Trường Đại học Giao thông Vận tải
1.
THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐƠN VỊ
1.1.
Tên đơn vị:
Trường Đại học Giao thông Vận tải
1.2.
Người đứng đầu:
PGS. TS. Nguyễn Ngọc Long
1.2.
Chức danh:
Hiệu trưởng
1.4.
Địa chỉ:
Số 3 phố Cầu Giấy, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
1.5.
Điện thoại:
(024) 3766 3311
1.6.
Fax:
(024) 3766 9613
1.7.
Email:
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
2.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN TRONG MẠNG LƯỚI
2.1.
Người đại diện 1:
PGS. TS. Nguyễn Thanh Chương
2.2.
Chức danh:
Phó Hiệu trưởng
2.3.
Đơn vị công tác:
Khoa Vận tải Kinh tế
2.4.
Điện thoại:
091 334 8701
2.5.
Email:
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
2.6.
Người đại diện 2:
TS. Nguyễn Thị Vân Hà
2.7.
Chức danh:
Trưởng VPK Khoa Đào tạo Quốc tế
2.8.
Đơn vị công tác:
Khoa Đào tạo Quốc tế
2.9.
Điện thoại:
093 606 2526
2.10.
Email:
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
3.
ĐÀO TẠO VỀ LOGISTICS
3.1.
Bộ môn, Khoa giảng dạy về logistics:
Khoa Vận tải Kinh tế, Bộ môn Quản trị kinh doanh, Bộ môn Quy hoạch và Quản lý GTVT, Bộ môn Vận tải đường bộ thành phố, Bộ môn Kinh tế vận tải và Du lịch, Bộ môn Vận tải Kinh tế sắt, Bộ môn Kinh tế vận tải
3.2.
Số lượng giảng viên giảng dạy về logistics:
50 người, trong đó:
01 GS, 08 PGS
18 TS, 23 Th.S
3.4.
Thời lượng giảng dạy về logistics (tiết, tín chỉ):
Chương trình chính quy (dài hạn)
– 01 chuyên ngành về Quản trị Logistics với thời lượng các môn chuyên ngành logistics: 28 tín chỉ (tương đương với 300 tiết lý thuyết, 156 tiết thảo luận và bài tập)
– Chuyên ngành của ngành Khai thác vận tải có 20 tín chỉ liên quan đến logistics (tương đươg với 196 tiết lý thuyết, 158 tiết thực hành và thảo luận)
– Chuyên ngành Kinh tế vận tải có 18 tín chỉ liên quan đến logistics (tương đương với 172 tiết lý thuyết, 134 tiết thực hành và thảo luận)
Chương trình không chính quy (ngắn hạn):
– Các khoá học nghiệp vụ ngắn hạn về Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng kéo dài từ 1 – 3 tháng
3.8.
Tỷ lệ giờ học thực hành:
Chương trình chính quy (dài hạn)
– 40% tỷ lệ thời gian thực hành và thảo luận
– Các chương trình đều có 02 đợt thực tập tại doanh nghiệp với tổng số 5 tín chỉ (tương đương từ 1 đến 3 tháng)
Chương trình không chính quy (ngắn hạn)
– 50% tỷ lệ thời gian thực hành và học với các chứng từ tài liệu thực tế
– Đi thực tế tại các doanh nghiệp logistics vào cuối khoá
3.6.
Số lượng sinh viên được học các học phần về logistics:
Chương trình chính quy (dài hạn)
– 350 sinh viên (Sinh viên thuộc chuyên ngành Quản trị Logistics và các chuyên ngành có liên quan: Khai thác vận tải và Kinh tế vận tải)
Chương trình không chính quy (ngắn hạn)
– Hàng năm đào tạo khoảng 200 học viên cấp giấy chứng nhận của UTC về đào tạo logistics và quản lý vận tải
– Từ năm 2011 đến nay đã đào tạo khoảng 1500 học viên cấp giấy chứng nhận của UTC về đào tạo logistics và quản lý vận tải
3.7.
Số lượng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành logistics:
Chương trình chính quy (dài hạn)
– 30 sinh viên (Chuyên ngành Quản trị Logistics)
– 320 sinh viên (Chuyên ngành có liên quan đến Logistics như ngành Khai thác vận tải và Kinh tế vận tải)
Chương trình không chính quy (ngắn hạn)
– Từ năm 2011 đến nay đã đào tạo khoảng 1500 học viên cấp giấy chứng nhận của UTC về đào tạo logistics và quản lý vận tải
3.3.
Tên học phần giảng dạy về logistics:
Chương trình chính quy (dài hạn)
– Các môn liên quan trực tiếp: Logistics, Cơ sở hạ tầng Logistics, Luật và Công ước liên quan đến Logistics, Logistics vận tải hàng hoá, Quản lý khai thác Trung tâm logistics, Quản trị doanh nghiệp dịch vụ Logistics, Hệ thống thông tin logistics, Logistics thu mua và phân phối, Quản trị kho và hàng lưu kho.
– Các môn liên quan gián tiếp (cấp độ 1): Quản trị chuỗi cung ứng, Giao nhận và thanh toán quốc tế, Bảo hiểm giao thông vận tải, Nghiệp vụ Hải quan, Dịch vụ khách hàng, Thương vụ vận tải, Tổ chức xếp dỡ, Tổ chức vận tải đa phương thức, quản lý phối hợp vận tải, tổ chức vận tải hàng hoá, giao nhận hàng hoá, tổ chức khai thác đội tàu, tổ chức khai thác cảng biển, tổ chức vận tải container, tổ chức khai thác cảng hàng không.
– Các môn liên quan gián tiếp (cấp độ 2): Khai thác cảng hàng không, Giá thành và giá cước trong vận tải hàng không, tổ chức vận tải hàng không, tổ chức vận tải hàng hoá bằng ô tô, tổ chức vận tải thuỷ, tổ chức vận chuyển hàng hoá và hành khách bằng đường sắt, Tổ chức vận tải du lịch.
Chương trình không chính quy (ngắn hạn)
+ Khoá học Quản trị dịch vụ Logistics cơ bản
+ Khoá học Giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế
+ Khoá học nghiệp vụ Logistics cơ bản
+ Khoá học Nghiệp vụ kinh doanh Xuất – Nhập Khẩu
3.5.
Tên giáo trình, tài liệu logistics đang sử dụng:
Bài giảng (do các giảng viên của trường ĐH GTVT biên soạn): Logistics, Cơ sở hạ tầng Logistics, Luật và Công ước liên quan đén Logistics, Logistics vận tải hàng hoá, Quản lý khai thác Trung tâm logistics, Quản trị doanh nghiệp dịch vụ Logistics, Hệ thống thông tin logistics, Logistics thu mua và phân phối
Giáo trình (do giảng viên Trường ĐH GTVT thực hiện): Quản lý logistics quốc tế, Thương vụ vận tải, Marketing dịch vụ vận tải, Bảo hiểm trong giao thông vận tải, Khai thác cơ sở vật chất vật chất kỹ thuật giao thông vận tải đô thị, Tổ chức và quản lý vận tải ô tô
Giáo trình nước ngoài:
-J.Coyle, J.Langley, R.Novack, B.Gibson, Managing Supply Chains – A Logistics Approach, Cengage Learning, 2013
– James W.Martin -Lean Six Sigma for Supply Chain Management – Edition 2012.
– Handfield, Monczka, Giunipero, and Patterson, Sourcing and Supply Chain Management, Cengage Learning, 2009
– David Simch-Levi, Phillip Kaminsky. Designing & Managing the Supply Chain – Concepts, Strategies & Case studues, 3d edition. McGraw-Hill, 2008.
– Donal Walters. Logistics – An introduction to Supply Chain Management. Palgrave Macimillan, 2003.
– James R. Stock & Douglas M. Lambert. Strategic Logistics Management. McGraw-Hill, 2005.
– Sureth P. Sethi. Inventory and Supply Management with forecast update. Springer, 2005.
-Ann M. Brewer, Kenneth J. Button. Hanbook of Logistics and Supply Chain Management. Pergamont, 2001.
– Material Requirement Planning. SAP AG, 2000
3.9.
Trang thiết bị phục vụ đào tạo về logistics:
Phòng học đa phương tiện với bảng, máy tính, máy chiếu, kết nối Internet. Phòng thực nghiệm công nghệ cao về quy hoạch và quản lý giao thông đô thị. Phòng thực nghiệm được trang bị mạng LAN, internet cáp quang, máy chiếu, các phần mềm mô phỏng giao thông
3.10.
Phần mềm phục vụ đào tạo về logistics:
PTV VISUM, VISSIM, JICA STRADA, SATURN, AIMSUN); phần mềm bản đồ (MapInfo, ArcGIS); Phẩn mềm đo tốc độ dựa trên xử lý hình ảnh kỹ thuật số SEV; các phần mềm đồ họa phổ biến (AUTOCAD, PHOTOSHOP,COREL DRAW);
Các thiết bị khảo sát giao thông và nhu cầu đi lại như máy định vị vệ tinh GPS Geo X3, thiết bị GPS cầm tay, camera, máy ảnh, thước bánh xe đo quãng đường, đồng hồ bấm giây, thiết bị đềm thủ công; và cơ sở dữ liệu bản đồ, dữ liệu giao thông; Phầm mềm mô phỏng và tối ưu Solver và Areana, Phần mềm quản lý vận tải (TMS) và phần mềm quản lý kho bãi (WMS), Phần mềm thống kê (SPSS) và chạy mô hình (Smart PLS, và AMOS), phần mềm dự toán G8.
4.
NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VỀ LOGISTICS
4.1.
Các công trình nghiên cứu về logistics đã triển khai:
Năm 2008-2010: Đề án “Quy hoạch chung xây dựng Tổng kho trung chuyển miền Đông Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tỷ lệ 1/5.000”.
Năm 2011: Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất hệ thống kho bãi Logistics hợp lý phục vụ phân phối mặt hàng thủy sản tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội”
Năm 2015-2016: dự án Khảo sát và đánh giá hoạt động các công ty vận tải và logistics ở Việt Nam – Trong khuôn khổ dự án Nghiên cứu toàn diện phát triển bền vững hệ thống GTVT của Việt Nam
Năm 2016-2017: Xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở về xếp dỡ hàng hóa trên xe ô tô.
Năm 2016-2017: Đề tài NCKH cấp bộ “Chuẩn hóa năng lực cung ứng và sử dụng dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức trên hành lang Hà Nội – Lào Cai”.
Năm 2016-2017: Quy hoạch phát triển ngành dịch vụ logistics tỉnh Đồng Nai.
Năm 2016-2017: Dự án phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam
4.2.
Các công trình nghiên cứu về logistics dự kiến triển khai:
– Nghiên cứu về mô phỏng hàng hóa và dự báo nhu cầu logistics;
– Nghiên cứu về phát triển dịch vụ logistics chiến lược theo đặc thù địa phương;
– Nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực logistics.
– Nghiên cứu về logistics xanh và chuỗi cung ứng bền vững
– Nghiên cứu quy hoạch về phát triển logistics cho các Tỉnh và khu vực trong toàn quốc (theo lĩnh vực quy hoạch tổng thể logistics và quy hoạch vùng)
4.3.
Chuyển giao công nghệ về logistics đã triển khai:
Năm 2011: Tư vấn Khảo sát thị trường và hiện trạng chuỗi cung ứng các mặt hàng thủy sản nuôi trồng mặn lợ mới (tu hài, ốc hương, cá giò, cá dìa, rong biển) tại 8 tỉnh thí điểm.
Năm 2012: Tư vấn hỗ trợ và chuyển giao công nghệ phần mềm mô phỏng mô hình giao thông vĩ mô và vi mô, sử dụng phần mềm VISUM/VISSIM.
Năm 2012: Tư vấn xây dựng mô hình Dự báo lưu lượng giao thông trên tuyến đường nối đường cao tốc Hà nội – Hải phòng và thành phố Hạ long đến năm 2050.
Năm 2014: Tư vấn khảo sát và dự báo nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa trên trục đường nối Hải Phòng – Quảng Ninh.
Năm 2016: Tư vấn xây dựng Đề án “Quy hoạch ngành dịch vụ logistics tỉnh Đống Nai đến năm 2030, tầm nhìn 2050”
Năm 2017: Tư vấn xây dựng Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng ngành dịch vụ logistics TP. Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”.
4.4.
Chuyển giao công nghệ về logistics sẽ triển khai:
-Chuyển giao công nghệ và đào tạo các phần mềm logistics như: PTV Transport Logistics; Cube Cargo; các phần mềm quản lý kho hàng, quản lý hàng hóa và các phần mềm logistics khác.
5.
HỢP TÁC VỀ ĐÀO TẠO LOGISTICS
5.1.
Các chương trình đang hợp tác trong nước:
-Năm 2017: Trường Đại học GTVT ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) thực hiện các chương trình đào tạo và tư vấn về logistics
-Năm 2017: Trường Đại học GTVT đã ký bản ghi nhớ hợp tác trong đào tạo Logistics với 18 Trường/Viện/và tổ chức về phối hợp đào tạo và nghiên cứu về logistics
-Năm 2017: Trường Đại học GTVT ký kết biên bản hợp tác với FPT trong phát triển giải pháp vận tải thông minh
5.2.
Các chương trình đang hợp tác với nước ngoài:
-Năm 2010: Trường Đại học GTVT ký kết biên bản hợp tác với trường Đại học TU Darmstadt về đào tạo chương trình về tổ chức vận tải và logistics.
-Năm 2014: Trường Đại học GTVT ký kết biên bản hợp tác với trường Đại học Artois (Pháp) về đào tạo chương trình liên kết trong lĩnh vực vận tải và logistics.
-Năm 2017: Trường Đại học GTVT ký kết biên bản hợp tác với trường Đại học TU Dresden về đào tạo chương trình thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống đường sắt (Mảng logistics kỹ thuật).
-Năm 2017: Trường ĐH GTVT ký kết biên bản hợp tác với Trường Đại học Giao thông Tây Nam (Trung Quốc) thực hiện các chương trình đào tạo đại học và thạc sĩ về vận tải và logistics.
-Năm 2017: Trường Đại học GTVT ký kết biên bản hợp tác với trường Đại học Giao thông Hàn Quốc về đào tạo chương trình đại học và thạc sĩ về vận tải và logistics.
5.3.
Các nội dung có thể hợp tác trong Mạng lưới:
– Liên kết hợp tác trong đào tạo các chương trình đại học, thạc sĩ liên quan đến logistics, quản lý và tổ chưc vận tải, và quản trị chuỗi cung ứng
– Liên kết hợp tác trong đào tạo các khoá nghiệp vụ ngắn hạn cho các đối tượng học viên là sinh viên các trường và người đi làm
– Liên kết trong nghiên cứu, tư vấn và thực hiện các dự án liên quan đến vận tải, logistics và chuỗi cung ứng
– Liên kết trong tổ chức hội thảo, seminar chuyên đề, tổ chức các cuộc thi cho sinh viên, doanh nghiệp về logistics và chuỗi cung ứng
6.
THÔNG TIN KHÁC
6.1.
Các thông tin đơn vị muốn cung cấp thêm:
– Thông tin về các nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp sản xuất/thương mại/dịch vụ và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics
– Thông tin về các chương trình đào tạo liên kết quốc tế trong lĩnh vực vận tải, logistics và chuỗi cung ứng
– Thông tin về các đơn vị liên quan có nhu cầu hợp tác trong nghiên cứu và tư vấn các dự án về vận tải, logistics và chuỗi cung ứng
6.2.
Kiến nghị đối với hoạt động của Mạng lưới:
– Theo hình thức hiệp hội, vì kết nối với các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, và các tổ chức đào tạo
– Thành lập ban truyền thông, kết nối các Bộ ngành, trường đại học, viên nghiên cứu, doanh nghiệp
– Nguồn hỗ trợ của các Bộ, ngành liên quan, các tổ chức tham gia
– Xoay vòng theo đơn vị trường đại học tham gia trong hiệp hội để tổ chức hội thảo, các cuộc thi về Logistics cho sinh viên và doanh nghiệp