Tử Cấm Thành (Bắc Kinh) – những bí mật chưa được bật mí
Mục lục bài viết
Tử Cấm Thành (Bắc Kinh) – những bí mật chưa được bật mí
Thủ đô Bắc Kinh được ví như trái tim luôn rực cháy của Trung Quốc. Nơi đây không chỉ thu hút khách đi tour Bắc Kinh với nền văn hiến lâu đời, nhiều di tích lịch sử mà còn bởi những bí ẩn của hậu cung phong kiến bên trong Tử Cấm Thành. Hãy cùng chúng tôi đi theo Tour Trung Quốc đến đây để cùng vén màn những bí mật từ hàng trăm năm trước nhé!
1. Đôi nét về Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành hay còn gọi với một cái tên khác là Cố Cung, đây là trung tâm chính trị, nơi vua và các quần thần bàn việc quốc gia. Đồng thời, Cố Cung cũng là nơi ở của hoàng đế cùng với các phi tần, hoàng tử, công chúa.
Tử Cấm Thành – Cố Cung hoa lệ mà kỳ bí của Trung Hoa
Toàn bộ công trình đều được làm bằng gỗ cho đến nay vẫn giữ nguyên nét đẹp cũ, bao gồm 800 cung và 9.999 phòng và rộng khoảng 720.000 m2. Tử Cấm Thành có sự bao bọc bởi hoàng thành kiên cố bằng đá. Di tích lịch sử này do nhiều kiến trúc sư nổi tiếng thiết kế, trong đó có một người Việt Nam (thái giám Nguyễn An).
Thời phong kiến, để trị vì đất nước hoàng đế sẽ tự cho mình là “thiên tử”, tức con trời. Họ sẽ thay cho trời để quản lý đất nước, thế nên vua sẽ có quyền lực tối cao nhất trong xã hội. Ngoài ra, nơi ở của dòng dõi hoàng gia dân thường không thể đặt chân đến. Do đó, bạn sẽ cảm thấy mình thật may mắn khi sống trong thời đại này, chỉ cần đi tour Bắc Kinh giá rẻ là sẽ có cơ hội tham quan nơi ở của Hoàng thân quốc thích thời xưa.
2. Sinh hoạt trong Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành rộng lớn giữa lòng Bắc Kinh
Có rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi “Hoàng đế và các phi tần sống trong cung như thế nào”, sau đây chúng mình sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này. Tử Cấm Thành là nơi vua, phi tần, hoàng tử và công chúa ở. Bên cạnh đó, sẽ có các cung nữ, thái giám, quân lính bảo vệ và quan trong triều được phép ra vào.
Như chúng mình đã chia sẻ ở trên, Cố Cung có đến 9.999 phòng nhưng không hề có nhà vệ sinh. Vậy sống trong cung sinh hoạt cá nhân thế nào nhỉ? Tất cả mọi người đều sử dụng chậu hoặc thùng vệ sinh có rải tro, rơm hoặc tro cỏ bên trong. Chậu luôn có nắp đậy và xử lý ngay thế nên sẽ không để lại mùi.
Chậu hoặc thùng vệ sinh sẽ được chia theo thứ hạng. Nếu của vua và giới hoàng tộc sẽ thiết kế tỉ mỉ giúp cho quá trình sinh hoạt vệ sinh cá nhân thoải mái hơn. Đối với đồ của thái giám, cung nữ hay những đối tượng khác sống trong cung thường có cấu trúc đơn giản hơn, nguyên liệu sứ thô sơ. Hiện nay, một số nhà vệ sinh công cộng đã được xây dựng để phục vụ khách du lịch tham quan Tử Cấm Thành trong tour Bắc Kinh.
Phòng vương hậu trong Tử Cấm Thành
Thái giám và cung nữ có trang phục riêng, phân theo cấp bậc để dễ dàng phân biệt. Đây là những người sẽ trực tiếp phục vụ hoàng đế, phi tần, hoàng tử và công chúa nên yêu cầu tuyển chọn rất kỹ lưỡng. Đồng thời, họ còn phải học các nguyên tắc, lễ nghi trong cung, đào tạo và kiểm tra, nếu vượt qua các bài thi mà cấp trên đưa ra mới được nhận.
3. Giếng nước, lãnh cung – những “góc tối” nơi Cố Cung hoa lệ
Giếng nước – nơi bí ẩn được chôn vùi
Những ngõ ngách ở Tử Cấm Thành dẫn vào chốn thâm cung bí sử
Cuộc sống trong cung không hề êm đềm như bề ngoài của nó, điều này chắc hẳn bạn cũng đã thấy qua những bộ phim Trung Quốc cổ đại. Các phi tần, các hoàng tử, công chúa đều có tham vọng, âm mưu quyền lực. Họ sẽ không trừ thủ đoạn để hãm hại nhau nhằm đạt mục đích. Một trong những nơi dùng để làm “công cụ đấu đá”, “phi tang” chứng cứ chính là các giếng nước này.
Các phi tần trong cung luôn tranh sủng bằng cách hại nhau bởi nhiều phương thức như: bỏ thuốc độc vào nguồn nước để người dùng bị ghẻ, dị ứng hoặc khi uống phải nước bỏ thuốc sẽ bị đau bụng, sảy thai, mất khả năng có thai, nặng hơn là dẫn đến chết người. Thế nên, trong cung sinh hoạt không dùng nước giếng mà lấy nguồn nước từ các nguồn khác.
Đặc biệt, các giếng nước này còn là nơi “phi tang” của các thế lực trong cung. Rất nhiều thái giám, cung nữ hay thậm chí là phi tần đã bị hại chết và bị ném xuống giếng để không bị phát hiện. Đa phần các thái giám, cung nữ đều là những thường dân nghèo khổ, không nhà cửa tiến cung để có cơ hội được hầu hạ vua chúa, đổi đời.
Những giếng nước đầy oan trái nơi hậu cung
Chính vì thế, ở trong cung họ không hề có tiếng nói. Hơn nữa, mạng sống của họ tại nơi tranh giành quyền lực, nhiều thị phi này bị xem như cỏ rác cho dù có bị bỏ mạng cũng không ai hay biết. Nhiều du khách lựa chọn tour Bắc Kinh từ Hà Nội để đến thăm Tử Cấm Thành chỉ với mục đích…hơi can đảm là xem nơi cất giấu những bí ẩn xa xưa này.
Lãnh cung – tiếng khóc ai oán của nhiều mỹ nhân
Nếu bạn đã từng xem một bộ phim cung đấu thời phong kiến thì chắc chắn không còn xa lạ với từ “lãnh cung”, đây là địa điểm dùng để giam lỏng các phi tần phạm tội hoặc thất sủng. Hiện tại trong Tử Cấm Thành vẫn chưa xác định lãnh cung nằm ở vị trí nào. Tuy nhiên, từng có giả thiết cho rằng nếu phi tần bị cấm túc, không có người hầu hạ, dọn dẹp thì nơi đó sẽ bị coi là lãnh cung.
Các phi tần, mỹ nữ có vinh dự được hoàng đế sủng ái đều là mỹ nhân có vẻ đẹp “chim sa cá lặn”. Tuy nhiên, nếu may mắn sẽ sống trong bình yên cho đến khi chết. Hoặc không họ sẽ bị ganh ghét, đố kỵ, hãm hại rồi bị nhốt vào lãnh cung cho đến khi chết.
Cung thất chìm trong tuyết trắng u tịch có khiến bạn nghĩ đến chốn lãnh cung?
Ngoài ra, những phi tần vi phạm điều cấm, phạm tội nặng hãm hại người khác đều bị thất sủng và giam trong lãnh cung. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến cho lãnh cung là nơi các phi tần, mỹ nữ khóc ai oán, đoái thương cho số phận của mình.
Bắc Kinh có tuổi thọ hàng nghìn năm lịch sử với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. Trong đó, Tử Cấm Thành là địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn, có rất nhiều câu chuyện bí ẩn vẫn bị bỏ ngỏ cho đến tận ngày nay. Hãy cùng chúng tôi đi tour Bắc Kinh giá rẻ đến đây để được tận mắt khám phá hoàng cung hoa lệ mà kỳ bí này nhé!
Phựng Hà