Ủ – Mường Tè, Lai Châu)

Tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt ở nước ngoài Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức Khóa tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp dạy học tiếng Việt hiện đại cho giáo viên dạy tiếng Việt đến…

Chia sẻ