Tục mừng tuổi đầu năm mới – nét đẹp văn hóa của người Việt
Tính cộng đồng của Tết bộc lộ một cách đặc biệt trong tục mừng tuổi… Tết đến, tất cả đều được thêm một tuổi.
Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Kế Bính (1875-1921) trong “Việt Nam phong tục”, viết: “Sáng mồng một Tết thì làm cỗ cúng Gia tiên, và cúng cả Thổ công, Táo quân, Nghệ sư…
Ngày mùng 1 con cháu sum họp mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Ông bà “cho tuổi” con cháu bằng lì xì tượng trưng. Ảnh: KIM THỦY
Con cháu ra mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Ảnh: CÔNG NHẬT
Cúng gia tiên xong thì con cháu ra mừng tuổi ông bà, cha mẹ, lạy hai lạy. Ông bà cha mẹ mừng cho con cháu mỗi đứa một vài xu hoặc một vài hào, gọi là tiền mừng tuổi”.
Theo nhóm tác giả PGS Lê Trung Vũ, Lê Huỳnh Lý, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Lưu Kiếm Thanh, Hồ Tường trong Nghi lễ vòng đời người, viết: “Sáng mồng một Tết mỗi gia đình làm cỗ cúng Phật, cúng gia tiên, cúng Thổ công, Táo quân, …
Sau đó là cả nhà chúc tụng lẫn nhau, và đi thăm hỏi chúc Tết người thân bạn bè, hàng xóm. Cứ thế vui vẻ suốt mấy ngày, có nhà ăn Tết một hôm, có nhà hai hôm, ba hôm … tùy theo hoàn cảnh”.
Trong “Tìm về Bản sắc văn hóa Việt Nam”, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1996 của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm viết: “Tết là dịp duy nhất trong năm sự sum họp đầy đủ của tập thể gia đình, gia tiên và gia thần.
Con cháu dù đi làm ở đâu ngày Tết cũng cố gắng về ăn Tết với gia đình; hương hồn ông bà tổ tiên các thế hệ cũng cùng về gặp mặt; các vị thần phù hộ cho gia đình đều được chăm lo cúng bái.
Tết thật là một đại đoàn viên. Tính cộng đồng của Tết bộc lộ một cách đặc biệt trong tục mừng tuổi… Tết đến, tất cả đều được thêm một tuổi”.
Bà mừng tuổi cháu ngày tết Nguyên đán. Ảnh: DUY TÍNH
Lì xì hay Hồng bao là một tên gọi của tục lệ người lớn hơn mừng tuổi trẻ em trong dịp Tết Nguyên đán ở các nước Á Đông , đó là lệ đặt tiền vào chiếc phong bì nhỏ có trang trí màu đỏ hoặc vàng son rực rỡ để mừng tuổi trẻ em. Trong phương ngữ miền Nam của tiếng Việt, tiền ấy được gọi là tiền Lì-xì.
Bác mừng tuổi cháu
Đi chùa xin lộc đầu năm cũng là tục lấy may mắn cho tuổi mới. Ảnh: KIM THỦY
Theo tác giả Hạo Nhiên Nghiêm Toản “lợi-thị” hay “lì-xì’, đều có nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn. Tác giả Hạo-nhiên khẳng định rằng tiền Lì-xì, mừng tuổi, chính là thứ tiền đem lại cái hên, điều lành, điều tốt, cho trẻ em dịp đầu xuân.
Lì xì phải là tiền, không thể lì xì bằng vật khác Bản chất của tục lệ lì xì là tiền mừng tuổi, chính vì thế nếu thay tiền bằng bất kỳ một vật nào khác dù cho vật đó có giá trị hoặc không có thì đó vẫn xem là một dạng biến tướng. Nhiều người cho rằng thay vì lì xì bằng tiền thì lì xì bằng sách, vở,… Nhưng không, đó không phải là lì xì. Chúng ta có thể tặng sách, tặng các món quà khác nhưng đó không phải là lì xì. Tiến sĩ TRẦN LONG, Trưởng Bộ môn Văn hóa Việt Nam, khoa Văn hóa học, trường ĐH KHXH&NV TP.HCM.
Những ngày cuối năm trong cơ quan, xí nghiệp, cơ sở… người đứng đầu (sếp/ thủ trưởng…) thường lì xì lấy lộc nhân buổi làm việc cuối cùng của năm cũ hay khai trương, ngày làm việc đầu năm mới…
Theo Pháp luật TP.HCM