Tuyến điểm du lịch Việt Nam

– Thủ tục cấp hộ chiếu
– Đại sứ quán các nước tại Hà Nội
– Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
– Điều khoản đặt dịch vụ
Là thủ đô với tuổi đời gần một ngàn năm lịch sử với truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, Hà Nội thực sự là kết tinh văn hóa lớn của dân tộc. Chính những giá trị quí báu ấy khiến cho du lịch Hà Nội thực sự là điểm đến lí tưởng cho những tâm hồn hướng về nguồn cội, nhất là trong thời điểm Hà Nội sắp đón chào đại lễ kỉ niệm một nghìn năm Thăng Long.

Du lịch Hà Nội luôn là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng di tích lịch sử, có thế mạnh và đủ điều kiện để phát triển du lịch văn hóa, tâm linh và hội thảo. Với khí hậu bốn mùa đặc sắc rõ nét, du lịch Hà Nội mỗi mùa cũng trở thành một thú vui, một sở thích của du khách trong và ngoài nước, đơn giản bởi qua mỗi mùa, Hà Nội dường như  khoác lên mình một chiếc áo mới, đẹp đến lạ kì.

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước và ngày nay không ngừng đổi mới và phát triển. Thế nhưng đây vẫn là nơi có số lượng di tích lịch sử nhiều và độc đáo nhất nước. Năm 1999, Hà Nội được thế giới công nhận là “Thành Phố Hòa Binh”, “Thành Phố Xanh“.

Điểm nổi bật về kiến trúc và sinh họat của Hà Nội là nét truyền thống đặc trưng với những Khu Phố Cổ. Đó là những  khu phố nhà cửa được cất theo kiểu “nhà ống” , bề ngang hẹp , chiều dài sâu có khi thông qua ngõ khác. Các khu phố đều có tên băt đầu băng chữ “ Hàng “ và gắn liền với tên mặt hàng náo đó như: Hàng đào chuyên nhộm vải , Hàng Đường bán bánh kẹo , Hàng Chiếu bán chiếu … Vì lẽ đó mà Hà Nội từng được mệnh danh là thành phố với 36 phố phường.

Hà Nội còn là tập hợp của những ngôi chùa cổ kính như chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, những ngồi  đền mang kiến trúc độc đáo như đền Bạch Mã, đền Ngọc Sơn… Hơn cả là Văn Miếu Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Quốc gia, đến thăm thú Hà Nội, ta như lạc giữa mê cung của văn hóa và nghệ thuật, như lội ngược dòng lịch sủ về với những triều đại xưa.

Những làng nghề truyền thống ở Hà Nội cũng là một nét hấp dẫn du khách bởi lẽ ngày nay hiếm có thể tìm thấy được ở đâu những làng nghề thủ công truyền thống có bề dày lịch sử và văn hóa như làng gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, Tranh Đông Hồ…, những sản vật nơi đây đã thấm đâm cái hơi của thủ đô trong mình để tỏa đi khắp năm châu bốn bể.

Nhắc đến Hà Nội mà bỏ qua ẩm thực chốn kinh đô thì thật thiếu sót, món ăn Hà Nội độc đáo bởi hương vị, bởi tên gọi và bởi tâm lòng của người đầu bếp.Phở Hà Nội, Chả cá Lã Vọng, Bánh tôm Tâ Hồ..khó có thể kể xiết, chỉ biết khi đến đây, người ta muốn ăn cho biết, và khi quay lại, người ta muốn ăn vì đã biết món ăn đó.

Vị trí địa lý:

Vị trí địa lý:

Thành phố Hải Phòng nằm trên hữu ngạn sông cửa Cấm, là một hải cảng lớn miền Bắc, ngày xưa có tên là bến giáp làng Lạc Viên, phía Nam giáp các làng Hành Kinh, Gia Viễn, An Dương và Lạc Viên, phía Tây giáp làng Hạ Lý, Hải Phòng cách thành phố Hà Nội 106 km (66 miles) về hướng đông. Phố xá Hải Phòng tương đối rộng rãi, xây theo hướng nam bắc đông tây, nhà cửa san sát nhau.

Khí hậu:

Khí hậu Hải Phòng tốt nhờ gió biển, cuối mùa đông và đầu mùa xuân có mưa phùn, gió tây bắc thổi mạnh trong hai tháng cuối và tháng giêng. Gió mùa hạ thổi hướng đông nam và phía Đông tạo những trận mưa và bão. Mùa bão thường có từ tháng 6 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình cả năm là 23.8° C. 

Hải Phòng có nhiều đường giao thông rất quan trọng, ngoài quốc lộ 5, hai liên tỉnh lộ 10 và 14, Hải Phòng có các dòng sông và đường biển có thể đi đến nhiều tỉnh và thành phố lớn trong nước. Trước đây thành phố Hải Phòng là đất thuộc thành phố Hải Dương. Với hiệp ước 15-3-1874, triều đình Huế phải nhường Hải Phòng cho quân Pháp. Lúc đó, nơi này chỉ là một cái chợ, và khu vực chung quanh chỉ rộng khoảng 15 mẫu tây, trông giống cái dầm to, chỗ nào cũng có đất nổi lên, có những đ ê nhỏ giao thông với nhau; rồi hồ ao được lấp dần, quân Pháp cho xây tòa lãnh sự và người của chúng đến lập nghiệp vào năm 1875 và làm nhà tạm ở bờ sông Tam Bạc.Từ năm 1882 đến năm 1885, một số cửa hàng lớn mở ra, bến Hải Phòng lúc đó còn nhiều cát, phải có tàu vét bớt để tàu bè dễ ra vào.

Hải Phòng thực sự là một trung tâm thương mại, một thành phố công nghiệp lâu đời, một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống các đường giao thông thủy, bộ, đường sắt, hàng không, phục vụ việc giao lưu hàng hóa và hành khách cho các tỉnh miền Bắc Việt Nam, một số tỉnh phía Nam Trung Quốc, cho cả nước và quốc tế.

Tổng cục du lịch Việt Nam

Vị trí địa lý, diện tích, dân số, khí hậu:

Tỉnh Ninh Bình nằm ở vùng cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 93 km. Ninh Bình có diện tích tự nhiên 1.420 km², với chiều dài bờ biển 18 km, dân số trên 902.000 người. Toàn tỉnh có 67.000 ha đất nông nghiệp, trong đó đất canh tác 55.000 ha; đất lâm nghiệp 13.000 ha; rừng tự nhiên 10.400 ha và trên 20.000 ha diện tích núi đá với trữ lượng hàng chục tỷ m³ đá vôi; rừng núi chiếm 22% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp 2 tỉnh Hoà Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp tỉnh Nam Định, phía Nam giáp biển Đông.

Khí hậu của Ninh Bình thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sông Hồng. Nhiệt độ trung bình năm là 23,4 độ C. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10; 12A; 12B và đường sắt Bắc Nam chạy qua cùng hệ thống sông ngòi dày đặc như: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, Sông Vân…tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ, bộ rất thuận tiện cho giao lưu phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh.

Địa hình Ninh Bình phân chia thành ba vùng tương đối rõ nét, vùng đồi núi ở phía Tây và Tây Bắc; vùng đồng bằng và vùng ven biển phía Đông và phía Nam. Do phù sa bồi đắp hàng năm, đồng bằng tiến ra biển từ 80- 100m, tạo  nên vùng đất mới phì nhiêu, màu mỡ.

Mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng, song ba vùng có thể bổ sung hỗ trợ nhau để phát triển nền kinh tế hàng hoá toàn diện cả cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ, hải sản, công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Cùng với tiềm năng về công, nông, lâm nghiệp, Ninh Bình còn có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: Cố đô Hoa Lư; khu du lịch Tam Cốc- Bích Động; Vườn Quốc gia Cúc Phương; khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long; khu hang động Tràng An; Nhà thờ đá Phát Diệm… có thế mạnh phát triển đa dạng các loại hình du lịch.

Theo Trung tâm xúc tiến ĐTPT Du lịch Ninh Bình

Tỉnh Hà Giang là vùng đất ở cực Bắc của nước ta, giống như hình chiếc nón, chở che nơi đầu cầu biên giới đất liền dài gần 300km với Trung Quốc. Còn trên thực địa, thiên nhiên đã ban tặng cho Hà Giang những nét quyến rũ và vẻ đẹp “độc chiêu” mà những vùng đất khác không thể nào có được. Hà Giang nổi tiếng là vùng cao nguyên đá mà đỉnh cao là cao nguyên Đồng Văn, nhiều núi cao, rừng sâu, hang động, sông suối chằng chịt, động thực vật phong phú. Trên mảnh đất này có tới 22 dân tộc cư trú mang lịch sử, truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng. Tài nguyên du lịch ở Hà Giang rất đa dạng, phong phú, đặc biệt là du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái. Tỉnh đã xây dựng chương trình phát triển du lịch trong 10 năm tới là: lựa chọn, đầu tư những sản phẩm du lịch đặc sắc của vùng đất này, xây dựng các tua, tuyến du lịch phục vụ du khách…

Cảm nhận đầu tiên của du khách khi đến với Hà Giang là đến với một vùng dân tộc đa sắc màu, đến với những bản làng của người Mông, Tày, Nùng, Lô Lô, Dao, Mường, Pà Thẻn, Thái… mỗi nơi đều có lịch sử, văn hóa riêng. Toàn tỉnh đã xây dựng các làng văn hóa du lịch cộng đồng tại các huyện và các bản làng dân tộc trên tuyến du lịch. Hoạt động của làng văn hóa du lịch bao gồm: giao lưu văn hóa, văn nghệ, giới thiệu phong tục, tập quán, lễ hội của từng dân tộc cho du khách thưởng lãm và tham dự. Những lễ hội văn hóa truyền thống của các dân tộc Hà Giang rất phong phú, bao gồm lễ hội thôi nôi của trẻ em, lễ mừng nhà mới, cơm mới, lễ ma khô của người Mông, lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn, lễ đưa linh của người Lô Lô, các phiên chợ tình say đắm Khau Vai, các cuộc hát cọi, hát Then, hát lượn, hát hội, múa khèn, múa bát, múa cấy, múa cầy… Du khách được tham gia lễ hội dân tộc ở Hà Giang như say sưa trong những điều mới lạ, thêm hiểu biết về lịch sử dân tộc địa phương, chiêm ngưỡng các sắc màu trang phục dân tộc đa dạng… bên những chén rượu ngô nồng, càng thêm phấn khích, vui tươi.

Du lịch sinh thái về với núi, rừng, sông suối, leo núi, băng rừng, vượt thác để gắn bó, hòa quyện với thiên nhiên cũng là một lĩnh vực thu hút đông đảo du khách, nhất là người nước ngoài khi đến Hà Giang. Nơi đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và hùng vĩ làm say lòng người. Đó là dãy núi Tây Côn Lĩnh trùng điệp, cổng trời Quản Bạ, Phó Bảng, Phố Cáo, Lũng Cú, Đồng Văn, sông Nho Quế như dòng thác bạc giữa bạt ngàn rừng núi, đỉnh núi cao sừng sững Mã Pí Lèng, Mèo Vạc… Luồn lách và điểm tô cho những dãy núi đá vôi hùng vĩ này là những dòng sông suối uốn lượn, thảm thực vật xanh tươi, rậm rạp của rừng nguyên sinh… trong đó chứa đựng nhiều bí ẩn về động thực vật đặc trưng của rừng núi đá vôi để du khách tìm hiểu, khám phá. Gần đây, chúng tôi được biết thêm rằng: để phát triển du lịch và khẳng định thương hiệu về sự “độc chiêu” của vùng núi và cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đang lập dự án xây dựng vùng cao nguyên đá Đồng Văn trở thành di sản địa chất quần thể núi đá vôi, trình UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

Tiềm năng du lịch của Hà Giang còn được nhân lên khi mà hệ thống quốc lộ 2 từ Hà Nội-Hà Giang-cửa khẩu Thanh Thủy đã được cải tạo, nâng cấp đi lại thông thoáng. Đặc biệt ở vùng cửa khẩu Thanh Thủy, không chỉ là nơi giao lưu, buôn bán hàng hóa giữa Việt Nam – Trung Quốc mà còn cuốn hút du khách vì có phong cảnh đẹp, trữ tình, nhiều nơi độ che phủ của rừng chiếm tới hơn 60%, khí hậu mát mẻ. Ở nơi này du khách còn được chiêm ngưỡng một vùng đầu nguồn sông Lô, từ Trung Quốc chảy vào đất Việt, suốt ngày đêm ầm ào thác nước, hai bên bờ rừng xanh tỏa bóng lung linh, trông thật ngoạn mục…

Có thể nói, thiên nhiên đã ban tặng cho Hà Giang một nét đẹp riêng, độc đáo để phát triển du lịch. Tuy nhiên, những năm qua, tiềm năng du lịch đó chưa được khai thác và phát huy mạnh mẽ, hiệu quả. Số lượng du khách hạn chế, doanh thu du lịch chưa cao. Để phát triển du lịch thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, cần có sự đầu tư đồng bộ, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, hợp tác liên doanh du lịch trong nước và nước ngoài. Đồng thời, cần mở rộng công tác quảng bá, giới thiệu du lịch Hà Giang rộng rãi cho du khách trong nước và nước ngoài… để ngày càng thêm nhiều du khách tìm đến Hà Giang mến yêu.

Nàng về nuôi cái cùng con.

Nàng về nuôi cái cùng con.

Ðể Anh đi trẩy nước non Cao Bằng

Cao Bằng là tỉnh vùng cao, biên giới, cách thủ đô Hà Nội 286 km về phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên rộng 6.690 km2, dân số trên 500.000 người. Quý vị có thể đi từ Hà Nội qua Lạng Sơn, theo quốc lộ 4A hoặc đi từ Hà Nội theo quốc lộ 3 qua Thái Nguyên, Bắc Kạn để lên đến thị xã Cao Bằng. Cao Bằng, nơi cội nguồn của cách mạng Việt Nam, ghi nhiều dấu tích trong trang sử hào hùng của dân tộc, gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Ðược thiên nhiên ưu đãi và ban tặng cho non nước Cao Bằng nhiều danh lam, thắng cảnh tuyệt đẹp như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen và đỉnh núi Phja Oắc hùng vĩ. Ðịa thế với núi rừng hùng vĩ và hiểm trở đã được các thế hệ người Việt Nam chọn làm căn cứ kháng chiến chống giặc ngoại xâm như di tích thành nhà Mạc; di tích lịch sử Pác Bó, nơi Bác Hồ về nước sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài; khu rừng Trần Hưng Ðạo, nơi thành lập Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân; Núi Báo Đông, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ra mặt trận chỉ đạo chiến dịch Biên giới năm 1950.

Con người Cao Bằng thật thà, mến khách với nhiều lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc. Tất cả thiên nhiên, con người và văn hóa các dân tộc Cao Bằng đã hòa quyện vào nhau tạo nên một Cao Bằng hùng vĩ, hiểm trở nhưng thơ mộng, mượt mà làm ngất ngây lòng người.

Thiên nhiên ưu đãi cho Cao Bằng nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, có 142 mỏ và điểm quặng, với 22 loại khoáng sản như: Quặng Sắt, quặng Mangan, quặng Thiếc, Vàng … có trữ lượng khá lớn và chất lượng tốt. Một số cơ sở công nghiệp đã được xây dựng và hoạt động có hiệu quả như : Công ty Khoáng sản và luyện kim; Công ty sản xuất vật liệu xây dựng, Công ty Xi măng và đang hình thành khu công nghiệp, thương mại mới. Sau hơn 15 năm đổi mới, kinh tế xã hội của tỉnh phát triển khá, tăng trưởng kinh tế luôn đạt 9 – 10%/ năm. Sản phẩm gang đúc của Cao Bằng đã giành được Huy chương vàng tại Hội chợ triển lãm “Hàng công nghiệp Việt Nam” năm 2000. Sản phẩm Chè đắng Cao Bằng giành được nhiều Huy chương vàng tại các Hội chợ triển lãm, đặc biệt là đã được trao giải thưởng “Sao vàng đất Việt” năm 2004.

Cơ sở hạ tầng đang được Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng. Các tuyến đường Quốc lộ cũng như Tỉnh lộ được nâng cấp, nhựa hóa. Các tuyến đường giao thông đến trung tâm xã được xây dựng và từng bước hoàn thiện. Hệ thống thông tin liên lạc phát triển mạnh, điện thoại đang vươn tới các xã vùng sâu, vùng xa. Ðiện lưới quốc gia đã đến tất cả các huyện, thị trong tỉnh và đang từng bước phát triển đến tất cả các xã.

Nhân dân Cao Bằng đang khai thác và phát huy tiềm năng về đất đai, khí hậu để phát triển kinh tế trang trại, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu với một số cây đặc sản: Hạt dẻ Trùng Khánh; lê vàng, hồi Thạch An; cam án Lại; quýt Hà Trì, thuốc lá sấy vàng Nam Tuấn, chè đắng, trúc sào Nguyên Bình… Một số nông, lâm sản chiếm được vị trí trên thị trường trong nước và quốc tế. Các vùng sản xuất nông, lâm sản hàng hóa tập trung như mía, thuốc lá, trúc sào, chè đắng đang từng bước hình thành và phát triển.

Với 311 km đường biên giới có các cửa khẩu Tà Lùng, Hùng Quốc, Sóc Hà và các cặp chợ biên giới, nhân dân Cao Bằng đang phát huy những tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, kinh tế đối ngoại. Ðến với Cao Bằng, quý vị sẽ thấy Cao Bằng đang từng bước chuyển mình qua sự giao lưu thương mại- du lịch với nước bạn Trung Quốc.

Trước yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, để Cao Bằng tiếp tục phát triển bền vững, từng bước hòa nhập với tiến trình phát triển của đất nước, nhân dân Cao Bằng không ngừng phát huy truyền thống cách mạng, khai thác có hiệu quả các nguồn lực tại chỗ đê phát triển Kinh tế – Xã hội. Tỉnh Cao Bằng rất cần sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ của Ban Bí thư trung ương Ðảng, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong cả nước. Ðồng thời Cao Bằng kêu gọi, chào đón tất cả các nhà đầu tư, các nhà tài trợ trong, ngoài nước đến với Cao Bằng và tạo mọi điều kiện thuận lợi trên cơ sở bình đẳng, hợp tác cùng phát triển cùng có lợi.

Vị trí địa lý:

Vị trí địa lý:

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc Việt Nam cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía đông giáp tỉnh Hà Giang; phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu; phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 203 km đường biên giới.

Các dân tộc ở Lào Cai:

Lào Cai là một tỉnh  với 27 dân tộc anh em sinh sống.Dân tộc kinh có 194.666 người, dân tộc Hmông có 122.825 người, dan tộc Tày có 82.516 người, dân tộc Dao có 72.543 người, dân tộc Thái có 51.061 người, dân tộc Giáy có 24.360 người, dân tộc Nùng có 23.156 người, dân tộc Phù Lá có 6763 người, dân tộc Hà Nhì có 3099 người, dân tộc Lào có 2134 ngưòi, dân tộc Kháng có 1691 người, dân tộc LAHA có 1572 người, dân tộc Mường 1263 người, dân tộc Bố Y có 1.148 người, dân tộc Hoa có 770 người, dân tộc La Chí có 446 người, và 11 dân tộc có số dân ít dưới 70 người như các dân tộc Sán Chay, Sán Dìu, Khơ Me, Lô Lô, Kà Doong, Pa Cô, Ê Đê, Giẻ Triêng, Gia Rai, Chăm, Kà Tu. Lào Cai có số dân tộc chiếm 50% tổng số dân tộc toàn quốc nên đặc điểm nổi bật trong văn hóa các dân tộc Lào Cai là Văn hoá đa dân tộc, giàu bản sắc. Ở vùng thấp, người Tày, Thái, Giáy, Nùng, khai khẩn các thung lũng ven sông, ven suối, sáng tạo truyền thống văn hoá lúa nước. Ở rẻo giữa, người Kháng, La Ha, Phù Lá… tạo nên văn hoá nương rẫy với nhiều tri thức bản địa phù hợp với kinh tế đồi rừng. Ở vùng cao, người Hmông, Hà Nhì, Dao khai khẩn các sườn núi thành ruộng bậc thang bắc lên trời hùng vĩ . Tính đa dạng, phong phú của văn hoá thể hiện cả ở văn hoá vật thể và phi vật thể.

Các dân tộc Lào Cai đã sáng tạo, lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Nổi bật là các di tích về khu trạm khắc đá cổ, với các hình khắc về bản đồ, chữ viết, hình người có niên đại cách ngày nay hàng nghìn năm ở thung lũng Mường Hoa (Sa Pa). Di tích thờ ông Hoàng Bảy một vị tướng có công bảo vệ biên giới thời hậu Lê được tôn thờ là “Thần vệ Quốc”. Di tích Đền Thượng – thờ Quốc công tiết chế Trần Hưng đạo được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng với niên hiệu Chính Hoà (1680-1705). Di tích chiến thắng Phố Ràng … đặc biệt Lào Cai còn có hệ thống các hang động kỳ ảo trở thành các danh thắng tuyệt đẹp , thu hút đông đảo khách du lịch tham quan như động Thuỷ Tiên (Bát Xát), động Tả Phời (Cam Đường), hang Tiên- Trung Đô (Bắc Hà), động Xuân Quang (Bảo Thắng)… Thiên nhiên Lào cai cũng tạo nên các thắng cảnh đẹp như khu Hàm Rồng – một “tiểu Thạch Lâm” ở Sa Pa có bãi đá cổ hàng vạn năm với hàng trăm phiến đá muôn hình muôn vẻ. Hoặc đỉnh Phan Xi Păng hùng vĩ – nóc nhà của Tổ quốc là bảo tàng sống về động, thực vật đặc hữu…

Suốt hàng nghìn năm lịch sử , Lào Cai luôn vững vàng ở thế đứng tiền tiêu. Xưa kia, phong kiến phương Bắc đã 8 lần xua quân xâm lược nước ta. Trong đó có 6 lần đi qua Lào Cai và chúng đã vấp phải sức mạnh đoàn kết kiên cường của đồng bào các dân tộc. Từ khi thành lập Tỉnh Lào Cai đến nay, người dân biên cương đã viết tiếp những trang sử vàng oanh liệt.

Ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên.

Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn. Chìm trong làn mây bồng bềnh làm cho thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, vẽ lên một bức tranh Sơn Thuỷ hữu tình. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sapa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C.

Nằm cách thị xã Lào Cai 38 km và cách Hà Nội 376 km. Để đến đây có 2 đường: một từ thị xã Lào Cai vào, một từ Bình Lư (Lai Châu) sang, bằng đủ các loại phương tiện như: tàu hoả, ôtô, xe máy, xe ngựa…

Tên gọi Sapa:

Sa Pa tên gọi này từ tiếng quan thoại. Tiếng quan thoại gọi Sa – Pả, “Sa” là cát, “Pả” là bãi. Địa danh của “bãi cát” này ở bên phải cầu km 32 từ Lào cai vào Sa Pa. Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở “bãi cát” đó, do vậy, dân địa phương ai cũng nói là “đi chợ Sa Pa”.

Từ hai chữ “Sa Pả”, người Phương Tây phát âm không có dấu , nên thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó là “Cha Pa” và một thờI gian rất lâu người ta đều gọi “Cha Pa” theo nghĩa của từ tiếng Việt.

Còn thị trấn Sa Pa ngày nay, trước có một mạch nước đùn lên đục đỏ, nên dân địa phương gọi là “Hùng Hồ”, “Hùng” là đỏ, “Hồ” là hà, là suối, suối đỏ.

Sa Pa có đỉnh Phan-Xi-Păng cao 3.143 m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm, ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam”. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.

Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con ngườI, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.

Sa Pa còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc, trên đường đi tới động Tả Phìn lại có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến một hang động với độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh. Tại Tả Phìn này với hai tộc người là Mông và Dao đã tạo nên cơ sở sản xuất mặt hàng thổ cẩm xuất bán cho cả nước và nước ngoài khá nổi tiếng.

Ngay người Mường Hoa đi xa lâu ngày về cũng chỉ mong được ăn bữa cá của quê hương. Đặc biệt thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được những thông tin đó. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia và đang được Nhà nước ta đề nghị xếp hạng di sản thế giới. Chúng ta ngước nhìn lên Thác Bạc từ độ cao trên 200 m những dòng nước đổ ào ào tạo thành âm thanh núi rừng và mưa xuân.

Sa Pa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian…

Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng. Đặc trưng nổi bật của Sa Pa là lễ hội “Roóng pọc” của ngườI Giáy Tả Van vào ngày Thìn tháng giêng âm lịch, cùng với lễ hộI Roóng pọc còn hội “Sải Sán” (đạp núi) của người Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dao đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm Song, điều mà cả nước biết đến đó là chợ phiên của Sa Pa, một trong 18 đơn vị hành chính của Sa Pa thì chỉ duy nhất có một chợ phiên họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sa Pa). Người dân ở nơi xa phải đi từ ngày thứ 7 và tối hôm thứ bảy là mọi người cùng thức vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi…và người ta đã đặt cho nó là “chợ tình”.

Sa Pa đánh thức tiềm năng, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch. Với hệ thống hơn 80 nhà nghỉ, khách sạn (trong đó có Hotel 3 – 4 sao) hàng năm Sa Pa đón hàng nghìn lượt khách trong nước và quốc tế nghỉ cả ngày và đêm, đón hàng trăm lượt du khách tham quan trong ngày. Du lịch thực sự là đòn bẩy kinh tế – xã hội ở Sa Pa, góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo. Sa Pa đang quyết tâm xây dựng thành trung tâm du lịch bền vững nổi tiếng của toàn quốc.

Lạng sơn là một tỉnh miền núi biên giới, thuộc khu vực Đông bắc của Tổ quốc Việt nam. Diện tích là 830.521 ha ( 8.305,21Km2), đường biên giới với Trung Quốc dài 253 km.

Vị trí địa lý:

– Có vị trí từ 20027 – 22019 vĩ Bắc; 106006 – 107021 kinh Đông.

– Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng: 55 km

– Phía Đông Bắc giáp Trung Quốc: 253 km

– Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148 km

– Phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh: 48 km

– Phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn: 73km

– Phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên: 60 km

Lạng Sơn có 2 cửa khẩu Quốc tế: Cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị, có hai cửa khẩu Quốc gia là: Chi ma (Huyện Lộc Bình ), Bình nghi ( Huyện Tràng Định )… và 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc. Có một vị thế chiến lược quan trọng của vùng Đông Bắc Tổ quốc Việt Nam.

Tỉnh Lạng sơn có 10 huyện và 01 Thành phố: 226 xã phường, thị trấn bao gồm: Thành phố Lạng Sơn và các huyện: Hữu lũng; Chi Lăng; Cao Lộc; Lộc Bình; Đình Lập; Văn Lãng; Tràng Định; Văn Quan; Bình Gia; Bắc Sơn. Thành phố Lạng Sơn là Trung tâm Chính Trị – Kinh tế xã hội của Tỉnh.

Là địa đầu của tổ quốc, Lạng Sơn là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, có nhiều di tích lịch sử với nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, nơi có di tích văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Mai Pha. Các danh lam thắng cảnh cùng nhiều di tích lịch sử, văn hoá là những tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn, làm cho Lạng Sơn có sức cuốn hút lạ kỳ với du khách.

Từ xa xưa, trong ca dao của người Việt đã có câu: Đồng đăng có phố Kỳ Lừa. Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.

Nàng Tô Thị, ải Chi Lăng, động Tam Thanh, động Nhị Thanh, khu danh thắng Hang Gió, khu du lịch Mẫu Sơn, phố chợ Kỳ Lừa, là những điểm du lịch mà du khách không thể bỏ qua khi tới thăm Lạng Sơn. Những thắng cảnh này mang lại cho du khách cảm tưởng đi cùng Lạng Sơn qua bao thăng trầm của thời gian.

Hàng năm vào những ngày sau tết Nguyên Đán, Lạng Sơn lại nhộn nhịp lễ hội với những lễ hội như hội Lồng Tồng, hội đầu pháo Kỳ Lừa .

Bên cạnh những lễ hội, du khách đừng bỏ qua những món ăn truyền thống của Lạng Sơn như vịt quay Lạng Sơn, phở chua, bánh cuốn trứng, rượu Mẫu Sơn

Ngày nay, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh công cuộc Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá tạo nên những đổi thay mạnh mẽ và tích cực, diện mạo quê hương Lạng Sơn ngày một khởi sắc… Du khách hãy đến với Lạng Sơn – nơi địa đầu Tổ quốc sẽ được thấy một miền quê Việt Nam thanh bình, giàu tiềm năng, giàu lòng mến khách, đang vươn lên hoà nhập vào xu thế phát triển chung của đất nước và thời đại.

Vị trí địa lý:

Vị trí địa lý:

Tuyên Quang cách Hà Nội 165 km đường bộ (theo Quốc lộ 2), về phía Bắc; diện tích tự nhiên 5.868 km 2; dân số trên 720 ngàn người, với trên 22 dân tộc cùng chung sống. Tuyên Quang giáp với các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

Tuyên Quang là một tỉnh giàu truyền thống cách mạng, là nơi khởi phát, nơi hội tụ, giao thoa của những sắc thái văn hoá riêng của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc; với lễ hội truyền thống đặc sắc, những truyền thuyết, những làn điệu dân ca ngọt ngào, những cảnh đẹp nên thơ do thiên nhiên ban tặng và 467 di tích lịch sử trên địa bàn – Tuyên Quang là một bảo tàng cách mạng, một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch .

Ai đã từng một lần đến với Tuyên Quang sẽ khó có thể quên được thị xã Tuyên Quang thơ mộng, soi bóng xuống dòng sông Lô. Nơi đây còn lưu dấu ấn bàn tay tài hoa của con người trên những di tích, kiến trúc nghệ thuật, đình chùa, đền miếu, trong đó có nhiều di tích được xếp hạng cấp Quốc gia như: Thành nhà Mạc, đền Hạ…

Đến Tuyên Quang, du khách sẽ được thăm Khu du lịch Văn hoá – Lịch sử và Sinh thái Quốc gia Tân Trào – Thủ đô khu Giải phóng và Thủ đô Kháng chiến, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và hầu hết các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương đã sống và làm việc trong thời kỳ kháng chiến gian khổ.

Nơi đây, có nhiều di tích lịch sử nằm giữa những cánh rừng đại ngàn mãi mãi đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam như:Đình Hồng Thái-nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân đầu tiên khi Người từ Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào ngày 21 tháng 5 năm 1945, đây cũng là nơi đón tiếp các đại biểu về dự Quốc dân Đại hội Tân Trào, tháng 8 năm 1945; Lán Nà Lừa – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22 tháng 8 năm 1945. Trong thời gian này, Người đã chỉ thị thành lập khu giải phóng: Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Quân giải phóng, thành lập Trường Quân chính kháng Nhật, chủ trì Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng, dự Quốc dân Đại hội Tân Trào; Đình Tân Trào, nơi diễn ra Quốc dân Đại hội từ ngày 16 đến ngày 17 tháng 8 năm 1945 với hơn 60 Đại biểu. Đại hội đã thông qua Nghị quyết giành chính quyền toàn quốc và hơn 10 chính sách lớn của Việt Minh, bầu Uỷ ban dân tộc giải phóng do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và quy định Quốc kỳ, Quốc ca của nước Việt Nam mới; Cây đa Tân Trào, tại đây ngày 16 tháng 8 năm 1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa, chỉ huy đơn vị Giải phóng quân tiến về giải phóng Hà Nội …

Thiên nhiên đã ban tặng cho Tuyên Quang nhiều hang động, hồ, thác nước đẹp, những cánh rừng nguyên sinh, như: Thác Pắc Ban và rừng nguyên sinh (Na Hang), hang Bó Ngoặng (Chiêm Hoá), Động tiên (Hàm Yên)…

Thăm Khu Du lịch – Sinh thái Na Hang, du khách sẽ được ngắm nhìn thác Pắc Ban như một dải lụa trắng nằm trên thảm rừng xanh, rừng nguyên sinh Na Hang với hệ sinh thái có nhiều loại động thực vật quý hiếm, đặc biệt có loài Voọc mũi hếch đã được ghi trong Sách Đỏ thế giới, được ngắm nhìn chín mươi chín ngọn núi, đỉnh Pác Tạ cao vút như muốn vươn lên chín tầng mây, được nếm hương vị ngọt, cay, nồng, ấm, đậm men say của rượu Ngô Na Hang.

Xuôi về Chiêm Hoá, du khách sẽ được thăm 24 di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh đã được công nhận cấp Quốc gia thuộc các xã: Kim Bình, Phú Bình, Kiên Đài, Yên Nguyên, Vinh Quang.

Đến với Hàm Yên, du khách được thăm quần thể hang động nối tiếp nhau trải dài vài ki-lô-mét như: Động Tiên, động Thiên Đình, hang Thạch Sanh, động Quốc Phòng…với nhiều cảnh đẹp hoang sơ, kỳ bí; ngoài ra, du khách còn được đi du thuyền trên mặt hồ Khởn, ngắm nhìn những đồi cam chín mọng, vàng ruộm 2 bên bờ và thưởng thức những trái cam Sành Hàm Yên ngọt, mát, thơm ngon.

Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm với rừng núi yên bình, không khí trong lành cũng luôn là điểm du lịch hẫp dẫn các du khách, ở đây có nguồn nước khoáng thiên nhiên được các nhà địa chất học người Pháp phát hiện từ năm 1923, rất trong, nóng tới 670C được lấy trực tiếp từ mạch nước sâu hơn 150m, chứa nhiều nguyên tố vi lượng có tác dụng phục hồi sức khoẻ và chữa rất tốt các bệnh về cơ, khớp, xương….

Tương lai, đây sẽ là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng được quy hoạch với 6 phân khu chính, gồm: khu vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng, khu lâm viên, khu trang trại, khu đón khách và dịch vụ tổng hợp, khu cơ sở và đầu mối hạ tầng.

Sau mỗi tour du lịch, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản của Tuyên Quang như: Cá Dầm xanh – Anh vũ, cơm lam, xôi ngũ sắc…

Người Tuyên Quang nhân hậu, giầu lòng mến khách. Thiếu nữ Tuyên Quang thanh lịch, dịu dàng và duyên dáng.

Với những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, Tuyên Quang đã sẵn sàng phục vụ du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

Tuyên Quang theo wikipedia

Vị trí đại lý:

Vị trí đại lý:

Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc và Trung du Bắc Bộ, có vị trí của ngõ của vùng Tây Bắc.

Diện tích

Yên Bái có diện tích tự nhiên 6.882,9 km2, nằm trải dọc đôi bờ sông Hồng. Phía đông bắc, Yên Bái giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây nam giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 181 xã, phường, thị trấn. Hiện nay, toàn tỉnh có 699.900 người (2003) gồm 30 dân tộc anh em chung sống.

Địa hình Yên Bái có độ dốc lớn, cao dần từ đông sang tây, từ nam lên bắc, độ cao trung bình 600 mét so với mực nước biển và có thể chia làm hai vùng: vùng thấp ở tả ngạn sông Hồng và lưu vực sông Chảy mang nhiều đặc điểm của vùng trung du; vùng cao thuộc hữu ngạn sông Hồng và cao nguyên nằm giữa sông Hồng và sông Đà có nhiều dãy núi.

Khí hậu:

Yên Bái có khí hậu đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều nên độ ẩm cao. Do địa hình và thời tiết đã tạo cho Yên Bái có các loại rừng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới trên núi cao. Đất rừng màu mỡ, thuận lợi cho phát triển chăn nuôi và trồng rừng sản xuất nguyên liệu giấy. Đất nông nghiệp chiếm gần 10% diện tích tự nhiên, trong đó có cánh đồng Mường Lò rộng 2.300 ha nổi tiếng vùng Tây Bắc. Dưới bàn tay lao động cần cù của người dân Yên Bái đã tạo ra nhiều sản vật có giá trị như: chè, quế, gạo nếp Tú Lệ, cam Lục Yên, nhãn Văn Chấn. Trong lòng đất có nhiều tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn với nhiều mỏ kim loại, mỏ nguyên liệu, khoáng sản phi kim; đặc biệt là các mỏ thạch anh, đá fenspat, đá trắng phục vụ chế biến nguyên liệu sản xuất công nghiệp có chất lượng hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Ngoài hai con sông lớn là sông Hồng và sông Chảy, khoảng 200 ngòi, suối lớn nhỏ cùng hệ thống hồ đầm, Yên Bái còn có hồ Thác Bà – hồ nước được tạo nên bởi bàn tay con người có diện tích mặt nước trên 20.000 ha, trên đó có 1.300 đảo lớn nhỏ. Hồ có sức chứa 3 – 3,9 tỷ m3 nước là điều kiện để phát triển nguồn thuỷ sinh vật và là nguồn năng lượng phục vụ hoạt động của Nhà máy thuỷ điện Thác Bà – Công trình thuỷ điện đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hồ Thác Bà cùng với những tiểu vùng khí hậu, các lễ hội, di tích danh thắng của Yên Bái đang trở thành điểm đến của du khách gần xa.

Giao thông ở Yên Bái khá thuận lợi với sự có mặt của hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thuỷ. Thông thương từ Yên Bái đến các tỉnh lân cận của miền Tây Bắc và Việt Bắc ngày càng phát triển nhất là khi hệ thống đường bộ tiếp tục được hoàn thiện, tuyến đường sắt Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai nối liền tới nước bạn Trung Quốc được nâng cấp. Bên cạnh đó, hệ thống bưu chính viễn thông được hiện đại hoá, đáp ứng mọi yêu cầu về thông tin liên lạc. Công nghiệp khai khoáng và chế biến đã khai thác được tiềm năng sẵn có, thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Kinh tế lâm nghiệp phát triển mạnh, nông nghiệp có bước đột phá trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Nhiều mô hình kinh tế trang trại thể hiện tính đa dạng trong hoạt động nuôi trồng của người dân và tạo ra một lượng sản phẩm đáng kể đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Kinh tế thương mại có nhiều khởi sắc, chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Yên Bái có thiên nhiên đa dạng, nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng. Người dân Yên Bái có truyền thống văn hoá tốt đẹp lưu truyền qua nhiều thế kỷ. Nơi đây có hang Hùm (tiền sử có dấu tích của người cổ đại khoảng 10.000 năm), có các công cụ bằng đá ở hang Thẩm Thoóng (Văn Chấn), hai thạp đồng cổ sưu tầm được ở Ðào Thịnh và Hợp Minh có niên đại cách đây 2.500 năm …

Yên Bái còn có những di tích kiến trúc lịch sử rất quí hiếm đối với các tỉnh miền núi, đó là quần thể di tích tháp Hắc Y thời Trần.

Ngoài ra, còn phải kể đến các thiết chế tín ngưỡng gắn với lịch sử như các đền: Ðông Cuông, Tuần Quán, Thác Bà, Ðại Cại… hiện đang được nhân dân địa phương tu bổ nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng.

Những lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số ở Yên Bái như: lễ “tăm khẩu mẩu” của người Tày ở Ðồng Khê (Văn Chấn), lễ cưới của người Dao ở Bảo Ái (Yên Bình), lễ đón mẹ lúa của người Khơ Mú ở Nghĩa Sơn (Văn Chấn)… cũng là các sản phẩm văn hoá truyền thống cần được lưu giữ, phát huy.

Dệt thổ cẩm là nghề thủ công truyền thống của dân tộc người Thái ở Yên Bái. Hiện nay mặt hàng này khá phát triển, đã xuất khẩu sang Lào và bán trên thị trường trong nước, đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Ðây không những là mặt hàng thủ công truyền thống mà còn chứa đựng trong đó cả bản sắc của đồng bào các dân tộc vùng cao.

Phú Thọ là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm miền Bắc Việt Nam, là cửa ngõ nối liền giữa các tỉnh miền núi phía Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Với địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng, trung du và miền núi, Phú Thọ có địa hình rất đa dạng: có núi non hiểm trở, có đồi trung du san sát, có đồng bằng phì nhiêu nên có thể phát triển nhiều loại hình du lịch có sức hấp dẫn du khách như tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch sinh thái tại các khu du lịch tự nhiên như Đầm Ao Châu (Hạ Hoà), Rừng Quốc gia Xuân Sơn (Thanh Sơn), mỏ nước khoáng nóng Thanh Thuỷ (huyện Thanh Thuỷ), Ao Giời – Suối Tiên (huyện Hạ Hoà), Bến Gót – Bạch Hạc (Việt Trì)…

 

Phú Thọ còn có lịch sử lâu đời, được coi là mảnh đất phát tích của dân tộc Việt Nam. Theo truyền thuyết, đây là nơi các vua Hùng chọn làm đất đóng đô, đặt tên là kinh đô Văn Lang (kinh đô đầu tiên của dân tộc Việt Nam). Khu di tích lịch sử Đền Hùng hiện nay là di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của quốc gia.

Qua các cuộc tìm kiếm, khai quật khảo cổ, các nhà khoa học còn tìm thấy Phú Thọ có rất nhiều hiện vật đồ đá, đồ đồng minh chứng thời kỳ các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trong đó có các di chỉ nổi tiếng như: Gò Mun, Sơn Vi, Làng Cả, Phùng Nguyên… có niên đại cách đây từ 4 – 6 ngàn năm. Ngoài ra, Phú Thọ còn tồn tại rất nhiều các di tích, sự tích, truyện kể, truyền thuyết về đời sống sinh hoạt văn hoá, công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Các lễ hội diễn ra trên quê hương Phú Thọ cũng rất đa dạng, phong phú, mang nét văn hoá đặc sắc của những bản làng, trên 20 dân tộc sinh sống tại Phú Thọ như: Hội Đền Hùng, Hội Phết – Hiền Quan, Hội bơi chải – Bạch Hạc, Hội Rước voi – Đào Xá, Hội rước Chúa Gái – Hy Cương, Hội ném còn của đồng bào Dân tộc Mường… Qua thống kê cho thấy, Phú Thọ đâu đâu cũng có những ngày lễ hội. Phú Thọ còn có các kho tàng thơ, ca, hò, vè rất đặc sắc, những làn điệu hát Xoan, hát Ghẹo, hát Đối, hát Ví mang âm hưởng của miền quê trung du rõ nét, từ lâu đã nổi tiếng và làm say đắm lòng người.

HẠ LONG – QUẢNG NINH

TOP


Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu Ðông Bắc Việt Nam, nằm giữa các kinh độ đông 106º26’-108º31’3’’ và các vĩ độ bắc 20º40’-21º40’, khoảng dài nhất từ đông sang tây là 195km, từ bắc xuống nam là 102km.

Phía bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài 132,8km và tỉnh Lạng Sơn. Phía tây giáp Bắc Giang, Hải Dương, phía nam giáp Hải Phòng. Phía đông nam giáp biển Ðông với 250km bờ biển.

Là một tỉnh miền núi duyên hải, Quảng Ninh có 80% diện tích đất đai là đồi núi. Hơn 2.000 hòn đảo nổi trên mặt biển phần lớn đều là núi, với tổng diện tích là 620km².

Ðịa hình được chia ra thành các vùng đồi núi, vùng trung du đồng bằng và vùng biển đảo. Vùng núi miền đông gồm hai dãy núi chính là Quảng Nam Châu và Cao Xiêm có độ cao trên dưới 1.400m. Miền tây là những dãy núi thuộc cánh cung Ðông Triều với hai đỉnh Yên Tử và Am Váp cao trên 1.000m. Vùng trung du và đồng bằng ven biển: gồm những dải đồi thấp và những cánh đồng ven các triền sông và bờ biển, trong đó đồng bằng Yên Hưng và Ðông Triều là mầu mỡ nhất và là những vựa lúa chính của tỉnh.

Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Ðây là vùng biển nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều, gió thịnh hành là gió nam. Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa, gió đông bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 21ºC. Ðộ ẩm trung bình hàng năm là 84%. Lượng mưa hàng năm lên đến 1.700 – 2.400mm, số ngày mưa trung bình là 90-170.

Tiềm năng phát triển du lịch

Tiềm năng phát triển du lịch

Ðịa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m, có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất phong phú đa dạng. Ðặc biệt vùng biển Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới với hàng ngàn đảo đá nguyên là vùng địa hình karts bị nước bào mòn tạo nên cảnh đẹp độc đáo, kỳ vĩ độc nhất vô nhị trên thế giới. Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn có những bãi cát trắng, bãi biển tuyệt đẹp,như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng…

Tỉnh Quảng Ninh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật… gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của quốc gia như chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn… đây là những điểm thu hút khách thập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất là vào những dịp lễ hội.

Đến Quảng Ninh, du khách còn có cơ hội để thưởng thức các món ăn được chế biến từ các loài hải sản của biển Quảng Ninh, trong đó có những đặc sản giá trị như hải sâm, bào ngư, tôm, cua, sò, ngán, hầu hà, sá sùng, rau câu…

Theo Vietnamtourism.com

Vị trí địa lý:

Vị trí địa lý:

Lai Châu là một tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, phía bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và phía tây, tây nam giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía đông giáp tỉnh Lào Cai, phía đông nam giáp tỉnh Yên Bái và phía nam giáp tỉnh Điện Biên.

Khí hậu:

Lai Châu có khí hậu mang tính chất gió mùa chí tuyến. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21ºC-23ºC chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Địa hình tỉnh Lai Châu được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc – đông nam, có nhiều đỉnh núi cao, đỉnh Pu Sa Leng cao 3.096 m. Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao nguyên, sông suối. Sông có nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên tiềm năng thuỷ điện rất lớn.

Xưa kia Lai Châu đặt dưới quyền điều hành của tù trưởng các dân tộc Thái, quy phục triều đình Việt Nam. Đây vốn là một châu thuộc phủ Điện Biên, tỉnh Hưng Hóa xưa.Tiểu quân khu phụ Lai Châu gồm châu Lai, châu Luân, châu Quỳnh Nhai, châu Phong Thổ được thành lập theo Nghị định ngày 5 tháng 6 năm 1893 của Toàn quyền Đông Dương và trực thuộc tỉnh Vạn Bú từ ngày 10 tháng 10 năm 1895. Tỉnh Vạn Bú đổi tên thành tỉnh Sơn La năm 1904, do đó Lai Châu lại thuộc tỉnh Sơn La.

Tỉnh Lai Châu được thành lập theo Nghị định ngày 28 tháng 6 năm 1909 của Toàn quyền Đông Dương. Lúc đó tỉnh Lai Châu gồm các châu Lai, châu Quỳnh Nhai, châu Điện Biên tách ra từ tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Lai Châu (nay là thị xã Mường Lay thuộc tỉnh Điện Biên). Ngày 16 tháng 1 năm 1915 tỉnh Lai Châu bị thay thế bằng Đạo Quan binh 4 Lai Châu dưới sự cai trị quân sự. Sau này tỉnh lỵ chuyển về thị xã Điện Biên Phủ, (nay là thành phố Điện Biên Phủ thuộc tỉnh Điện Biên).  

Trước khi tách tỉnh, tỉnh Lai Châu có diện tích lớn nhất miền Bắc Việt Nam, thứ hai Việt Nam (sau tỉnh Đắc Lắc): 16.919 km², dân số 715.300 người (1999), gồm thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh lỵ), thị xã Lai Châu và 10 huyện (trước kia chỉ có 7 huyện).

Từ 1 tháng 1 năm 2004, tỉnh Lai Châu tách thành hai tỉnh là tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên. Tỉnh lỵ mới chuyển về thị xã Tam Đường (trước đó gọi là thị trấn Phong Thổ) và gọi là thị xã Lai Châu (mới). Thị xã Lai Châu cũ đổi tên là thị xã Mường Lay (thuộc tỉnh Điện Biên).

Cộng đồng du lịch Việt Nam

Vị trí địa lý:

Vị trí địa lý:

Tỉnh Sơn La nằm ở phía tây bắc Việt Nam, có nhiều núi cao, phía bắc giáp Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, phía tây giáp Điện Biên, phía đông giáp Phú Thọ và Hoà Bình, đông nam giáp Thanh Hoá và Hoà Bình, phía nam giáp Lào. Thị xã Sơn La cách Hà Nội 328km theo quốc lộ 6.

Địa hình của tỉnh Sơn La chủ yếu là núi và cao nguyên. Mạng lưới sông suối ở đây khá dày đặc, nguồn nước dồi dào, có tiềm năng về thủy điện. Tài nguyên khoáng sản của tỉnh khá đa dạng và phong phú vì vậy công nghiệp Sơn La có nhiều triển vọng.

Khí hậu:

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21ºC, khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh và khô, ít mưa; mùa hè mưa nhiều và không có bão. 

Sơn La, một địa bàn lý tưởng để chăn nuôi bò sữa trên cao nguyên Mộc Châu, phát triển cây dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, là vùng đất có nhiều ưu thế phát triển cây cà phê, cây chè và nhiều loại cây ăn quả. Một vùng đất có thể phát triển công nghiệp khai khoáng, chế biến chè và nông, lâm sản khác. Sơn La có lễ hội Hoa ban của dân tộc Thái, có bản Hìn, danh thắng Yên Châu, hang Thẩm Tét Toòng.          

Sơn La có 12 dân tộc anh em, trong đó chủ yếu là dân tộc Thái có truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, du khách có điều kiện khám phá nhiều điều mới mẻ về giá trị văn hóa của các dân tộc Tây Bắc có những điệu xoè, ngây ngất men rượu cần làm say đắm lòng người

Tổng cục du lịch Việt Nam

HÒA BÌNH Cửa ngõ miền Tây Bắc

TOP


Vị trí địa lý:

Vị trí địa lý:

Là một tỉnh miền núi cửa ngõ phía tây bắc Thủ đô, cách Hà Nội khoảng hơn 70km theo phía tây dọc đường số 6, Hòa Bình là một vùng đất cổ giàu tiềm năng du lịch. Nơi đây, không chỉ có những cảnh quan thiên nhiên, các hang động kỳ thú và hấp dẫn, mà các bản làng của các dân tộc thiểu số với những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc đã và đang là điểm đến của du khách trong và ngoài nước.

Nói tới Hòa Bình là người ta đã nghĩ ngay tới nơi có công trình thủy điện lớn nhất đất nước. Sự đồ sộ vĩnh cửu của công trình, sự hoành tráng mênh mông của hồ chứa, đập, cửa xả lũ, luôn tạo ra cho khách sự thích thú, khi xuống tới tầng hầm, nơi đặt các tổ máy phát điện, bạn sẽ thấy tâm hồn dịu mát khi ngắm nhìn những giọt nước li ti bắn tung trắng xóa như mây ngàn. Bước lên tới đỉnh núi, nơi đặt tượng Bác Hồ, du khách có thể phóng tầm mắt ôm trọn thị xã Hòa Bình bên dưới, xa xa là những ngọn đồi bạt ngàn một màu xanh của cây cối và thấp thoáng ẩn hiện là các ngôi nhà sàn trong các bản làng của người Mường, người Tày, người Thái.

Khi đi thăm thủy điện Hòa Bình, du khách nhớ thăm suối nước khoáng Kim Bôi nổi tiếng, tìm hiểu sự tích “Ông Tùng, bà Tùng” trong việc chinh phục dòng sông Đà hung dữ để lấy nước làm thủy điện. Rồi nữa, ghé thăm đền thờ Long Vương, động Thác Bờ, đền thờ bà Chúa Thượng Ngàn và du lịch bằng thuyền trên lòng hồ Hòa Bình… là những nơi cũng không thể không đến để thưởng ngoạn.

Từ lâu, du lịch Hòa Bình còn được du khách thập phương biết tới không chỉ có thủy điện, các điệu múa, lời hát, nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các chàng trai, cô gái Mường, Thái, Tày… mà thung lũng Mai Châu trong thơ của Quang Dũng “Thơm nếp xôi”, đã hấp dẫn nhiều người. Từ thị xã Hòa Bình đi thêm 60km nữa và vượt qua những đèo dốc uốn lượn, mà cao nhất là dốc Cun dài hơn chục ki-lô-mét du khách bắt gặp một thung lũng Mai Châu tuyệt đẹp hiện ra dưới tầm mắt. Thăm những bản làng của thung lũng-khách được ngắm nhìn màu xanh của cây trái, đồng lúa, nương dâu… được hòa mình vào thiên nhiên tươi mát. Những ngôi nhà sàn với khoảng cách xa vời vừa phải luôn rộng cửa mời đón khách tới tham quan.  

Không chỉ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà sàn cao ráo, chắc chắn và sạch sẽ với các cửa sổ thoáng rộng đón gió trời, khách còn được tìm hiểu về cách dệt thổ cẩm của các thiếu nữ ở đây. Những thiếu nữ, chàng trai luôn sẵn sàng kể cho khách nghe về phương thức chọn vợ, chọn chồng của họ, như chàng trai chọn cô gái chăm chỉ, dệt vải đẹp… làm vợ, còn cô gái chọn chàng trai biết đánh cá giỏi, làm nương giỏi… làm chồng. Ngủ lại đêm tại nhà sàn, khách du lịch được thưởng thức rất nhiều món ăn hấp dẫn, được dự những đêm sinh hoạt văn nghệ cồng chiêng, uống rượu cần…

Ngoài các danh lam thắng cảnh trên, mấy năm gần đây, một khu du lịch sinh thái rất kỳ thú và hấp dẫn vừa được đưa vào khai thác và sử dụng, đó là khu: suối Ngọc-Vua Bà. Nằm ở xã Xuân Tiến, huyện Lương Sơn, suối Ngọc-Vua Bà gắn liền với sự tích huyền thoại như: cột cờ, kho thóc… Chuyện kể rằng, xưa có 2 nữ tướng: Trưng Trắc và Trưng Nhị trên đường đi đánh giặc đã đóng quân và nghỉ lại nơi đây. Vì vậy khu du lịch này mới mang tên suối Ngọc-Vua Bà. Du khách tới đây thực sự bị hấp dẫn bởi những thác nước trắng xóa đẹp như tranh vẽ đó là: thác Mơ, thác Tiên và thác Chín Tầng. Những vũng nước dưới chân các con thác trong lành, mát mẻ là nơi du khách có thể tắm thỏa thích. Cạnh đấy là hai khu vui chơi nước với 18 làn trượt mang lại những cảm giác mạnh. Đến với suối Ngọc-Vua Bà du khách có thể dã ngoại thăm các bản làng, tham dự đêm lửa trại, tham gia hát múa cồng chiêng, đi cà kheo… cùng người dân địa phương. 

Hòa Bình còn có rất nhiều địa chỉ để thăm thú dã ngoại mang hình thức du lịch sinh thái đã và đang được đưa vào khai thác. Những tua du lịch sinh thái tham quan kết hợp với du lịch văn hóa cội nguồn, tìm hiểu và nghiên cứu phong tục tập quán của các dân tộc Hòa Bình luôn được quảng bá rộng rãi và một tiềm năng nữa mà du lịch Hòa Bình cần hướng tới là giới thiệu và đưa khách đi tham quan một số làng nghề truyền thống tiêu biểu của địa phương… Hy vọng trong tương lai gần, du lịch Hòa Bình sẽ cất cánh mạnh mẽ và những tiềm năng du lịch được đầu tư đúng hướng để nó thực sự là điểm đến của du khách trong và ngoài nước

Vị trí đại lý:

Vị trí đại lý:

Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, phía bắc giáp Bắc Ninh và Bắc Giang, phía đông giáp Hải Phòng, Quảng Ninh, phía tây giáp Hưng Yên, phía nam giáp Thái Bình.

Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng. Giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt đều thuận lợi.

Danh lam thắng cảnh:

Hải Dương là một tỉnh có tiềm năng du lịch dồi dào. Hải Dương, một miền đất trù phú có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, có khu danh thắng Côn Sơn, đền Kiếp Bạc được nhiều người biết đến. Nhiều di tích lịch sử đã được nhà nước công nhận và xếp hạng.

Hàng năm, nhân dân trong tỉnh và các vùng lân cận lại nô nức tham gia các lễ hội như hội đền Kiếp Bạc (kéo dài từ 15/8 đến 20/8 âm lịch), lễ hội Côn Sơn( mở vào ngày 18-23 tháng giêng âm lịch hàng năm )

Hải Dương nổi tiếng trong nước lâu nay với các sản phẩm như sứ Hải Dương, bánh đậu xanh. Những sản phẩm này tuy mang lại thu nhập không cao lắm nhưng nó giúp duy trì nét văn hoá cổ dân tộc đáng quý. Chúng ta hãy tưởng tượng rằng một ngày nào đó món bánh đậu xanh ấy mất đi thì còn gì thú vị để nhấm nháp bên cạnh chung trà mộc đang bốc khói. Món quà dân dã ấy đã đi vào tiềm thức của những người dân xa quê. Có lẽ vì thế mà bánh đậu xanh có sức sống mãnh liệt đến như vậy.

Bên cạnh bánh đậu xanh , ai đến Hải Dương đều không thể bỏ qua rươi hay bánh gai Ninh Giang. Đây là những món ăn dân dã nhưng bạn khó tìm ở nơi khác hương vị đặc trưng như ở nơi đây.

Cộng đồng du lịch Việt Nam

Diện tích: 11.136,3 km²

Diện tích: 11.136,3 km²

Dân số: 3.680,4 nghìn người (năm 2006)

Tỉnh lỵ: Thành phố Thanh Hóa

Các huyện, thị:

– Thị xã: Sầm Sơn, Bỉm Sơn

– Huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Thạch Thành, Ngọc Lạc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Yên Định, Thọ Xuân, Hậu Lộc, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, Đông Sơn, Triệu Sơn, Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia.

Dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Thái, HMông, Thổ…

Điều kiện tự nhiên

Thanh Hoá là một trong những tỉnh lớn của Việt Nam, nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ. Phía bắc Thanh Hóa giáp tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình; phía nam giáp Nghệ An; phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp Lào. Địa hình tương đối phức tạp, đa dạng, thấp dần từ tây sang đông gồm có vùng núi, trung du, đồng bằng, vùng ven biển.

Khí hậu của tỉnh thuộc vùng chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Trung Bộ, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23ºC – 24ºC. Nằm ở độ cao không lớn lại nằm kề biển nên mùa đông ở đây không lạnh lắm, mùa hè dịu mát hơn.

Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn và có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách. Bờ biển dài trên 100km với nhiều bãi biển đẹp mà nổi tiếng nhất là Sầm Sơn. Ðây là bãi biển phẳng, nước xanh như ngọc tràn ngập ánh nắng với nhiều điểm du lịch phụ cận như đền Ðộc Cước, hòn Trống Mái, chùa Cô Tiên, khu đầm lầy nước mặn Quảng Cư, Quảng Tiên có nhiều chim thú, cây cỏ và hải sản. Hàng năm có hàng triệu du khách tới Sầm Sơn để tắm biển và nghỉ ngơi.

Huyện Nga Sơn sát tỉnh Ninh Bình có động Từ Thức, theo truyền thuyết là nơi Từ Thức gặp tiên. Ðộng có rất nhiều điều kỳ thú do thiên nhiên tạo ra như Ðường lên trời, Kho gạo, Kho khỉ, Chuông… Vườn quốc gia Bến En giáp tỉnh Nghệ An có phong cảnh núi hồ đẹp cùng những cây cổ thụ hàng ngàn tuổi và nhiều động vật quý hiếm.

Ðối với những du khách say mê lịch sử không thể bỏ qua di tích thành nhà Hồ mà kiến trúc của nó làm người ta liên tưởng tới những thành đá ở Ý và Hy Lạp, các di vật của người Việt cổ (Núi Ðọ, Ðông Sơn), khu di tích Lam Kinh. Ngoài ra tới đây du khách sẽ được thưởng thức chiêm ngưỡng những di sản văn hoá Việt Nam bao gồm các trò chơi dân gian, các làn điệu xứ Thanh, các lễ hội và nhiều hoạt động văn hoá khác. Chắc chắn Thanh Hóa sẽ là điểm dừng chân không thể bỏ qua đối với nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Giao thông

Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy đều thuận lợi. Thành phố Thanh Hóa nằm trên trục đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam dài, cách Hà Nội khoảng 153km, cách Ninh Bình khoảng 62km. Tỉnh nằm trong trục đường quốc lộ 15 đoạn Hòa Bình – Thanh Hóa – Nghệ An và có quốc lộ 217 đi sang nước bạn Lào.

Theo VietNamTourism.com

Đà Nẵng là thành phố cửa ngõ của miền Trung, cửa ngõ Quốc tế thứ 3 của Việt Nam, Đà Nẵng có lợi thế về vị trí địa lý, giao thông liên lạc, đặc biệt là cảng biển và sân bay quốc tế; với nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, dải bờ biển dài với những bãi cát mịn, môi trường tốt, cảnh quan thiên nhiên đẹp; là trung tâm của con đường di sản văn hóa thế giới, là vùng đất có bề dày về lịch sử, văn hóa… đã tạo cho Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa.

Đến với Đà Nẵng, du khách sẽ có dịp tìm hiểu nền văn hóa Sa Hùynh, thăm các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, tham dự các lễ hội truyền thống…Không chỉ có thế, nơi đây còn lưu giữ một kho tàng văn hóa dân gian phong phú với những làn điệu dân ca miền trung đặc sắc.  

Trải qua thời gian, vùng đất mới Hàn Thị năm xưa giờ đã trở thành thành phố Đà Nẵng trẻ trung, đầy năng động, là một trong những thành phố loại 1 trực thuộc Trung ương. Trong một tương lai không xa, Đà Nẵng sẽ là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của miền Trung Việt Nam.   

Một tương lai mới, một vị thế mới đang chờ đón thành phố bên dòng sông Hàn thơ mộng. Ánh hào quang của quá khứ và khoảng sáng rực rỡ của hiện tại đã tạo nên sức hấp dẫn mãnh liệt cho Đà Nẵng.    
Kinh doanh du lịch đường biển là ưu thế nổi bật của thành phố, mỗi năm đón 50 lượt tàu với 30 ngàn khách tàu biển/ năm. Khách nội địa phát triển nhanh cùng với nhịp độ phát triển kinh tế. Khách đến tham quan, nghỉ dưỡng kết hợp làm ăn tại Đà Nẵng ngày càng tăng.

Đà Nẵng có hàng trăm nhà hàng ăn uống, điểm bán hàng trong khắp thành phố, trong đó có những nhà hàng nổi tiếng trong và ngoài nước với các món ăn Việt Nam, Âu, Á đặc sắc và chất lượng phục vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch phát triển đa dạng với tổng số 90 cơ sở có 2441 phòng, trong đó có 01 khu nghỉ mát 5 sao, 8 khách sạn 3 sao, 10 khách sạn 2 sao, 14 khách sạn 1 sao và 36 khách sạn đạt tiêu chuẩn.

Sân bay Đà Nẵng nối với 4 sân bay khu vực. Đặc biệt các tuyến Hà Nội – Đà Nẵng, TPHCM – Đà Nẵng mỗi ngày có 4 – 5 chuyến bay với các loại máy bay lớn A320, Boeing 737 do Vietnam Airlines và Jetstar Pacific Airlines khai thác. Sân bay quốc tế Đà Nẵng hiện có 3 tuyến bay trực tiếp với 3 chuyến/ tuần/ tuyến đến Hong Kong, Bangkok và Angkor (Siem Reap-Campuchia).

Trong tương lai không xa, sẽ tiến hành mở rộng các tuyến bay quốc tế đến Đà Nẵng trước hết là các nước trong khu vực như Singapore, Nhật, Đài Loan, Trung Quốc. Cảng Đà Nẵng (gồm cảng Tiên Sa, cảng Sông Hàn và cảng Liên Chiểu) là cảng thương mại lớn thứ 3 ở Việt Nam sau cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng. Cảng Tiên Sa có thể tiếp nhận loại tàu hàng có trọng tải 33.000DWT, các tàu chuyên dùng khác và sẽ trở thành nhà ga đón khách du lịch đuờng biển đến từ khắp nơi trên thế giới.

Các điểm tham quan chính của thành phố Đà Nẵng : khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn, các làng nghề, làng quê (làng đá Hòa Hải, làng chiếu Yến Nê, Phong Nam, Phú Thượng), các khu du lịch sinh thái Bà Nà, Sơn Trà, Hải Vân…Các di tích lịch sử: Thành Điện Hải, Nghĩa trũng Khuê Trung, khu di tích K20…hệ thống Bảo tàng: Bảo tàng Chàm, Bảo tàng Quân khu V, Bảo tàng Tổng hợp Đà Nẵng. Một nét đặc sắc nữa của thành phố Đà Nẵng là các di sản văn hóa phi vật thể phong phú như hát tuồng, ca múa nhạc dân tộc, văn hóa dân tộc Chăm và dân tộc Cơtu rất độc đáo và có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt từ Đà Nẵng có thể đến thăm 3 di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, Hội An và cố đô Huế trong ngày rất thuận tiện và dễ dàng.

Thành phố chủ trương phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, bao gồm phát triển các điểm tham quan, vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng núi và chú trọng đến du lịch nghỉ dưỡng biển. Các bãi biển Đà Nẵng nằm gần trung tâm thành phố, cơ sở hạ tầng thuận lợi nhưng cũng tương đối biệt lập. Bãi biển dài 60km, diện tích khai thác lớn, cát trắng, mịn sạch, nguyên sơ, môi trường cảnh quan đẹp nên thuận tiện cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển. Hiện nay, ngành Du lịch Đà Nẵng đang có nhiều dự án xây dựng dọc theo bờ biển với những khu du lich biển đầy đủ các dịch vụ nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao hiện đại tầm cỡ Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Ai ra xứ Huế thì ra

Ai ra xứ Huế thì ra

Ai về là về núi Ngự

Ai về là về Sông Hương

Nước Sông Hương còn sâu chưa cạn

Đó là bài hát “Ai ra xứ Huế” quen thuộc của nhạc sĩ Duy Khánh khi viết về xứ Huế mộng mơ.Bài hát là lời mời gọi tha thiết những ai xa Huế, những ai chưa từng đến Huế xin hãy đến Huế một lần để rồi ” nặng lòng với Huế”.

Nằm giữa hai đầu Bắc Nam của đất nước, Huế tọa lạc trên khúc ruột Miền Trung thương yêu. Huế được thiên nhiên ưu đãi nhiều địa hình phong phú nên Huế có nhiều thắng cảnh mỹ miều quyến rũ. Lịch sử thăng trầm của vùng đất cố đô cũng làm nên một xứ Huê mộng mơ sâu lắng.

Sân bay Phú Bài cách trung tâm thành phố 8km và nhà ga nằm trong lòng trung tâm thành phố.Có nhiều khách sạn dọc theo con đường Lê Lợi, Hùng Vương, là những con đường gần nhà ga.Đó là đặc điểm thuận lợi cho du khách đến thăm Huế.

Tôi và bạn đều biết rất rõ Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới.Lịch sử phát triển 700 của thành phố đã để lại cho Huế nhiều di sản, di tích  còn nguyên vẹn.

Thật bồi hồi xúc động làm sao khi đứng trước các đền đại lăng tẩm thâm nghiêm uy nghi như Đại Nội, lăng Tự Đức,lăng Khải Định,Minh Mạng. Tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi ngắm những báu vật còn lại của các bậc đế vương công hầu xưa kia.Lòng thầm cảm phục bàn tay khối óc những nghệ nhân ,những người thợ thủ công đã sáng tạo nên những công trình tuyệt mỹ đó. Nhưng tôi cũng xót xa khi nghĩ đến những giọt mồ hôi và chắc chắn có cả xương máu của không ít người đã đổ xuống  để những công trình này tồn tại mãi với thời gian.

Lang thang khắp kinh thành Huế với phương tiện là xe đạp, xe xích lô bạn mới thấy đồng điệu hòa hợp với môi trường ở đây. Kim Long, Vĩ Dạ nỗi tiếng với những biệt phủ thâm nghiêm của những vương hầu, công tước ,quan lại xưa kia. Xung quanh các biệt phủ được bao bọc một màu xanh tươi mơn mỡn của vườn tược, cỏ cây. Lên xa hơn là những ngọn đồi thiêng Vọng Cảnh, Thiên An quanh năm thông reo rì rào.Ngược về phía bắc là những phố Gia Hội, Bao Vinh mà quá khứ là những thương cảng sầm uất. Nhìn những mảng rêu bám trên những lớp ngói lưu ly ,trên những bức tường loang lỗ của những ngôi nhà cổ, lòng ta không khỏi chạnh nhớ một thời dĩ vãng xa xăm:

Chán chê đi chơi trên bộ, du khách có thể xuống bến đò Tòa Khâm đi ngắm cảnh cố đô trên chiếc thuyền rồng. Dọc theo sông Hương, con đò sẽ đưa du khách  đi qua đền đài,thị tứ, làng mạc chùa chiền cổ kính thi vị.Du khách có thể nghe ca Huế, thi thơ ngay giữa dòng Hương Giang thơ mộng.

Đến Huế mà không ăn các món ăn cung đình thì kể như chưa đến Huế, những cái tên mà mới nghe qua cũng muốn rịu nước miếng như nem công chả phượng, bó sò trâu, chiên cua gạch, cao lầu, gan chân vịt, cháo hải sâm…Tuy nhiên điều đặc mà các “ta ba lô” như tôi thấy độc đáo  đó là những món ăn dân dã ở Huế tập trung trên những con đường nhất định.Này đây là cháo bánh canh trên phố đèn Hàn Thuyên, những quán cháo bánh canh chỉ thắp ánh đèn dầu  mờ mờ dưới màn đêm mịt mùng, quanh năm phục vụ cho du khách bình dân ỏ Huế. Này đây nữa cơm hến ,cháo hến, chè bắp ở đường Trương Định, Cồn hến, này đây là bún mắm nêm đường Bà Triệu, cháo bánh canh cá lóc ở đường Đống Đa tấp nập xe cộ. Này đây nữa những quán ốc hút Trường An trên đường Phan Bội Châu, những quán ốc mới nghe nhắc đến thôi đã nghe vị lưỡi cay xè, đầu môi còn đọng lại dư âm vị ngọt của nước ốc, hến xào.. Quá trưa lại ngồi xổm trên vỉa hè tha hồ ăn bánh  bèo, nậm , lọc với giá rẻ phải chăng của các chị bán gánh chiều chiều rong ruổi khắp mọi nẻo đường thành nội phục vụ bữa ăn lỡ của người dân đô thành.

Những người trẻ như tôi thích những chuyến du lịch mạo hiểm.Mà các loại hình sinh thái ở Huế đều có cả. Muốn lên núi thì có rừng Bạch Mã, muốn xuống biển thì có Lăng Cô, Thuận An rộng lớn, còn nếu như muốn vừa nghỉ ngơi tĩnh dưỡng vừa vui chơi giải trí có thể đến suối nước khoáng Thanh Tân.

Một vài dòng khó có thể nói hết những món ăn chơi xứ Huế. Đất cố đô  không những là một nơi phong cảnh hữu tình ,con người ở đây cũng hiền hòa thâm trầm như vẻ đẹp của thành phố. Du khách đến Huế một lần để rồi lưu luyến mãi.

QUY NHƠN – BÌNH ĐỊNH

TOP

Đất nước Việt Nam uốn lượn hình chữ S mềm mại, Miền Nam với vùng đồng bằng bồi đắp bởi con sông Cửu Long hiền hòa, Miền Bắc thì mạnh mẽ với con sông Hồng chảy dài và Miền Trung với dãy đất hẹp một mặt là đường biển trải dài, ngày đêm dậy sóng.

Miền Trung hằng năm vẫn âm thầm đón chờ sự giận dữ của biển cả nhưng cũng nhận được từ đó những sản vật quý hiếm, thiên nhiên với cảnh trí làm mê hồn khách du lịch.

Bình Định nổi tiếng với những đường bờ biển dài, bãi cát vàng óng ả, những ngọn núi cao, những đảo to, đảo nhỏ, những con đường ngoằn nghèo, những bãi núi đá trứ danh…Dường như, cái khắc nghiệt của thiên nhiên biển cả đã tạo dựng nên vùng đất miền Trung xinh đẹp này.

Đá đã làm nên sự cằn cỗi, đã chiếm hết vùng đất ít ỏi của lúa, hoa màu nhưng chính đá cũng tạo nên nét riêng cho Bình Định. Đá có mặt hầu như ở khắp nơi, vùng nước ngọt thì có Hầm Hô, nước trong xanh hòa lẫn với từng phiến đá to nhỏ, đủ hình dạng. Vùng biển thì Ghềnh Ráng chiếm trọn hết nét đẹp bởi núi đá hòn to, hòn nhỏ, tròn, vuông đủ dạng. Đá xuất hiện hầu như trên cả những đỉnh núi như Núi Mò O, những hang động do nước biển ăn sâu một cách huyền bí.

Nét văn hóa của Bình Định cũng mang nhiều nét đặc sắc. Từ xa xưa, nơi này thuộc về vùng đất của Chămpa với Chiêm Thành, Đồ Bàn Thành và tháp Chàm nổi tiếng. Vì thế, ngày nay, 13 cụm tháp Chàm vẫn là địa điểm du lịch thu hút nhiều du khách nhất. Đến Bình định, du khách đừng bỏ qua những làng nghề và loại hình giải trí đặc sắc như: làng dệt vải, làm kim hoàn, dệt tơ, nuôi tằm…nghệ thuật hát chèo, hát tuồng rất khác lạ so với cung đình Huế…

Sau khi vui chơi thỏa thích, bạn có thể ghé qua những khu chợ để thưởng thức món cá Ngừ tươi  vừa được ngư dân vớt lên, cá chua, bánh tráng nước dừa và mua chút rượu Bàu Đá về làm quà cho người thân. Những gì mà Bình Định mang lại chắc hẳn đã thu hút rất nhiều du khách trở lại vùng đất cằn cỗi nhưng lắm tình người này…

Vùng đất Phú Yên được thiên nhiên ưu đãi với nhiều eo, vịnh, đầm phá được tạo thành từ những dãy núi nhô ra biển vẽ nên những đường nét độc đáo mà mộc mạc.Vùng đất xứ “ nẩu” với những con người bình dị, gần gũi với thiên nhiên và gắn bó với nghề chài lưới  ruộng đồng quanh năm nên cái gió, cái nắng của Phú Yên đã hòa vào làn da rám nắng của họ.

Cách Thành phố biển Nha Trang phồn hoa khoảng 80 km về phía Bắc du khách sẽ tới Phú Yên_ một địa điểm du lịch với những bãi tắm còn khá hoang sơ chưa được nhiều du khách lưu trú lâu ngày và biết đến. Gió Lào ở đây không nóng khô như Bắc Trung Bộ, tới đây khoảng từ tháng 8 tới tháng 10 âm lịch du khách sẽ được thả hồn và hòa mình vào những làn gió mát mang hương vị của biển khơi và hương lúa của những cánh đồng quê bát ngát xanh tươi .Qua Đèo Cả với dãy núi Đá Bia sừng sững ôm lấy, cùng soi mình xuống vịnh Vũng Rô xanh biếc, du khách sẽ hòa mình vào làn nước mát tại bãi tắm Đại Lãnh với cát trắng nước trong lại còn ít người rất thích hợp cho những chuyến đi nghỉ dưỡng.Các loại hình giải trí như lặn biển, đi thuyền ra thăm các làng chài ở Đầm Môn, Khải Lương…cũng thu hút nhiều bạn trẻ.

Ngoài ra, một số điểm du lịch hấp dẫn như :Khu nghỉ dưởng cao cấp Núi Thơm,Vịnh Xuân Đài, xuôi đèo Quán Cau tới Đầm Ô Loan thơ mộng nổi tiếng với loài sò huyết ngon ngọt và lễ hội đua thuyền vào mùng 7 tháng giêng âm lịch của người dân bản xứ. Khoảng 20km về phía Bắc du khách sẽ đến thị trấn Sông Cầu nhỏ xinh với chùa Triều Sơn cổ kính, đảo Nhất Trụ Sơn, núi Tai Mã. Cũng không quên ghé Vực Phun,Khu Giải trí & Sinh thái Thuận Thảo,Cổ tích Tháp Nhạn, Cổ tích Nhà thờ Mằng Lăng là nơi dừng chân lý tưởng trong những ngày cuối tuần cho du khách thập phương. Ngoài ra vẻ đẹp ký bí và độc đáo của Ghềnh Đá Đĩa tại xã An Ninh Đông huyện Tuy An với những cột đá nương tựa nhau hay kết nhau thành từng nhóm, với hình dáng và độ cao khác nhau như ngày hôm nay. Trên đường đến nơi này du khách có thể bắt gặp nhiều ngôi nhà xinh xắn có vách kè hoàn toàn bằng đá, nơi đây cũng nổi tiếng với loại xoài tiến vua thơm ngon.

Đặc sản nơi đây phong phú và có hương vị độc đáo: Bánh tráng Hòa Đa cuốn thịt luộc,
Nai khô Sơn Hòa, Cá ngừ chấm wasabi, Tôm Hùm và Gà nướng Sông Cầu, Chuột đồng quay ( Hòa Thành), Bún Sứa Tuy Hòa, Bún bắp An Dân… tha hồ cho thực khách đánh chén no nê sau những giây phút vui chơi giải trí và tham quan thấm mệt cái nắng của Phú Yên.

Hoàng hôn trên cầu Đà Rằng với lung linh những ngọn đèn độc đáo và đẹp mắt nhất Việt Nam sẽ cho du khách những thời khắc thư giãn và lãng mãn của lứa đôi.

Ở vùng nông thôn tỉnh Phú Yên, thỉnh thoảng bạn sẽ thấy những cái miếu nhỏ trước mỗi nhà, bên dưới có 5 hòn đá. Người dân địa phương gọi là Thủ Kỳ, đây là nơi người dân thờ phụng các vị thần bảo vệ đất – nhà của mình, 5 hòn đá tượng trưng cho 5 vị thần cai quảng Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung tâm.

Phú Yên là điểm du lịch mới và nhiều tiềm năng. Vẻ đẹp hài hòa của thiên nhiên hòa với vẻ đẹp tâm hồn của người dân bình dị mà hiếu khách sẽ mang lại cho du khách những giờ phút thư giãn thật tuyệt vời và đáng nhớ.

Hà Tĩnh-một dải đất miền Trung đầy nắng gió, nhưng rất hiền hòa với nhiều thắng cảnh đẹp, di tích lịch sử và văn hóa đặc sắc, luôn thu hút du khách từ mọi miền đất nước đến tham quan vui chơi và khám phá.

Nơi đây có địa hình đa dạng, các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển đưa du khách đi từ thú vị này đến thú vị khác. Bạn có thể thỏa sức đắm mình với biển xanh và cát trắng trong cát bãi biển của Hà Tĩnh như Thiên Cầm, Xuân Thành, Thạch Hải…Còn gì tuyệt hơn khi đi dạo dọc bờ biển, để cho từng con sóng vỗ về nhẹ đôi chân trần, từng cơn gió thoảng qua như nô đùa với tóc….Ngoài ra bạn còn được ngắm nhìn từng hàng phi lao rì rào trong gió như một bản dao hưởng du dương ngọt ngào. Trong chặng tiếp theo của cuộc hành trình, khách tham quan có thể đến thăm hồ Kẻ Gỗ để thưởng thức bức tranh sơn thủy hữu tình với mặt hồ phẳng lặng như gương trong xanh và huyền bí….Từ trên đỉnh đèo ngang nhìn xuống, từng dãy núi như một dãy lụa xanh và mềm mại uốn mình xa đến tận chân trời. Một không gian khoáng đãng làm cho lòng người dạt dào cảm xúc….Các thi nhân đi qua đây đều có những bài thơ mãi mãi đi vào lòng người từ cảnh đẹp ở đèo Ngang…Nếu bạn là người yêu thích lịch sử văn hóa, muốn làm giàu thêm cho kiến thức của mình, có thể khám phá đền thờ Bùi Cẩm Hồ-nơi còn lưu giữ nguyên vẹn những sắc phong cũng như nhiều tài liệu quí liên quan đến một vị quan hiền đức của dân tộc. Nơi đây còn có nhiều người tài giỏi khác thuộc nhiều lĩnh vực khác cả văn lẫn võ đóng góp rất nhiều công sức cho đất nước. Vì vậy, Hà Tĩnh được xem là vùng đất địa linh nhân kiệt với núi Hồng Lĩnh cùng truyền thuyết phượng hoàng bay tìm chốn đậu…Phía đông núi Hồng Lĩnh là làng Tiên Điền của đại thi hào Nguyễn Du-tác giả của truyện Kiều với nhiều tư liệu quí giá về cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ lớn này. Ngoài ra, du khách còn được thư giãn trong dòng nước ấm tại suối nước nóng Sơn Kim hay ngắm nhìn dòng thác Vũ Môn cuồn cuộn chảy, cùng hòa mình vào thiên nhiên trong vườn quốc gia Vũ Quang…Hay khách du lịch có thể lên chùa Hương Tích để thưởng thức vẻ đẹp của “Hoan Châu đệ nhất danh thắng”…., lắng nghe những làn điệu ngọt ngào của làng ca trù Cổ Đạm….

Sự giao hòa, đan xen giữa văn hóa dân gian, văn hóa bác học làm cho môi trường văn hóa, giá trị nhân văn của Hà Tĩnh ngày càng có sức thu hút lớn. Kết hợp với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, nơi này là điểm đến không thể bỏ qua trong chuyến tham quan trên đất nước Việt Nam thanh bình và tươi đẹp…

NGHỆ AN Non xanh nước biếc

TOP


Vị trí địa lý:

Vị trí địa lý:

Nghệ An là một tỉnh lớn ở phía bắc Trung bộ, phía bắc giáp Thanh Hóa, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Hà Tĩnh.

Địa hình của tỉnh Nghệ An bao gồm núi, đồi và thung lũng, độ dốc thoải dần từ tây bắc xuống đông nam. Hệ thống sông ngòi dày đặc. Bờ biển dài 82km, có Cửa Lò là cảng biển quan trọng của miền Trung. Nghệ An là tỉnh nằm ở trong vùng chuyển tiếp khí hậu nên khí hậu vừa mang tính đông lạnh của miền Bắc, vừa mang tính nắng nóng của miền Nam. Nhiệt độ trung bình năm 23ºC – 24ºC.

Nghệ An là một mảnh đất đã sản sinh nhiều danh nhân lịch sử, nhà khoa bảng, nhà khoa học, nhà văn hoá nổi tiếng như Mai Hắc Đế, thi sĩ Hồ Xuân Hương… Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một nhà yêu nước lớn, một danh nhân văn hoá thế giới và anh hùng giải phóng dân tộc.

Danh lam thắng cảnh:

Nghệ An có các di tích, danh lam thắng cảnh như khu du lịch núi Quyết, bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, bãi biển Cửa Lò dài gần 10km, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát…

Cũng như các tỉnh khác của Việt Nam, truyền thống văn hóa của tỉnh rất phong phú. Là một tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều lưu giữ bản sắc văn hoá, tập quán riêng giàu truyền thống. Nghệ An là quê hương của nhiều làn điệu dân ca đặc sắc với hát dặm, hát ví (phường vải, phường cấy; đò đưa…). Du khách đến vào dịp lễ hội ở Nghệ An đều có thể thưởng thức loại hình sinh hoạt văn hoá độc đáo này.

                                                                  Tổng cục du lịch Việt Nam

Diện tích:

Diện tích:

Quảng Trị là một tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam, hội đủ các yếu tố địa hình đa dạng: đồi núi, đồng bằng, cồn cát ven biển và hải đảo, có bờ biển dài 75 km với 2 cửa biển quan trọng là Cửa Việt và Cửa Tùng, ngoài khơi có đảo Cồn Cỏ. Tỉnh Quảng Trị có diện tích 4.745,74km2, dân số 628.954 người (2005), thu nhập bình quân đầu người là 5,417 triệu đồng (2005).

Tài nguyên du lịch:

Quảng Trị có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng. Về biển, có các bãi tắm đẹp như Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thuỷ và tương lai gần Đảo Cồn Cỏ sẽ trở thành Đảo du lịch. Về rừng, có rừng nguyên sinh Rú Lịnh, khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, có suối nước nóng và hệ thống hang động, có các khu du lịch sinh thái Khe Gió, Trằm Trà Lộc, khu du lịch sinh thái nghỉ mát Khe Sanh, thuỷ lợi thuỷ điện Rào Quán…

Một số di tích chiến tranh:

Quảng Trị có hệ thống di tích chiến tranh đồ sộ, độc đáo và nổi tiếng có giá trị phục vụ du lịch cao, có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách trong và ngoài nước như: Thành Cổ Quảng Trị, Đôi bờ Hiền Lương, Địa đạo Vịnh Mốc, Hàng rào điện tử Mc. Namara, Khe Sanh, Làng Vây, Sân bay Tà Cơn, Nhà đày Lao Bảo, Đường Hồ Chí Minh huyền thoại…

Một số lễ hội:

Quảng Trị còn có các lễ hội như: Lễ hội đâm trâu của đồng bào dân tộc Pa Cô, Lễ hội cướp cù ở Gio Linh, Lễ hội đua thuyền ở các huyện thị, Lễ hội Kiệu La Vang… Gần đây còn xuất hiện thêm loại hình lễ hội mới – Lễ hội Cách mạng như: Lễ hội “Thống nhất non sông”, Lễ hội “Thả hoa trên sông Thạch Hãn”, 4 năm 1 lần tổ chức Lễ hội “Nhịp cầu xuyên Á”…

 

Khách du lịch đến Quảng Trị có thể mua sắm các loại hàng hoá tại các trung tâm thương mại lớn: Trung tâm thương mại Lao Bảo – Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, Trung tâm thương mại Đông Hà, thị xã Quảng Trị. Thưởng thức các món ăn đặc sản tôm, cá vùng biển Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thuỷ, cua đá Cồn Cỏ; bánh đa nem Chợ Sãi, lợn sữa Quảng Trị, uống rượu Xika, Kim Long… Quảng Trị còn là vùng đất của các làn điệu dân ca đậm đà chất điệu Miền Trung, chuyện trạng Vĩnh Hoàng… Con người Quảng Trị cần cù chất phác và giàu lòng hiếu khách.

Mời các bạn hãy đến với Quảng Trị, con người và mảnh đất anh hùng, sâu nặng nghĩa tình luôn dang tay chào đón.

                                                   Sở thương mại – du lich Quảng Trị

Vị trí địa lý:

Vị trí địa lý:

Tỉnh Quảng Nam nằm ngay giữa miền Trung Việt Nam, trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai mô hình Khu Kinh tế mở, lại có 2 di sản văn hóa (Khu Di tích Mỹ Sơn và phố cổ Hội An) được thế giới công nhận. Do đó, có thể nói Quảng Nam chứa đựng nhiều tiềm năng, cơ hội lớn để phát triển mạnh mẽ…

Quảng Nam được hình thành trong tổng thể vùng văn hóa miền Trung. Điều đặc biệt là Quảng Nam vẫn còn lưu giữ được những công trình văn hóa vật thể và phi vật thể, có giá trị cao, được thế giới công nhận.

Có thể nói đây là một vùng đất giàu giá trị văn hóa. Đến với Quảng Nam, chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc cổ đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật, chứa đựng biết bao giá trị văn hoá nhân văn – văn hoá lịch sử được kết tinh và thăng hoa từ sự giao lưu của nhiều nền văn hoá khác nhau trên nền tảng văn hoá mang đậm bản sắc Việt Nam.

Ở Quảng Nam có 2 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, đó là phố cổ Hội An và khu Di tích Mỹ Sơn với những giá trị văn hóa tiêu biểu của nhân loại. Bên cạnh đó, Trên 260 di tích văn hóa, lịch sử cách mạng, trong đó có 15 di tích xếp hạng quốc gia sẽ mãi mãi là niềm tự hào, là những trang sử hào hùng minh chứng cho truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường của người xứ Quảng trong lịch sử giữ nước, dựng nước của dân tộc.

Giá trị văn hóa của Quảng Nam không chỉ tỏa sáng từ những công trình kiến trúc cổ mà còn được tạo nên bởi những sắc màu văn hóa độc đáo ẩn chứa trong các phong tục, tập quán, lễ hội của các dân tộc sinh sống trên quê hương nặng nghĩa tình này. Đây chính là tài sản vô giá, là niềm tự hào của cộng đồng các dân tộc Quảng Nam. Chiều sâu của nền văn hóa Quảng Nam còn được thể hiện ở sức sống, sức sáng tạo của người dân nơi đây. Người Quảng Nam có tố chất thông minh, sáng tạo, cứng cỏi và có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất. Đất Quảng Nam được coi là vùng “đất học”, “đất khoa bảng”.

Nơi đây là quê hương của nhiều nhân tài học rộng, đỗ cao, quê hương của nhiều vị anh hùng dân tộc qua các thời kỳ, những con người làm rạng danh đất Quảng như: Phạm Phú Thứ, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh, Hoàng Diệu, Nguyễn Duy Hiệu, Trần Cao Vân …

Qua bao thăng trầm biến cố, Quảng Nam vẫn lưu giữ được những tài nguyên văn hóa vô cùng độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc, tiêu biểu là 2 Di sản văn hoá thế giới: phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp chàm Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bàng An, Phật viện Đồng Dương…ghi lại dấu ấn rực rỡ của nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt. Thiên nhiên còn ưu đãi và hào phóng dành cho Quảng Nam những tài nguyên tự nhiên, tài nguyên biển vô cùng quý giá. Đó là 125 km bờ biển kéo dài từ Điện Ngọc đến giáp vịnh Dung Quất hoang sơ và sạch đẹp cùng với Hồ Phú Ninh, thủy điện Duy Sơn, khu rừng nguyên sinh phía Tây Quảng Nam, sông Trường Giang và xứ đảo Cù Lao Chàm là những điểm du lịch sinh thái lý tưởng; ngày nay trở thành điểm dừng chân của bao du khách. Ngoài ra, tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em: Kinh, Hoa, Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng, Cor cũng góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và hấp dẫn của du lịch Quảng Nam.

Các yếu tố tự nhiên kết hợp với các di sản văn hóa, truyền thống lịch sử của Quảng Nam là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạnh ngành du lịch
Quảng Nam thực sự là vùng văn hóa giàu bản sắc trong tổng thể các vùng văn hóa của Việt Nam.

                                                                      Tin từ QuangNamNet

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở duyên hải miền Trung, tựa lưng vào dãy Trường Sơn, mặt hướng ra phía biển Đông, phía Bắc giáp Quảng Nam, phía nam giáp Bình Định, phía Tây nam giáp Kontum.

Quảng Ngãi mang tính khí hậu nhiệt đới đậm chất riêng của miền Trung Việt Nam. Thành phố Quảng Ngãi được xây dựng trên bờ sông Trà Khúc. Từ xa xưa đã có những bánh xe nước quay suốt ngày đêm, vừa tô đẹp cho phong cảnh vừa mang nước cho các  ruộng lúa, phục vụ cho các hoạt dộng của các làng nghề thủ công và sinh hoạt cho nhân dân. Sông Trà Khúc luôn là hình tượng riêng biệt khi nhắc đến Quảng Ngãi.

Tỉnh Quảng Ngãi với bờ biển dài 135km tạo cho du khách những dịp nghỉ ngơi và thoả mình dưới bãi biển xanh ngát và trong lành xua đi những mệt nhọc trong cuộc sống, tận hưởng những không gian riêng biệt mà biển mang lại.

Quảng Ngãi là vùng đất có bề dày lịch sử về văn hoá Sa Huỳnh và văn hoá Chăm Pa không kể đến thành luỹ Chàm. Nhiều danh lam thắng cảnh đẹp thu hút lòng người như Thiên Ấn niên hà, chùa Ông, chùa Diêm Điền, Cổ Luỹ Cô thôn rợp mát bóng dừa.

Những chiến tích của chiến tranh vang dội một thời còn để lại những dấu ấn không phai trong lòng người Quảng Ngãi: căn cứ địa Ba Tơ– chiếc nôi cách mạng miền Trung, chiến tích Trà Bồng-rừng quế bạc ngàn, chứng tích tội ác chiến tranh Sơn Mỹ… Tất cả những di tích ấy gợi cho di khách cảm nhận về một thời lịch sử hào hùng của Quãng Ngãi.

Bên cạnh những danh lam thắng cảnh mà thiên nhiên ban tặng cùng với những di tích cổ xưa để lại, Quảng Ngãi còn thu hút du khách bằng những kế hoạch đầu tư cho du lịch. Khu du lịch sinh thái địa đàng đã đi vào hoạt động, với qui trình khép kín phục vụ đầy đủ nhu cầu thực sự đã làm hài lòng du khách.

Đến với Quảng Ngãi, du khách còn được thưởng thức những món ăn đặc sản  làm say lòng người với những hương vị đậm đà của biển mực, cá mú… hương vị thanh khiết của sông và có cả những tinh hoa của tạo vật như hạt sen. Những món ăn dân gian như canh cua lá bép, cá nhủi, ốc gạo thay đổi khẩu vị của những du khách, thay cho nhũng món sơn hào hải vị thường ngày, tận hưởng cái mặn mòi của người dân nơi đây

NHA TRANG – KHÁNH HÒA

TOP


Bình minh Nha Trang

Bình minh Nha Trang

Là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ Việt Nam, Khánh Hòa có bờ biển kéo dài 385km, miền bờ biển bị đứt gãy tạo ra vùng lý tưởng nổi tiếng cho du lịch vì nhiều bãi tắm đẹp, cát trắng, nước biển trong xanh, không có các loài cá dữ và dòng nước xoáy ngầm. Biển Khánh Hòa có độ sâu bậc nhất biển Việt Nam và tiếp giáp rất gần với đại dương cũng như các đường hàng hải quốc tế. Đáy biển có độ dốc cao, gồ ghề gồm tầng tầng lớp lớp những rặng san hô. So với các vùng biển khác ở Việt Nam cũng như ở Đông Nam Á nói chung, đặc tính khí hậu và địa mạo của biển Khánh Hòa có các điều kiện tối ưu hơn cả cho việc nghiên cứu hải dương học. Độ dài bờ biển khoảng 385 km, là một trong những đoạn bờ biển khúc khuỷu, tạo nhiều đầm, vịnh nổi tiếng nhất Việt Nam như Cam Ranh, Vân Phong. Dọc bờ biển có những vũng, vịnh, bãi triều, bãi cát mịn thuận tiện cho việc lập cảng biển, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch như Đại Lãnh,Vân Phong, Hòn Khói, Nha Phu, Cù Huân (Nha Trang), Cam Ranh.

Đảo Nha Trang

Những dãy núi cao nhấp nhô chạy dài ra biển Đông tạo thành các kỳ quan thiên nhiên và các đầm, vịnh kín gió, Nha Trang có khí hậu nhiệt đới, gió mùa chia ra làm hai mùa mưa – nắng rõ rệt. Mưa chỉ kéo dài trong hai tháng 10 và 11 – còn lại 10 tháng trong năm chan hòa ánh nắng, làm cho cảnh quan thiên nhiên vốn đã rất đẹp lại thêm phần hấp dẫn.

Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi như vậy, Nha Trang có thể phát triển các loại hình du lịch đa dạng: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch săn bắn, du lịch bơi lặn, du lịch leo núi, du lịch sưu khảo, du lịch hội nghị – hội thảo, du lịch bơi – đua thuyền, nhất là du lịch biển đảo.

Hòn vợ

Hòn vợ

Nha Trang-Nha Trang từ lâu được mệnh danh là thành phố biển cùng với nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh danh lam tuyệt đẹp như tháp Bà Ponagar, chùa Long Sơn, lầu Bảo Đại, Hòn Chồng, Hòn Yến, Hòn Mun, Hòn Tằm, Hồ cá Trí Nguyên, Bãi Trũ-Đầm Già …Theo tài liệu đánh giá của Liên hiệp các xí nghiệp tư vấn kỹ thuật Nhật Bản (ECFA) thì  Nha Trang là một thành phố sạch, nhiều hải đảo ven bờ có thể đến đó rất nhanh bằng thuyền – có nhiều dải san hô bao quanh đảo, có thể tổ chức bơi lặn bằng bình hơi hay mang ống thở…

Nhận định về tiềm năng du lịch Nha Trang – Nha Trang, theo dự án VIE89/003 do Hiệp Hội Du Lịch Thế giới (OMT), chương trình phát triển du lịch Liên Hiệp Quốc (PNUD) và viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam (IRDT) phối hợp soạn thảo thì khu vực Nha Trang – Đà Lạt là vùng du lịch số 3 trong 4 vùng du lịch của cả nước, có tốc độ phát triển từ nay đến năm 2010 cao hơn hẳn các vùng du lịch khác trong nước.

Hiện nay Nha Trang được đánh giá là thành phố có du lịch biển phát triển  mạnh nhất ở Việt Nam. Theo đánh giá của 1 số chuyên gia  du lịch đầu ngành thì  Nha trang hiện nay không còn phát triển du lịch theo hướng dàn trải mà thực sự đã chú trọng đến chất lượng với trọng tâm là khai thác thế mạnh biển đảo với môi trường cực kì trong lành, theo mô hình 4S(SEA_SUN_SHOP_SAND) .Đặc biệt , Ban lãnh đạo của tỉnh đã hướng sự phát triển đó theo hướng bền vững, không chỉ phục vụ cho lợi ích trước mắt mà còn tính đến lâu dài.

NINH THUẬN – PHAN RANG

TOP

Ninh Thuận là địa phương còn chậm phát triển về du lịch, Khắc phục những khó khăn do khí hậu khắc nghiệt, phát huy tiềm năng mang tính đặc thù, Ninh Thuận đang cùng với Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh Khánh Hoà, Lâm Đồng đang hình thành tam giác kinh tế du lịch Phan Rang – Nha Trang – Đà Lạt.

Nằm giữa ba bề dãy núi Nam Trường Sơn, là miền đến ngập tràn nắng gió cùng biển xanh thăm thẳm, Ninh Thuận đang dần vươn lên vị trí một địa chỉ du lịch hấp dẫn. Với một mặt hướng ra biển, khí hậu nắng nóng khắc nghiệt, đất đai khô hạn nhất cả nước, Ninh Thuận – Phan Rang nổi danh với những thắng cảnh biển, núi, rừng, sông hài hòa với nhiều di tích đền đài lịch sử và cuộc sống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Chăm, Ra Glai… Ninh Thuận là một bức tranh hài hoà giữa đồng bằng, đồi núi và biển cả với những thắng cảnh đẹp như bãi biển và di tích lịch sử quí giá mà hầu như còn nguyên vẹn. Đến thăm nơi đây du khách có thể tham gia nhiều loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng, du thuyền, leo núi, săn bắn, tham quan các di tích lịch sử, hoặc tham dự các lễ hội của người Chăm.

Thiên nhiên ưu đãi cho vùng biển Ninh Thuận, đó là một lợi thế cho ngành du lịch. Những dải đồi cát nối nhau hắt bóng nhiều dáng vẻ dưới nắng trên màu biển xanh thẳm, những bãi đá chen với xương rồng gai khoe những chùm hoa trái sặc sỡ.  Ninh Thuận nằm trong cụm du lịch quốc qua thuộc tam giác Đà Lạt – Nha Trang – Ninh Chữ, bởi vậy nên bãi tắm Ninh Chữ được Ninh Thuận chú trọng đầu tư. Nơi đây mới xuất hiện ba khu du lịch quy mô lớn: Ninh Chữ, Hoàn Cầu và Ðen Giòn mà lượng khách đổ về đã khiến nhiều nhà quan sát du lịch phải thừa nhận: “đột phá du lịch Ninh Thuận”.

Ở đó là một quần thể hài hoà bao gồm những bãi cát trắng sạch, đẹp, những dãy núi đá xếp chồng lên nhau, những hang động, núi rừng với môi trường và cảnh quan thiên nhiên còn nguyên vẹn. Bãi biển Cà Ná trải dài tít tắp với những tảng đá đủ hình dạng cho sóng biển nô đùa, nơi dừng chân thú vị để chiêm ngưỡng vẻ hùng vĩ của núi và mênh mông của biển. Tại đây, du khách được tắm biển, đi chơi rừng, leo núi, thăm các hang động rất ngoạn mục: hang Ông Phật, ghềnh Ông Nồng, giếng Đục, núi Bạc. Là tỉnh có đông người Chăm sinh sống, Ninh Thuận mang đậm màu sắc văn hoá của dân tộc Chăm.

Trong các di tích Chăm đáng kể ở Ninh Thuận còn có tháp Pôrômê được xây dựng vào cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17 tại huyện Ninh Phước. Công trình gồm có một tháp chính thờ vua Pôrômê và một công trình phụ thờ Hoàng Hậu. Đây là là trong rất ít tháp Chăm còn nguyên vẹn cho đến nay, là nơi người Chăm thường xuyên làm lễ cầu khấn vị vua đã được thần hoá Pôrômê vào những ngày lễ tết. Cụm tháp Hòa Lai (Tân Hải – Ninh Hải) có từ thế kỷ thứ 9 là công trình cổ nhất của nghệ thuật kiến trúc đền tháp Chăm.

PHAN THIẾT – BÌNH THUẬN

TOP

Bình Thuận là tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ, có vị trí là cửa ngõ giao lưu về kinh tế – văn hoá – xã hội giữa các khu vực Đông Nam bộ, Nam trung bộ và Tây Nguyên.

Bình Thuận là một tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, phía đông bắc và bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía bắc và tây bắc giáp Lâm Đồng, phía tây giáp Đồng Nai, phía tây nam giáp Bà Rịa – Vũng Tàu, phía đông và đông nam giáp biển Đông. Đồng thời với hệ thống các quốc lộ 1A, quốc lộ 28 và quốc lộ 55, Bình Thuận đã trở thành giao điểm nối liền với các trung tâm du lịch lớn của khu vực và với cả nước như: Nha Trang – Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu và vùng phụ cận. Đây là khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi nối liền với nhau, đồng thời là khu vực có GDP bình quân đầu người khá cao, nhu cầu du lịch rất lớn với nhiều loại hình khá đa dạng.

Địa hình của tỉnh có thể chia thành 3 vùng: vùng rừng núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Bờ biển dài hơn 192km (từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná – Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu – Bà Rịa Vũng Tàu), có nhiều nhánh núi đâm ra biển tạo nên các mũi: La Gan, Mũi Nhỏ, Mũi Rơm, Mũi Né, Kê Gà, chia bờ biển thành những đoạn lõm, vòm, tạo ra những vùng cửa biển tốt như: La Gan – Phan Rí, Mũi Né – Phan Thiết, La Gi. Ngoài khơi có đảo Phú Quý rộng 23km² là cầu nối giữa đất liền với quần đảo Trường Sa.

Về điều kiện tự nhiên của Bình Thuận khá thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch bởi đây là khu vực có độ nắng dồi dào cả về lượng và chất, cùng với nhiệt độ ôn hòa (trung bình từ 26,05 – 27,05 0 C ), lượng mưa thấp và tập trung, đã tạo ưu thế về mặt khí hậu rất có giá trị đối với việc tổ chức các hoạt động du lịch quanh năm.

Bình thuận là tỉnh có nhiều rừng, công nghiệp chế biến gỗ, chế biến hạt điều và sản xuất hàng thủ công là thế mạnh của tỉnh. có bờ biển dài, ngoài khơi giàu hải sản như cá thu, nục, ngừ, cơm, mực. Kinh tế biển phát triển về đánh bắt hải sản, sản xuất nước mắm, hải sản đông lạnh, làm muối.

Ngoài vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi, dân số trên một triệu người gồm nhiều dân tộc khác nhau, Bình Thuận có một nền văn hóa đa dạng và lâu đời của nhiều dân tộc. Toàn tỉnh có hơn 30 dân tộc chung sống, trong đó 6 dân tộc đông nhất là: Việt (Kinh), Chăm, Hoa, Ra Glai, Cơ Ho và Tày.

Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nền kiến trúc của người Chăm rất phong phú với những tháp cao bằng đất nung, vừa thanh thoát, vừa bền vững với dáng đứng hiên ngang. Những tác phẩm điêu khắc Chăm như tượng các thần, các vị vua, hoàng hậu, vũ nữ,…đã thể hiện trình độ điêu luyện về kỹ thuật chạm, khắc, với những đường nét chắc, khoẻ, lãng mạn, giàu trí tưởng tượng. Trang phục, nhạc cụ, điệu múa, lời ca là những di sản quý của nền văn hóa cổ Sa Huỳnh và văn hóa Chăm cổ còn được đồng bào lưu giữ đến ngày nay. 

Các công trình kiến trúc cổ có đền, tháp, đình, chùa, lăng, miếu đan xen với các di tích khảo cổ học, di tích lịch sử cách mạng, các lễ hội truyền thống của người Việt, người Chăm…đã đem lại cho mảnh đất Bình Thuận những nét văn hóa riêng và độc đáo. Bên cạnh đó, nơi đây còn có nhiều bãi tắm cát trắng, nước trong xanh sạch sẽ cùng với những dãy núi trùng điệp, nối những bãi biển nên thơ bởi những dải đồng bằng bát ngát. Bình Thuận có nhiều điểm du ngoạn nổi tiếng như: Phan Thiết, Mũi Né, Hàm Tân, Đồi Dương…  là những khu du lịch văn hoá – thể thao với các loại hình tắm biển, câu cá, du thuyền săn bắn và chơi golf.

Du lịch Bình Thuận hiện đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh, có sự chuyển biến nhanh trên nhiều mặt. Lượng khách du lịch đến Bình Thuận ngày càng tăng. Hoạt động du lịch từng bước được xã hội hóa và được các thành phần kinh tế hưởng ứng, tham gia mạnh mẽ với nhiều hình thức đầu tư đa dạng, được sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong Tỉnh.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật của du lịch Bình Thuận tăng nhanh. Cơ sở hạ tầng trực tiếp phục vụ hoạt động du lịch như: Đường xá, điện, nước, thông tin liên lạc… Các vấn đề an ninh, trật tự xã hội đặc biệt là vệ sinh môi trường trong hoạt động du lịch được coi trọng và quan tâm thực hiện. Kiểm soát chặt chẽ vệ sinh môi trường, bảo đảm kinh tế du lịch phát triển bền vững. Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển nâng cấp các khu, điểm du lịch, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực và tuyên truyền, quảng bá du lịch… Tiếp tục triển khai hoàn thành các quy hoạch chi tiết phát triển các khu du lịch để mở rộng địa bàn hoạt động và đa dạng hoá kinh doanh du lịch du lịch; tập trung đầu tư khu du lịch Phan Thiết – Mũi Né, Tiến Thành – Hàm Thuận Nam, khuyến khích, thu hút đầu tư khu du lịch sinh thái, các vùng hồ, thác, khu căn cứ kháng chiến cũ…; tạo mối liên kết phát triển du lịch giữa các vùng, các tuyến. Ưu tiên cho một số dự án đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nhất là các dự án đầu tư vào lĩnh vực vui chơi, giải trí.

Mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển du lịch. Triển khai các chương trình trồng rừng phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo cảnh quan sinh thái phát triển du lịch. Có kế hoạch trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa – lịch sử và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống để thu hút và lưu giữ du khách.

GIA LAI – PLEIKU

TOP

Bình minh trên phố núi Pleiku là những gì đọng lại nhiều nhất trong lòng mỗi du khách, hình ảnh của một thành phố vẫn còn dáng vẻ nguyên sơ. Với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, có khí hậu quanh năm dễ chịu, với hệ thống động thực vật phong phú đa dạng, với thiên nhiên tươi đẹp, và với sự trường tồn của văn hoá bản địa… Gia Lai sẽ bước lên đỉnh cao của du lịch văn hoá trong một ngày không xa.

Là mảnh đất anh hùng trong cuộc kháng chiến chống giặt ngoại xâm, với bao thăng trầm lịch sử dân tộc. Tỉnh Gia Lai vẫn còn hiện hữu những chiến tích của chiến tranh khốc liệt và hào hùng của dân tộc.

Từ thành phố Pleiku đi về hướng Đông sẽ đưa du khách đến với quần thể di tích Tây Sơn thượng đạo, một căn cưa địa của vua Quang Trung, hay xuôi về xã Nam của huyện Kbang, du khách sẽ được tham quan làng kháng chiến Ster của anh hùng Núp, thời kì “Đất nước đứng lên”. Và còn đó chứng tích đau thương mà những chiến sĩ yêu nước đã phải chịu đựng trong “Nhà tù Pleiku” nằm giữa trung tâm thành phố, cách bưu điện tỉnh Gia Lai 30m về phía Nam.

Cuộc chiến đã đi qua, nhưng dấu ấn một thời vẫn còn đọng mãi, là người con của đất nước Việt Nam ai cũng muốn biết những trang sử ác liệt của dân tộc. Đến với thành phố Pleiku tuy không phải là chiến trường chính trong những cuộc chiến, nhưng Pleiku đã lưu lại hình ảnh chiến tranh một cách rõ nét.

Nhưng không chỉ dừng ở đó, tiềm năng phát triển du lịch của thành phố Pleiku còn được thể hiện trong những kiến trúc điêu khắc của chùa Bửu Nghiêm, Bửu Thắng, Minh Thành hay Tịnh xá Ngọc Phúc.

Có thể nói thành phố Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai là một vùng đất hội đủ tất cả những gì cho một bức tranh phát triển rực rỡ của ngành du lịch. Bên cạnh những di tích lịch sử, Pleiku còn đáp ứng những chiến du lịch dã ngoại, tham quan thắng cảnh cho du khách qua Biển Hồ, hồ nước Ayun hạ, qua suối thác Xung Khoeng, thác Phú Cường, thác Công Chúa, thác Ia ly hay trên đỉnh núi Chư Hơ Rông.

Đất trời thiên nhiên, con người, lịch sử nơi phố núi Pleiku cùng với những lễ hội mang sắc thái các dân tộc thiểu số bản địa như lễ bỏ mã, lễ hội đâm trâu, lễ cơm mới… Tất cả đã trở thành phép màu kì diệu níu chân du khách từ nơi xa về đây trong những chuyến du lịch, trong những cuộc hành hương, hay trong những chuýên công tác.

Nhận thấy được tiềm năng phát triển của ngành du lịch nơi phố núi Pleiku, lãnh đạo tỉnh thành phố đã có những dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, ngày càng hoàn thiện hơn để phục vụ tốt cho ngành du lịch.

Ngày nay đến với phố núi Pleiku du khách có thể đi bằng nhiều đường khác nhau, đường quốc lộ 14 nối Gia Lai với Kon Tom, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, đường quốc lộ 19 nối với Bình Định, Campuchia, đường quốc lộ 25 nối vơi Phú Yên, hay đường Hồ Chí Minh lịch sử. Nếu không muốn tốn nhiều thời gian du khách cũng có thể đến thành phố Pleiku bằng đường hàng không với sân bay Pleiku, còn goi là sân bay Cù Hanh.

Cùng với sự phát triển trong xu thế mới, để ngành du lịch nơi thành phố Pleiku phát triển thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, đòi hỏi du lịch Pleiku phải có những sản phẩm đặc trưng không trùng lắp với các tỉnh trong khu vực. Đó là con đường đầy khó khăn mà thành phố cần vượt qua, như ông Nguyễn Đức Hoàng phó giám đốc sở văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Gia Lai  đã nói : “Đó vẫn đang là một bài toán khó, tới đây trong dịp Festival sẽ có một hội thảo về xây dựng sản phẩm du lịch gắn với không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Hy vọng qua hội thảo này ngành du lịch Gia Lai sẽ có thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, góp phần làm phong phú hơn nữa các sản phẩm du lịch trong tỉnh”.

Và chúng ta hay cùng hy vọng một bức tranh du lịch thành phố Pleiku sẽ vạch nên những sắc màu mới trong bức tranh du lịch Việt Nam.

ĐẮC LẮC Thủ phủ cà phê

TOP

Đắk Lắk là một trong những tỉnh giàu tiềm năng về du lịch, di sản văn hóa phi vật thể mà còn nổi tiếng hơn cả đó “Xứ Sở của Cà Phê”. Du lịch Đắk Lắk hiện tại rất phát triển do ở đây có rất nhiều di tích, thắng cảnh, địa điểm du lịch đáng chú ý. Tỉnh Đắk Lắk nằm trên cao nguyên Đắk Lắk, một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên, có độ cao trung bình 400 – 800m so với mặt nước biển, phía bắc và đông bắc giáp Gia Lai, phía nam giáp Lâm Đồng, phía tây giáp Căm-pu-chia và tỉnh Đắk Nông, phía đông giáp Phú Yên và Khánh Hòa.

Đắk Lắk có cấu tạo địa hình như một mái nhà phòng hộ, góp phần bảo vệ sinh thái cho vùng duyên hải phía Đông và vùng đồng bằng rộng lớn phía Nam. Thiên nhiên kỳ thú đã tạo cho ĐăkLăk có được một tiềm năng du lịch sinh thái hấp dẫn, độc đáo với những ngọn thác hùng vĩ như thác Gia Long (thác Dray Sáp thượng), thác Krông Kmar, thác Thủy Tiên, thác Bảy Nhánh, thác Dray Nur, thác Dray Nao, thác Suối mơ… nhiều hồ lớn thơ mộng như hồ Lăk, hồ Ea Kao, hồ Ea Đờn, hồ Đăk Minh, hồ Ea Nhái…, các khu rừng nguyên sinh : vườn quốc gia Yok Đôn, vườn quốc gia Chư Yang Sin, khu lâm viên Ea Kao…

Đắk Lắk không chỉ có núi non trùng điệp với những thảm rừng đa sinh thái với hơn 3 nghìn loài cây, 93 loài thú, 197 loài chim, mà còn là cao nguyên đất đỏ phù hợp với việc phát triển cây công nghiệp dài ngày.

Vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột cao 450m, chiếm 53,5%, đất đỏ mầu mỡ, khá bằng phẳng thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi gia súc và trồng rừng. Đất trũng phù sa (12%) trồng lúa và đồng cỏ tự nhiên. Rừng Đắk Lắk có trữ lượng gỗ dồi dào và nhiều động vật quý hiếm như voi, hổ, báo, gấu, nai, heo rừng, bò rừng.

Tuy cây cà phê không phải là cây nguyên sản, có xuất xứ ở Đắk Lắk nhưng do đã được du nhập vào trồng tại đây từ rất sớm và mảnh đất này đặc biệt phù hợp với việc canh tác cà phê. Cà phê Buôn Ma Thuột và Đắk Lắk luôn được đánh giá là có chất lượng cao, có hương vị đặc trưng; do đó thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột đã được thế giới biết đến; địa danh Buôn Ma Thuột cũng được nhiều người ví như một “thủ phủ cà phê” của Việt Nam do ở đây cây cà phê chiếm giữ một vị trí độc tôn, không loại cây trồng nào sánh được. Cây cà phê đã góp phần đưa Buôn Ma Thuột từ vị trí một thị xã tỉnh lẻ cao nguyên trở thành một thành phố sầm uất.

Ở Đắk Lắk, một số vấn đề liên quan đến cà phê đã trở bản sắc văn hóa, như việc mời đi uống cà phê đã là một nét văn hoá rất đặc trưng của vùng này.

Đến với Đăk Lăk du khách hãy thưởng thức một ly cà phê để cảm nhận được sự sáng tạo, khoan khoái và vô cùng hưng phấn.

Tỉnh Lâm Đồng nằm trên cao nguyên thứ ba và cao nhất của vùng đất Tây Nguyên, cao nguyên Lâm Viên – Di Linh (cao 1.500m so với mặt biển), 70% diện tích là núi rừng, phía bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, phía đông nam giáp các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận, phía tây giáp các tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.

Phía bắc tỉnh là núi đi từ đông sang tây, có đỉnh Yang Bông cao 1.749m. Sát ngay Đà Lạt, có các đỉnh Đan Sê Na cao 1.950m, Lang Biang cao 2.163m, Hòn Nga cao 1.948m. Giữa hai dãy núi này là nơi bắt nguồn của các dòng sông Đa Dung chảy vào Đồng Nai, sông Cái chảy ra Nha Trang. Phía nam của hai dãy núi là cao nguyên Lang Biang, trong đó có Tp. Đà Lạt ở độ cao 1.475m. Phía đông nam tỉnh có cao nguyên nhỏ Di Linh cao 1.010m, khá bằng phẳng và đông dân cư, là nơi đầu nguồn của sông La Ngà chảy vào Đồng Nai.

Đà Lạt được mệnh danh là “thành phố của mùa Xuân”. Ở đây rất mát mẻ, nhiệt độ trung bình cao nhất trong ngày 24ºC và nhiệt độ trung bình thấp nhất trong ngày 15ºC. Lượng mưa trung bình năm 1.755mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11. Có nắng trong tất cả các mùa. Nhờ khí hậu đó, cả thành phố Đà Lạt như một vườn hoa trăm hương, ngàn sắc suốt quanh năm.

Từ Tp. Hồ Chí Minh, đi ô tô theo quốc lộ 20 chừng 300km là đến Đà Lạt. Con đường sẽ đưa du khách lên cao dần, cao dần và khi chạm vào Đà Lạt ở thác Prenn thì trước mặt du khách đã là ngút ngàn rừng thông hai lá, ba lá. Đi sâu vào thành phố Đà Lạt, du khách sẽ khám phá một “bảo tàng” của các thác nước, những hồ đẹp, thung lũng hoa và đồi cỏ.

Nếu đi theo đường 27 từ Phan Rang ngược sông Dinh lên, sau khi vượt qua những khu di tích lịch sử của nước Chămpa xưa và những cánh đồng khô ráo quanh năm, chúng ta đứng trên đèo Ngoạn Mục với bức tranh thiên nhiên hùng vĩ trước mắt.

Thành phố Đà Lạt hơn 100 năm tuổi (phát hiện 1893), đang trở thành một trong những địa danh du lịch hấp dẫn nhất đối với du khách trong và ngoài nước, một thành phố nghỉ mát lâu đời ở nước ta. Đà Lạt nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông. Những hồ đẹp ở Đà Lạt là hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh. Những hồ này nằm ngay trong thành phố, tên thơ mộng như cảnh hồ thơ mộng, mỗi hồ gắn với một truyền thuyết xa xưa.

Du khách đến Đà Lạt vừa thăm viếng, vừa thưởng thức những sản phẩm Đà Lạt bao gồm nhiều loại trái cây: hồng, mận, đào, bơ; nhiều món ăn dân tộc độc đáo và các hàng lưu niệm của riêng vùng Đà Lạt.

Vẻ đẹp của Đà Lạt còn được ngợi ca nhiều và hấp dẫn du khách bởi hàng trăm, ngàn loại hoa, loại phong lan độc đáo, hoặc được sản sinh riêng trên mảnh đất này, hoặc lấy giống từ nhiều nơi như: Pháp, Anh, Hà Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ, Italy,…như hoa hồng, hoa bất tử, hoa đỗ quyên, hoa xác pháo, hoa tư tưởng, hoa trà mi, mi mô da, mai anh đào, thủy tiên trắng…

Khách sạn du lịch đầu tiên ở Đà Lạt được xây dựng từ năm 1907, đó là ngôi nhà gỗ mang tên khách sạn Hồ (Hotel du Lac). Ngày nay, đến Đà Lạt du khách sẽ cảm nhận có một nét kiến trúc rất nên thơ, lộng lẫy mà kín đáo qua ngôi biệt thự ẩn mình trong cây lá hoặc rực rỡ bởi được phủ lên cả một rừng hoa.

Cộng đồng dân cư Đà Lạt là một sự hòa nhập hết sức độc đáo của dân tộc từ các vùng Bắc, Trung Nam. Cả tỉnh có trên 20 tộc người, đông nhất là người Việt, sau đó là M’Nông, Mạ, Cơ Ho…Người dân ở quanh vùng Đà Lạt và Di Linh trồng rau và hoa cung cấp cho các tỉnh Nam Bộ.

Đà Lạt mang đậm trong mình bản sắc văn hóa Tây Nguyên đẹp như huyền thoại. Những người dân hiền lành sống bằng nghề làm rẫy, làm vườn, trồng cà phê, chè, chăn nuôi gia súc…Vào những ngày hội làng, ngày vui của gia đình, du khách sẽ được xem họ múa, hát, chơi nhạc bằng những nhạc cụ độc đáo mà âm thanh của nó nghe như tiếng gió hú, tiếng thác chảy trên ghềnh đá. Thiên nhiên tươi đẹp đã tạo nên những mẫu người Đà Lạt có phong cách đáng yêu, hiền hòa, thanh lịch và mến khách.

HỒ CHÍ MINH

TOP

Thành phố Hồ Chí Minh (còn gọi là Sài Gòn) là thành phố lớn nhất của Việt Nam, trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính, văn hóa, khoa học kĩ thuật lớn nhất cả nước. Bên cạnh đó, nơi đây còn là một trung tâm du lịch hàng đầu của Việt Nam.

Thành phố hơn 300 năm tuổi này thừa hưởng sự ưu đãi rất lớn của thiên nhiên, đồng thời mang đậm dấu ấn của một thành phố lịch sử với nhiều di tích danh lam gắn liền với một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Chính thiên nhiên và con người nơi đây đã tạo cho Sài Gòn một phong cách rất riêng vô cùng ấn tượng.

Với khí hậu ôn hòa, nhiệt đới gió mùa ẩm lại nằm ven biển Đông nên Sài Gòn được thiên nhiên ban tặng cho thời tiết mát mẻ quanh năm, ven biển là hệ thống rừng ngập mặn trù phú, từ lâu đã trở thành lá phổi xanh của thành phố. Nổi bật là rừng ngập mặn Cần Giờ – khu dự trữ sinh quyển thế giới, là nơi có hệ sinh thái đa dạng với nhiều động,  thực vật quí hiếm…vừa là khu nghiên cứu sinh học vừa là điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch. Bên cạnh đó, khu Thảo Cầm Viên công viên lâu đời nhất thành phố được xây dựng năm 1864 là nơi trồng, nuôi dưỡng rất đa dạng những động thực vật vùng nhiệt đới, là địa điểm không thể bỏ qua khi đến Sài Gòn.

Hơn 300 năm tồn tại và phát triển, những biến cố lịch sử to lớn đã tạo cho Sài Gòn có những di tích, danh lam rất nổi tiếng. Đó là Dinh Độc Lập – công trình kiến trúc tiêu biểu của quốc gia, chợ Bến Thành – biểu tượng của thành phố, nhà thờ Đức Bà – công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc với 2 tháp chuông cao 60m, một trong những điểm thu hút khách du lịch nhất thành phố. Song song đó là các di tích lịch sử như : Bến Nhà Rồng – nơi Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, địa đạo Củ Chi vùng đất thép trong  kháng chiến chống Mĩ, Chiến khu rừng Sát, Bảo tàng chứng tích chiến tranh…Ngoài ra, thành phố còn có các điểm vui chơi giải trí như : khu du lịch văn hóa Suối Tiên với những hoạt động lễ hội, trò chơi đặc sắc…khu du lịch Đầm Sen, khu du lịch Văn Thánh …

Sự pha trộn giữa văn hóa Đông – Tây, giữa người Kinh với người Hoa tạo cho ẩm thực Sài Gòn hết sức độc đáo,pha trộn nhiều cách chế biến độc đáo, nhiều món ăn cầu kì đến dân dã…chắc chắn sẽ làm hài lòng những vị khách khó tính nhất khi đến đây.

Với tầm vóc của một siêu đô thị, Sài Gòn có đủ hệ thống nhà hàng,khách sạn, giao thông, ngân hàng, đội ngũ các công ty lữ hành du lịch..sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch cực kì ấn tượng tại vùng đất này.

Việt Nam – điểm đến của thiên niên kỉ mới và Sài Gòn hòn ngọc viễn đông, thành phố của thế kỉ thứ 21, nơi của con người hiếu khách, nơi của những khám phá bất ngờ, thú vị chắc chắn sẽ là một ấn tượng khó quên cho bất cứ ai đã một lần đến đây.

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ Việt Nam. Phía Bắc giáp lãnh thổ nước Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai , phía Nam giáp Sài Gòn, phía Tây giáp huyện Củ Chi và tỉnh Tây Ninh. Bình Dương có thị xã Thủ Dầu Một và các huyện lân cận là huyện Tân Uyên, huyện Bến Cát, huyện Thuận An. Hầu hết các dân tộc ở Bình Dương là dân tộc Kinh, ngoài ra còn có các dân tộc khác là Khmer, Stiêng, Hoa, Tày. Tôn giáo chính gồm đạo Phật, Thiên Chúa và Cao Đài.

Từ lâu Bình Dương có ngành thủ công phát triển nhiều như nghề làm đồ sơn mài, đồ gỗ, đồ đan, đồ gốm cùng nhiều đồ gia dụng bình dân đại chúng bằng đất sét nung như chén dĩa, lu hũ, khạp, bình bông. Đồ gốm Lái Thiêu nổi danh khắp nơi.

Bình Dương không có nhiều thắng cảnh đặc biệt, nhưng nói đến tỉnh này, người ta nhớ đến vùng Lái Thiêu với những vườn trái cây xum xuê như chôm chôm, mít tố nữ, dâu tây, mãng cầu… Du khách có thể vào vườn mua trái cây bằng cách hái tại chỗ ăn hoặc đem về, hay mua ở các hàng quán chuyên bán trái cây ở khắp Lái Thiêu.

Lái Thiêu được coi là một địa điểm dã ngoại lý tưởng, nhất là đối với thanh niên nam nữ, sinh viên học sinh vào mùa cây trái nở rộ, bắt đầu từ tháng tư, cũng đồng thời vào dịp nghỉ hè. Trái cây ngọt của Lái Thiêu đã hấp dẫn các bạn trẻ đến nỗi nếu đi xe đạp, thì cũng chỉ mất không quá một tiếng đồng hồ. Bên cạnh vườn cây ăn quả Lái Thiêu, Bình Dương còn có khu du lịch Sóc Xiêm nổi tiếng. Đây là nơi thích hợp cho du khách du lịch săn bắn, câu cá. Phong cảnh tự nhiên xinh đẹp, thơ mộng hòa quyện với các thác nước, hồ nước trong xanh giữa vùng rừng đồi cao nguyên càng làm cho quang cảnh nơi đây thêm phần thú vị. Ngoài ra, du khách còn được dịp tham quan văn hóa về phong tục tập quán của người Stiêng, về cây cao su và về các di tích lịch sử ở Bình Dương và khám phá nhiều nhà nghỉ gia đình theo kiểu nhà Krông Tây Nguyên đầy đủ tiện nghi. Cá nhà hàng đặc sản ở đây hầu hết đều có phục vụ các món thịt thú rừng.

Bên cạnh vườn cây Lái Thiêu và khu du lịch Sóc Xiêm, tỉnh Bình Dương còn có các di tích nổi tiếng là Chùa Bà tọa lạc ở thị xã Thủ Dầu Một. Chùa Bà là một trong nhiều ngôi chùa của người Hoa được nhiều người biết đến. Chùa được thành lập giữa thế kỷ 19, nằm trên bờ rạch hương chủ Hiếu. Tuy dân gian gọi là Chùa Bà nhưng thực chất đây là ngôi miếu thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, vị nữ thần được cư dân Châu Á thờ phụng và tôn kính.

Nằm trên một diện tích khá lớn, chùa được xây dựng theo kiến trúc của các chùa miếu của người Hoa. Hàng năm vào ngày rằm (15) tháng giêng có lễ rước vía Bà rất lớn diễn ra vào cả ngày 14 và suốt đêm, tới ngày 15 tháng giêng, khách hành hương đa số là người Việt gốc Hoa từ các nơi lũ lượt hội về chợ Thủ cúng bái, vay tiền làm ăn, trả lễ tiền vay trước và rước hương lộc về nhà. Cái thị xã bậc trung với dáng dấp trung du như thị xã Thủ Dầu Một đã quá tải với lượng người có đến bốn năm trăm ngàn người như thức suốt ngày đêm.

Hàng năm, ngày hội rằm tháng Giêng tại Chùa Bà thị xã Thủ Dầu Một đã trở thành ngày hội lớn của cư dân Hoa, Việt ở Nam Bộ. Lễ hội đã tạo điều kiện tăng cường tình đoàn kết gắn bó của hai dân tộc nhiều hơn và đã trở thành một nét văn hóa chung của dân tộc Việt Nam.

Bên cạnh di tích chùa Bà, còn có Chùa Hội Sơn Châu Thới do Thiền sư Khánh Long sáng lập vào đầu thế kỷ 18. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của xứ Gia Định xưa. Hàng năm có đông đảo khách thập phương đến viếng chùa Lễ Phật. Chùa Hội Sơn trên đỉnh Châu Thới có phong cảnh yên tĩnh, trang nghiêm. Đứng ở đây, có thể thưởng thức phong cảnh xinh đẹp của các vùng xung quanh.

Ngoài ra, còn một di tích không thể không nhắc đến đó là Chùa Hội Khánh. Chùa Hội Khánh được Thiền sư Đại Ngạn khai sơn năm Cảnh Hưng thứ hai, đời Lê Hiển Tông, tức năm Tân Dậu (1741). Lúc đầu chùa được xây trên một ngọn đồi cao, nhưng đến năm thứ 14 đời Tự Đức, chiến tranh đã thiêu hủy toàn bộ ngôi chùa. Bảy năm sau chùa được Hòa thượng Chánh Đắc cho xây dựng lại dưới chân đồi, cách vị trí chùa cũ khoảng 100m về phía Nam. Địa chỉ của chùa hiện nay là 35 đường Yersin, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cách Thành phố Sài Gòn 25km về phía Nam. Chùa Hội Khánh là trung tâm Phật giáo Cổ truyền của cả vùng đất Bình An xưa kia. Đây cũng là trung tâm đào tạo tầng lớp sĩ phu của đất Bình An và đất Thủ Dầu Một sau này. Các nhà sư cũng chính là người dạy học chữ Hán. Chùa Hội Khánh đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ tu sĩ để trụ trì các chùa khác trong vùng.

Đồng Nai nằm trên lưu vực sông Đồng Nai và một nhánh của nó là sông La Ngà, có sông Lá Buông chảy qua, có nhà máy thủy điện Trị An… Tỉnh Đồng Nai có khá nhiều thung lũng, đồng bằng, gò, đồi thấp, phần đất giáp cao nguyên Lâm Viên và Di Linh thì tương đối cao. Phần lớn đất ở Đồng Nai là đất bazan, đất xám và đất phù sa cũ rất tốt cho việc trồng trọt. Bởi vậy Đồng Nai trồng nhiều cây công nghiệp (cây cao su, cà phê…) cây ăn trái và cây công nghiệp ngắn ngày.

Khí hậu ở Đồng Nai mang cũng mang nét đặc trưng của khí hậu Nam Bộ gồm hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 25,4ºC – 27,2ºC.

Ngoài ra, Đồng Nai còn có tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch. Đến Đồng Nai du khách có thể tham gia những chuyến du lịch sinh thái trong các khu rừng còn hoang sơ, tuyệt đẹp như rừng Cát Tiên – một khu rằng nguyên sinh rộng lớn hoặc tham quan các vườn cây ăn quả sum xuê trái, cũng như săn bắn, câu cá, du thuyền trên sông Đồng Nai. Du khách sẽ có dịp đi dã ngoại tại các thắng cảnh: hồ Long Ẩn, khu văn hoá Suối Tre, thác Trị An, rừng Mã Đà… hay tham quan các di tích chiến tranh, nghiên cứu các di chỉ khảo cổ: mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa…

Đồng Nai còn nổi tiếng với nghề thủ công truyền thống như làng gốm Tân Vạn, ven sông Đồng Nai của người Việt, nghề đục đá truyền thống tinh xảo của người Hoa sống gần hồ Long Ẩn.

Đồng Nai là tỉnh có công nghiệp phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của khu vực miền Nam, chỉ sau TP. Hồ Chí Minh. Xung quanh thành phố Biên Hoà có khu công nghiệp rộng lớn, nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty. Đồng Nai có nhiều nghề thủ công. Đồ gốm sứ Đồng Nai đẹp có tiếng trong nước.

Có khá nhiều dân tộc sinh sống ở Đồng Nai, phần lớn là người Việt. Ngoài ra có người Hoa, Xtiêng, Chơ Ro, Chăm, Mạ… Đồng Nai có một truyền thống dân gian khá phong phú, đặc biệt là văn hóa của đồng bào dân tộc ít người. Tôn giáo chủ yếu ở Đồng Nai là Phật giáo và Công giáo. Ngoài ra, một số ít người theo đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Cao Đài, Hòa Hảo.

Đồng Nai còn là quê hương của một số loại nhạc cụ dân gian độc đáo: đàn đá Bình Đa, sáo trúc, chiêng đồng, thanh la, khèn bầu, khèn môi. Lối hát Tam Pót của dân tộc Mạ, một loại hình hát kể có vần điệu được lưu truyền trong cộng đồng người Mạ ở huyện Định Quán hiện đang được khôi phục lại.

BÀ RỊA – VŨNG TÀU

TOP

Bà Rịa – Vũng Tàu từ xa xưa cho đến nay vẫn là nơi yêu thích của hầu hết khách du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và các tỉnh thành khác ở miền Đông Nam Bộ. Với bãi biển trong lành, nhiệt độ ấm áp, thêm vào đó là những ngọn núi thơ mộng và những hòn đảo quy tụ khiến Vũng Tàu rất hài hoà về cảnh sắc cũng như khí hậu. Nhờ những điều kiện thuận lợi như vậy mà hằng năm nơi đây đón chào hơn hàng ngàn lượt du khách ghé thăm…

Địa hình gồm nhiều hòn đảo, núi đồi cùng với đường cát dọc bờ biển trải dài thêm vào đó là khoảng rừng xanh Bình Châu – Phước Bửu đã làm Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành địa điểm du lịch đầy thu hút. Ngoài những bãi biển thơ mộng, an lành, Bà Rịa – Vũng Tàu còn được thiên nhiên ban tặng nguồn suối nóng tại Bình Châu vô cùng quý hiếm.

Nói đến Bà Rịa – Vũng Tàu, du khách ai cũng mường tượng ra những bãi biển nhiệt độ ấm áp, bờ biển trãi dài từng dãi cát vàng nổi bật trên đó là những chiếc dù đủ màu sắc muôn thưở. Nhưng ngoài những bãi biển tuyệt vời đó là những ngọn núi nằm che chắn cho cả thành phố, nếu ai đã từng đến Vũng Tàu hãy thử chinh phục những ngọn Núi Lớn – Núi Nhỏ và ghé quan tham quan những di tích đã tồn tại lâu đời trên đó, như là biểu tượng của thành phố biển tuyệt vời này : Ngọn Hải Đăng, Bạch Dinh, …

Nếu du khách nào có sở thích khám phá những khu rừng nguyên sinh bí ẩn với những thảm thực phong phú thì hãy đến rừng nguyên sinh Bình Châu – Phước Bửu, khu rừng sinh thái Côn Đảo.

Hằng năm, Bà Rịa – Vũng Tàu đón chào hơn hàng lượt du khách đủ mọi tỉnh thành. Đến đây vào những ngày hè, du khách hãy tận hưởng cảm giác tuyệt vời bằng cách đạp xe đạp đôi đi vòng vèo qua những dãy đường một mặt là biển một mặt là nhà và hít thở bầu không khí lồng lộng gió biển. Vũng Tàu ban ngày thì tấp nập người trên bãi biển và đến đêm thì còn náo nhiệt hơn bởi những quán café đông đúc, có thể nói, thưởng thức café đêm ở Sài Gòn là thú vui không thể nào quên.

Trong những năm gần đây, ngoài việc cải tạo lại những bãi tắm, Bà Rịa- Vũng Tàu còn tổ chức những lễ hội văn hóa vô cùng đặc sắc như: lễ hội Diều 2008. Những năm tiếp theo, thành phố này sẽ còn ấp ủ nhiều dự định nữa để làm hài lòng hết du khách mọi nơi.

Tây Ninh là tỉnh biên giới của vùng Đông Nam Bộ.Với đường biên giới dài 240km, vì thế Tây Ninh cầu nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với Cam-Pu-Chia. Phía Đông là tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp Tp. Hồ Chí Minh và Long An. Tỉnh có hai cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài và Xa Mát.

Phía nam tỉnh khá bằng phẳng, gần như đồng bằng. Có hai con sông lớn chảy qua là sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Sông Sài Gòn được chặn lại tạo nên hồ Dầu Tiếng, là công trình thuỷ lợi lớn nhất nước, tưới tiêu cho 17.500ha đất nông nghiệp.

Khí hậu ôn hòa với hai mùa mưa và nắng. Mùa mưa từ tháng 5-10, mùa khô từ tháng 4- tháng 12, nên đa số các du khách chọn mùa khô để đi du lịch.

Đến Tây Ninh, bạn có thể vui chơi thỏa thích, vì tại nơi đây có rất nhiều loại hình giải trí đa dạng. Nếu bạn là tay ưa leo núi thì hãy tham quan Núi Bà Đen, ngọn núi được ghi nhận là di tích lịch sử với độ cao 986km, nếu du khách ưa khám phá thiên nhiên thì hãy dao quanh khu rừng nguyên sinh lý thú hay đơn giản chỉ muốn giải tỏa căng thẳng thì hãy tìm đến những ngôi tháp cổ, những tòa thành với khiến trúc độc đáo, thêm phần trọn vẹn là tham quan Hồ Dầu Tiếng…

Chùa chiềng hầu như thấy rất nhiều ở Tây Ninh vì nơi đây kết hợp nhiều tôn giáo như : Đạo Phật, Đạo Cao Đài, Đạo Công Giáo. Nhưng phải kể nhiều nhất là đạo Phật và đạo Cao Đài. Vào những ngày rằm, lễ, Tết có rất nhiều du khách đến đây, đa số là những du khách mộ đạo, họ tìm đến để cầu xin sự bình an cho gia đình, công việc.

Đến nơi đây du khách sẽ bất ngờ bởi nét độc đáo pha trộn nhiều nền văn hóa của 3 dân tộc đó là người Việt  ( Kinh ) , Khmer và người Chăm. Tôn giáo ở Tây Ninh có đạo Phật, Công giáo và đạo Cao Đài.

Phong cảnh thiên nhiên hung vĩ, nhiều nét kiến trúc độc đáo, nền văn hóa đa dạng,…Tây Ninh hứa hẹn là điểm đến du lịch thú vị cho bạn thỏa sức khám phá.

Là cửa ngõ của đồng bằng sông Cửu Long, Long An chào đón du khách bằng khí hậu hiền hòa, dịu mát cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt đậm chất miệt vườn. Đất Long An màu mỡ trải dài trên hai triền sông của hai con sông lớn: Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Đây là hai dòng sông thơ mộng, dịu dàng đã được rất nhiều văn nghệ sĩ đưa vào trong những câu hát, vần thơ của mình…

Long An thực chất mới chỉ là đồng bằng sông Vàm Cỏ, giữa hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long. Vì thế đất đai ở đây rất màu mỡ, có nhiều vườn cây ăn trái và những cánh đồng lúa xanh bạt ngàn….Du khách đến nơi đây ngoài việc tận hưởng cái yên ả, thanh bình vốn có của miền quê,  mà còn được thỏa sức  khám phá những điều thú vị của nền văn hóa Ốc Eo-một nền văn hóa hình thành và phát triển khá lâu đời của vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Nếu bạn là một người yêu thích khảo cổ, khám phá thì chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy hào hứng và thú vị khi được ngắm nhìn những mảnh hiện vật, đá quí hay các tượng thần SiVa, tượng ViNu….những di vật đánh dấu thời kì phát triển của nền văn hóa cổ xưa. Tại đây, người ta đã thu thập được gần 20 di tích tiền sử và gần 100 di tích văn hóa Ốc Eo với 12000 hiện vật, thật là một con số đáng nể. Về nơi đây, ngắm nhìn những di tích còn sót lại, ta có dịp hiểu biết thêm về lịch sử phát triển của vùng đất Long An-một mảnh đất trên đất nước Việt Nam tươi đẹp….Ngoài ra, du khách còn được tham quan nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử quan trọng khác.

Ghé thăm vùng đất Long An thanh bình, không gì thú vị bằng lênh đênh ngắm nhìn khung cảnh nên thơ trên dòng sông Nhật Tảo yên bình. Trong cái nắng oi nồng của mùa hè, dòng sông vẫn khoác lên mình chiếc áo màu xanh biếc cùng màu xanh của những cánh bèo thả mình trôi theo dòng nước…Làn gió đẩy nhẹ làm gợn những con sóng nhỏ lăn tăn nhòa đi bóng của các rặng đước nghiêng mình soi xuống dòng sông Nhật Tảo… Đây cũng là nơi mà anh hùng Nguyễn Trung Trực tổ chức tấn công, đánh chìm tàu Esperance của Pháp, thắp lên ngọn lửa hy vọng và bừng lên khí thế đánh đuổi giặc ngoại xâm của nhân dân trên cả nước. Một dòng sông yên ả nhưng cũng rất dữ dội, hào hùng. Tiếp tục chuyến tham quan đến với chùa Tôn Thạnh, ta sẽ được ngắm nhìn ngôi chùa “rường cột tráng lệ, vàng son huy hoàng” nổi tiếng ở đất Gia Định thời xưa. Đây là một khối kiến trúc nguy nga với tượng Phật bằng đồng rất đẹp…. Đặc biệt, nếu yêu mến thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu thì chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy rất thú vị khi viếng thăm chùa. Bởi nơi đây từng là nơi sinh sống của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu trong những năm 1856-1862, và cũng là nơi Lục Vân Tiên và văn tế nghĩa sĩ Cần Giuột ra đời.

Nếu như Hà Nội nổi tiếng với chùa một cột thì tỉnh Long An cũng có công trình kiến trúc với số lượng cột hơn gấp 100 lần, đó chính là nhà trăm cột. Không chỉ độc đáo với số lượng cột mà còn là những nét chạm trỗ rất tinh xảo, tỉ mĩ của các nghệ nhân tài hoa. Ngôi nhà như là sự pha trộn phong cách đặc sắc của các vùng miền lại với nhau. Đứng trong nhà, bạn như có cảm giác đây là nơi hội tụ tinh hoa, sự tỉ mĩ khéo léo trong khuôn khổ kết hợp với sự phóng khoáng, nho nhã và uyển chuyển. Thật khó có được ngôi nhà thứ hai như vậy. Và còn nhiều, còn nhiều nữa những điểm du lịch hấp dẫn đang đón chào du khách.

Vùng đất Long An thơ mộng và yên bình đang ngày càng đổi mới hơn nữa để hấp dẫn du khách đến đây tham quan và khám phá những điều mới lạ. Vẫn còn đó nền văn hóa Ốc Eo với nhiều bí ẩn đang chờ bạn ghé thăm và tìm hiểu.

Thanh bình với bầu trời ngát xanh, ánh nắng trải dài trên những cánh đồng lúa mơn mởn, những chiếc đò nhẹ khuấy động làn nước làm những chiếc lá sen gợn sóng, sen bát ngát hương thơm tinh khiết như muốn nói: Đồng Tháp là đây…

Nằm trong ba tỉnh của Đồng Tháp Mười, Đồng Tháp như được thiên nhiên ưu ái cho đừơng giao thông thuận tiện. Hệ thống sông ngòi chằng chịt với con sông chính là Sông Tiền chạy dài 152km (một nhánh của sông Mê Kông), đường bộ liên tỉnh dài 300km, thêm một loạt kênh rạch đan xen khiến Đồng Tháp là điểm đến du lịch lí tưởng.

Khí hậu nơi đây thì rõ rệt hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ  tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Do điều kiện khí hậu cũng như địa hình nên Đồng Tháp sản xuất chủ yếu là trồng trọt các loại cây lương thực và cây ăn trái, chăn nuôi các động vật gia súc, gia cầm và thủy sản…

Đến Đồng Tháp vào mùa mưa, du khách có thể thưởng thức lối di chuyển của vùng sông nước miền Tây bằng chiếc xuồng máy gọn nhẹ. Nhờ hệ thống kênh rạch nơi đây bạn có thể thăm thú nhiều nơi hầu như là bằng đường thủy. Do Đồng Tháp những năm gần đây vừa được khai phá nên hầu như nơi đây vẫn còn nhiều nét hoang sơ, và là một địa điểm du lịch sinh thái thú vị.

Nếu bạn là người mê khám phá thì hãy đến vừơn Quốc gia Tràm Chim, tại đây bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của rừng Tràm nguyên sinh vừa thích thú ngắm nhìn sự lôi cuốn của hàng vạn chim cò khiến biết bao du khách mê mẫn.

Bạn ham thích học hỏi, muốn biết thêm về miền đất Đồng Tháp thì hãy ghé qua Bảo Tàng Đồng Tháp, Lăng cụ Phó Bảng. Có đến nơi đây, du khách như hồi tưởng lại thời quá khứ hào hùng của nhân dân Miền Nam, thấy được giá trị văn hóa đạo đức rất quý báu cũng như một phần nào tỏ lòng biết ơn đến vị cha già dân tộc.

Thiên nhiên quả là ưu ái cho Đồng Tháp, trước hết là nguồn thực phẩm khá dồi dào và phong phú. Vườn trái cây tại Cao Lãnh, Châu Thành, Lai Vung, Thạnh Hưng…thì cứ níu chân du khách thập phương. Khi đến những vườn trái cây này, du khách không chỉ thưởng thức được sự thơm ngon của trái cây vừa thưởng thức được các món ăn đặc trưng của Nam Bộ. Trong những chiếc chòi lá tre mát mẻ, du khách quây quần bên nhau cùng thưởng thức các món lẩu cá, lẩu ngũ hoa đẹp mắt đặc trưng của Đồng Tháp,món bún mắm đậm đà, cá lóc nướng trui thơm nức mũi, ếch, chuột, chim, không thiếu món nào và đặc biệt là nước mắm đặc sệt và ngọt đến lạ lùng…

Khi ra về, đừng quên ghé qua khu “chợ Ma- Chợ chiếu đêm Định Yên” để thưởng lãm nét đẹp văn hóa của làng ghề làm chiếu của người dân Định Yên, hay qua làng Nem Lai Vung mua ít nem về làm quà cho người thân, rồi còn mang vác hàng đống trái cây về vì “quá rẻ”… Còn nhiều và nhiều nữa bởi khi đến đây, du khách vừa đi du ngoạn, hít thở không khí trong lành để giải tỏa bao điều phiền muộn mà còn ấm lòng biết bao bởi sự nồng nàn, ân cần, mến khách của người dân Nam Bộ, bởi chuyến đò dọc ngang và còn gì nữa Đồng Tháp ơi!…

Nếu có dịp đi đến An Giang, du khách sẽ ít nhiều nghe được một số câu ca dao như:

Chiều chiều quạ nói với diều

Cù lao ông Hổ có nhiều cá tôm…

Câu ca dao cho thấy đây là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều về cá, tôm, và các loại thủy sản khác… Là một tiềm năng phát triển kinh tế nhưng bên cạnh đó, An Giang còn là một vùng rất có rất nhiều thắng cảnh đẹp và độc đáo, mỗi nơi mỗi vẻ tạo nên sự khác biệt rõ rệt so với các vùng du lịch khác.

An giang là một tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, là nơi đầu tiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp nhận nguồn nước sông MêKông, có hai con sông Tiền và sông Hậu chảy qua. Về vị trí địa lý, An Giang giáp ranh với Thành phố Cần Thơ và nước bạn Campuchia. Tuy là vùng đất phù sa màu mỡ nhưng An Giang còn có các dãy núi hùng vĩ kéo dài liên tiếp nhau gọi là dãy Thất Sơn và xa xa là dòng kênh Vĩnh Tế nổi tiếng được đức khai quốc công thần Thoại Ngọc Hầu chủ trương đào để thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp, con kênh này kéo dài từ tận Châu Đốc đến Hà Tiên. Vùng đất này còn là nơi sản sinh ra rất nhiều nhân tài cho đất nước như cố chủ tịch Tôn Đức Thắng…

Các dân tộc sinh sống ở An Giang cũng rất đa dạng. Ngoài người Kinh là chủ yếu còn có người Hoa, Chăm, Khmer… nên văn hóa của vùng đất này cũng rất phong phú, tạo nên một tiềm năng du lịch hấp dẫn rất nhiều du khách đến đây để tham quan và chiêm ngưỡng.

Cũng giống như các tỉnh thành khác của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cách đây vài thế kỷ, An Giang hãy còn là vùng đất rất hoang vu. Khi các bậc lưu dân tiền nhân vượt qua lam sơn chướng khí vào mở mang bờ cõi phương Nam đã khẩn đất, khoan núi, đào kênh… biến vùng đất rất hoang sơ thành làng mạc, đồng ruộng màu mỡ trù phú. Ngày nay, An Giang không chỉ là vùng đồng lúa mênh mông, sản lượng gạo hàng năm đứng đầu cả nước mà còn nổi tiếng về làng nổi trên sông với hàng ngàn bè cá cung cấp thủy sản cho thị trường trong nước lẫn ngoài nước.

Với lợi thế tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, ngành du lịch An Giang đang trở thành một sức hút thu hút rất nhiều du khách đến đây tham quan và thư giãn với các địa danh giờ đã trở nên nổi tiếng như vùng Thất Sơn hùng vĩ hay chùa Tây An, miếu Bà Chúa Xứ và khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư…

Bên cạnh các địa danh du lịch nổi tiếng ấy, còn một số địa danh khác tuy nhỉ bé nhưng cũng thu hút rất nhiều khách du lịch đến đây tham quan, tìm hiểu, đó là Cù lao Ông Hổ – vùng đất vốn được thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt và còn là quê hương, nơi sản sinh ra cố chủ tịch Tôn Đức Thắng – người con kiệt suất của dân tộc Việt Nam. Khi ngồi đò trên sông tham quan Cù lao ông Hổ, du khách sẽ được hít thở bầu không khí thoáng đãng, hòa quyện tâm hồn mình vào không gian rộng lớn của vùng sông nước, lâu lâu lại ngắm nhìn những chiếc ghe nhỏ nhắn chở đầy trái cây và khi tiếp xúc với những người dân chân chất, gần gũi nơi đây du khách sẽ cảm thấy lòng mình tự nhiên thanh thản, rộng mở hơn rất nhiều.

Bến Châu Giang cũng là một địa danh khá nổi tiếng thu hút rất nhiều khách du lịch. Bến Châu Giang có rất nhiều thánh đường Hồi Giáo có kiến trúc rất đẹp, độc đáo, hấp dẫn. Các ngôi nhà cổ kính của người Chăm cũng mang những nét văn hóa rất khác biệt nhưng không kém phần độc đáo. Bạn sẽ có dịp được nhìn thấy các thiếu nữ người Chăm trong trang phục truyền thống duyên dáng, xinh tươi dưới vành khăn mỏng và hàng thổ cẩm rất đẹp và lạ mắt.

Du lịch An Giang còn hấp dẫn với các lễ hội văn hóa dân tộc như Lễ Dolta và Đua Bò của người Khmer ở Tri Tôn, Tịnh Biên vào tháng 10 âm lịch, Tết Ramadan của người Chăm tháng 5 âm lịch, các lễ giỗ Đức Cố Quản Trần Văn Thành, giỗ Nguyễn Hữu Cảnh, Thoại Ngọc Hầu, Lễ hội Văn hóa Thể thao truyền thống ở An Phú, đặc biệt nhất là Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, về sau được nâng cấp thành lễ hội du lịch cấp quốc gia… Về An Giang du khách sẽ càng thêm thích thú khi thưởng thức các món ăn dân dã  đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ. Và nếu không biết đến món mắm Châu Đốc lừng danh để mua về làm quà cho người thân, bạn bè thì xem như bạn chưa hề đến An Giang.

Với sự phấn đấu nỗ lực chăm chỉ làm việc của người dân nơi đây, cùng với sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của chính quyền địa phương. Vùng biên ải tươi đẹp này đang phấn đấu hết mình vì sự phồn vinh của xứ sở, đầy tự tin bước cùng cả nước trên đường hội nhập. Du lịch An Giang hân hoan chào đón du khách gần xa.

Là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang được thiên nhiên ban tặng cho một vùng đất màu mỡ, tươi tốt với khí hậu hiền hoà. Chính vì thế, Tiền Giang nổi lên như là tỉnh có nhiều loại trái cây ngon, đặc sản…

Nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền, phía Bắc, Đông Bắc giáp Long Anthành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp Đồng Tháp, phía nam giáp Bến TreVĩnh Long, phía đông giáp biển Đông đã tạo cho Tiền Giang một vị trí địa lí thuận lợi để phát triển. Được nhiều ưu ái, Tiền Giang luôn cố gắng nổ lực để phát triển kinh tế của địa phương ngày càng cao hơn.

Với diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất so với các địa phương khác trong cả nước, tỉnh đang có nhiều giống cây có giá trị xuất khẩu cao như xoài cát Hoà Lộc, vú sữa Vĩnh Kim, nhãn xuồng cơm vàng, bưởi long Cổ Cò và nhiều loại cây có múi khác. Cái Bè là niềm tự hào của người dân Tiền Giang khi nơi đây cung cấp nhiều loại trái cây đi khắp các tỉnh khác trên cả nước và là nơi thu hút khách tham quan đến thưởng thức hương vị tươi ngon của các loại trái cây…

Là một tỉnh có nhánh sông Mê Kông hiền hoà chảy qua, cùng với đường bờ biển dài, thuận lợi cho nơi đây phát triển kinh tế biển với rất nhiều loại hải sản góp phần đem đến thu nhập đáng kể cho người dân. Nghêu, mực, sò…tất cả đều tươi ngon sẵn sàng phục vụ những vị khách phương xa. Còn gì thú vị hơn khi thưởng thức những loại hải sản tươi ngon bên bờ biển Gò Công thoáng mát và yên tĩnh…

Với thế mạnh về di tích văn hoá lịch sử và sinh thái, Tiền Giang luôn chứng tỏ mình là một nơi du lịch đầy tiềm năng. Tại đây ta có thể dễ dàng tìm thấy những di tích của văn hoá Ốc Eo xưa cổ cho đến những di tích lịch sử thời chống Pháp, chống Mĩ. Hay thậm chí có thể chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo của các đền chùa lăng mộ.Những nơi được xây cất như để tưởng nhớ những nhân vật quan trọng, các vị anh hùng của đất nước. Có thể kể đến như lăng Trương Định, lăng Hoàng Gia, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm…Ta không khỏi thán phục những nghệ nhân xưa với bàn tay khéo léo của mình đã để lại cho đời những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc còn in dấu đến ngày nay….Nếu muốn khám phá sâu hơn, bạn có thể đến thăm các làng nghề cổ truyền được người dân nơi đây lưu giữ một cách cẩn thận. Đây là món quà tinh thần quí giá nhất mà cha ông xưa đã để lại cho chúng ta-những thế hệ đi sau biết được nét văn hoá độc đáo của dân tộc. Nhờ được giữ gìn cẩn thận qua các thế hệ, mặc cho thời gian trôi đi, nhưng những làng nghề này vẫn giữ được cái tinh tuý của những sản phẩm truyền thống.

Nếu muốn tận hưởng không khí trong lành nơi miền quê, bạn không thể bỏ qua các điểm du lịch sinh thái mới được tôn tạo ở Tiền Giang. Có thể kể đến như vườn cây ăn quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, trại rắn Đồng TâmVề với nơi đây, bạn sẽ không quên được cảm giác phiêu du trên sông nước để đến với chợ nổi Cái Bè, hay xúc nghêu cùng với người dân ở bãi biển Gò Công….Người dân nơi đây cũng rất giản dị và hiếu khách. Họ sẵn sàng thết đãi bạn những mòn đặc sản mang đậm hương vị của Tiền Giang.

Hiện nay, Tiền Giang đang từng ngày, từng giờ đổi mới. Cùng với sự nổ lực và quyết tâm của người dân, vùng đất này đang ngày càng tươi đẹp hơn. Tất cả như muốn làm hài lòng những du khách phương xa.

Vĩnh Long-vùng đất có cây cầu Mỹ Thuận bắt ngang, là một nơi trù phú xanh tươi với nhiều loại trái cây và các di tích văn hoá độc đáo. Nhờ có sự giao hoà của hai con sông Tiền, Hậu làm cho vùng đất này thêm màu mỡ và tràn đầy sức sống. Cách thành phố Hồ Chí Minh 136km về phía Tây, tỉnh Vĩnh Long như một hình ảnh thu nhỏ của đồng bằng sông Cửu Long bởi sự ưu ái của thiên nhiên với những nét khá riêng biệt của miền sông nước. Ở nơi đây cũng có hàng dừa xa tít tắp, những dòng sông uốn lượn hiền hoà cùng những vườn cây trái xanh tươi rì rào trong gió….Với địa hình bằng phẳng, nhiều sông ngòi, giao thông thuận tiện, Vĩnh Long có nhiều điều kiện để phát triển hơn nữa. Bên cạnh cây lúa, hằng năm Vĩnh Long còn thu hoạch hàng trăm ngàn tấn trái cây như cam, nhãn, quít, bưởi, dừa…những loại trái cây đặc sản của đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh những thế mạnh về thiên nhiên, Vĩnh Long còn là địa danh nhiều truyền thống cách mạng, vùng đất sinh ra nhiều bậc anh hùng, hào kiệt hi sinh vì nước vì dân. Tại đây, ta có thể tìm thấy Văn Thánh Miếu thờ Phan Thanh Giản hay những ngôi chùa cổ từng là nơi nuôi giấu cán bộ…Với sự giao hoà của ba dân tộc Việt-Khơme-Hoa đã tạo nên những nét đặc trưng có một không hai cho vùng đất này. Cho đến nay, Vĩnh Long vẫn còn lưu giữ và phát huy nhiều loại hình văn học dân gian- những di sản tinh thần quí giá như thơ Vân Tiên, nói tuồng, nói vè, hát huê tình, cải lương….Nó là chiếc cầu nói nói kết duy trì những truyền thống, những nét đặc sắc rất riêng của đồng bằng sông Cửu Long. Những di tích lịch sử văn hoá cũng cho người đời sau thấy được công lao to lớn của các bậc hiền tài- một lòng vì nước vì dân, cũng như cốt cách của người Vĩnh Long quang minh chính trực.

Hiện nay, Vĩnh Long đang ngày càng đổi mới vươn cao, vươn xa hơn nữa. Nhưng vẫn còn đó những nét văn hoá từ ngàn xưa còn lưu dấu. Đi đôi với sự phát triển, Vĩnh Long đang cố gắng lưu giữ và tôn tạo những di tích để các thế hệ đi sau có thể biết và học tập. Vĩnh Long cũng là một vùng đất hiền hoà trù phú đang chờ đón du khách đến khám phá và tìm hiểu những gì tươi đẹp ở đây.

Những hàng dừa thẳng tắp chạy dọc quanh các con đường rì rào theo gió chính là những ấn tượng đầu tiên khi bạn đặt chân đến Bến Tre. Cách thành phố 85 km, Bến Tre sở hữu cho mình một không khí thoáng mát, khác xa với một trung tâm lớn nhưng bụi bặm và ồn ào. Với địa thế là một tỉnh cuối nguồn con sông Cửu Long, bị bốn con sông lớn chia cắt, Bến Tre được ngăn cách thành ba dãy cù lao: Bảo, Minh, và cù lao An Hoá. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này một khí hậu thích hợp để có được những vườn dừa và vườn cây trái rộng lớn quanh năm tươi mát. Còn nguyên sơ nét mộc mạc và giản dị, với bốn bề là sông nước, Bến Tre là điểm đến lí tưởng cho những ai thích loại hình du lịch xanh, du lịch sinh thái với những chiếc thuyền chạy dọc theo những rặng dừa đưa du khách khám phá những cảm giác thú vị.

Có lợi thế của một vùng đất phẳng và hiền hoà, Bến Tre là vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long, với nhiều loại cây trái tươi ngon như mãng cầu, vú sữa, sầu riêng…Không những vậy, với 60 km bờ biển, đã mang lại cho tỉnh  một nguồn lợi thuỷ sản dồi dào. Tất cả những yếu tố thiên nhiên hoà quyện vào nhau tạo nên một Bến Tre phong phú đa dạng và tràn đầy sức sống.

Với hơn 40000 ha trồng dừa, hình ảnh cây dừa như một biểu tượng không thể tách rời với vùng đất này. Nếu qua Bến Tre mà không thưởng thức hương vị kẹo dừa là một thiếu sót lớn. Với hương vị ngọt ngào không giống một loại kẹo nào khác, nó đã trở thành một thứ kẹo đặc sản của Bến Tre. Ngoài ra, cũng không thể không nói đến bánh tráng Mĩ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, với hương vị riêng của mình, chúng đã làm xiu lòng bao thực khách phương xa…

Để đáp ứng nhu cầu khắc khe nhất của khách hàng, nghệ nhân làng nghề Cái Mơn đã chăm sóc các loại cây cảnh một cách tỉ mỉ, với tình yêu nghề sâu sắc. Chính từ nơi đây, biết bao giống cây đẹp đã đi khắp mọi miền đất nước.

Hiện nay, với cây cầu Rạch Miễu, Bến Tre từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt, khang trang và hiện đại hơn. Nhưng vẫn còn đó một vùng đất hiền hoà, những hàng dừa xanh, và những dòng sông trĩu nặng phù sa. Với không khí trong lành, yên tĩnh, những đặc sản riêng biệt, Bến Tre là điểm đến lí tưởng cho những ai muốn đắm chìm vào thiên nhiên tươi mát…

Đất Tiên xứ Việt này là một dãi đất nằm phía Tây Nam nước ta. Kiên Giang giáp với các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Cà Mau, và một phần Campuchia, ngoài ra, nơi đây còn quy tụ hơn 100 đảo lớn nhỏ. Có thể nói, thiên nhiên đã rất ưu ái cho vùng đất thanh bình này, biển núi ao hồ đều có đủ cả, những bãi biển đẹp và tránh được hầu hết những đợt tấn công của thiên tai, bão lụt.

Kiên Giang, từ xa xưa đã thu hút ánh nhìn của biết bao thi sĩ, ngọn núi ở đây không quá đồ sộ, cao ngạo mà hiền hòa, thanh khiết với những dòng nước trong xanh bao quanh, cũng chính trên những ngọn núi này là nơi lưu trữ nhiều di tích lịch sử của: Mạc Thiên Tích, Mạc Cửu, … những vị khai sinh ra dãi đất tận cùng này. Lắm lúc, du khách đến Kiên Giang tự hỏi, cái gì tạo nên nét đặc trưng cho vùng đất này bởi vị ngọt ngào của dòng sông Cửu Long vẫn chảy qua nơi này hòa lẫn vị mằn mặn của biển cả vẫn ngày đêm dậy sóng.

Ngày nay, Kiên Giang là điểm đến của hầu hết du khách trong và ngoài nước bởi đường hàng không từ Tp.HCM đến các sân bay tại Hà Tiên, Rạch Giá, Phú Quốc, hoặc bằng đường bộ và đường thủy. đến Kiên Giang hầu như du khách nào cũng háo hức khám phá Hà Tiên với mười cảnh đẹp vào loại bật nhất.

Buổi sáng, du khách có thể ngắm những cảnh hoàng hôn đẹp đến mê người tại bãi biển hoang sơ ở hòn Đảo Ngọc – Phú Quốc. Đảo Phú Quốc ngày nay đã là địa điểm đến ưa thích nhất theo sự bình chọn của khách du lịch trong năm 2009 vượt qua cả Vịnh Hạ Long.

Động Mo So, Hòn Phụ Tử, Chùa Hang thì đã tồn tại bao nhiêu thế kỷ, nay còn hấp dẫn hơn bởi thời gian đã tạo cho những khu du lịch này một nét riêng. Núi Đá Dựng hiếm quý chứa dựng biết bao thạch nhũ vang vọng khắp núi rừng như một tiếng gọi của truyền thuyết. Và khi du khách muốn tìm một nơi nghỉ ngơi cho gia đình, bạn bè, cơ quan thì hãy đến Khu du lịch Mũi Nai, nơi chỉ không có biển và cát. Khu Du lịch Mũi Nai với nhiều khu giải trí hiện đại và an toàn đã thu hút rất nhiều du khách khi đến Kiên Giang.

Là một tỉnh tách ra từ Cần Thơ cũ, Hậu Giang sở hữu cho mình một nét đẹp mộc mạc, giản dị của miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Ở trung tâm đồng bằng nên Hậu Giang nằm giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như sông Hậu, sông Cái Tư, kênh Quan Lộ, kênh Phụng Hiệp…. Phù sa của các con sông đã làm cho đất đai ở đây thêm màu mỡ, cùng với sự ưu ái của mẹ thiên nhiên tạo cho Hậu Giang một khí hậu dễ chịu, hiền hòa. Vì thế, từ xưa, Hậu Giang đã trở thành một trung tâm lúa gạo lớn của miền Tây Nam Bộ và nay vẫn là một trong số địa phương sản xuất lúa gạo xuất khẩu lớn nhất trong cả nước.

Khách du lịch đến đây sẽ được ngắm nhìn những ruộng lúa xanh bạt ngàn cùng vườn cây ăn trái xum xuê trĩu quả… Bạn sẽ được thưởng thức nhiều loại trái cây đặc sản của đồng bằng sông Cửu Long được hái ngay tại vườn với giá rất phải chăng. Không những thế, khách tham quan còn được lênh đênh, len lỏi qua hệ thống kênh rạch chằng chịt trên những chiếc thuyền mộc mạc để đến với chợ nổi Phụng Hiệp-một trong những khu chợ nổi tiếng nhất đồng bằng sông Cửu Long. Từ sáng tinh mơ, nơi đây đã tấp nập người ra kẻ vào rất nhộn nhịp. Bạn chắc chắn sẽ rất thích thú khi thưởng thức các loại trái cây, thức ăn trên một vùng sông nước mênh mông….Du khách sẽ được biết thêm về nét sinh hoạt truyền thống cùa người dân miền Tây Nam Bộ. Cách xa chốn thị thành đầy khói bụi, không có những bon chen, hối hả, người dân nơi đây cũng như dòng sông Hậu Giang hiền hòa, rất chân thành và giản dị luôn nở nụ cười chào đón những người khách lạ phương xa. Rời chợ nổi, bạn sẽ được đến thăm khu vườn cò độc đáo tại xã Xà Phiên, ngắm nhìn những chú cò trắng rỉa lông và từng đàn chim bay về tổ sau một ngày kiếm ăn vất vả… Trong ánh nắng vàng dịu nhẹ của buổi hoàng hôn, khung cảnh nơi đây như một bức tranh vẽ thật nên thơ và thanh bình….Ngoài ra du khách còn được tìm hiểu lịch sử hào hùng của miền đất này qua các chứng tích còn sót lại, những tượng đài ghi nhận chiến công của người lính trẻ…Đó là những dấu ấn của một thời chiến đấu gian khổ được lưu giữ trong khu di tích Long Mỹ và khu căn cứ tỉnh ủy. Vào đây, ta càng biết ơn những người lính đã không tiếc thân mình hy sinh để có được đất nước thanh bình, tươi đẹp như ngày hôm nay…

Cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khác, Hậu Giang được bao phủ bởi màu xanh bạt ngàn của những cánh đồng lúa, vườn cây ăn trái sum suê…Về với nơi đây, tâm hồn ta như được gột rửa nhẹ nhàng hơn, vứt bỏ sau lưng những lo toan, bộn bề của cuộc sống để tận hưởng những phút giây yên bình, đẹp đẽ…. Ai đã đến Hậu Giang đều không thể nào quên được một miền đất thanh bình được ôm ấp bởi dòng sông hiền hòa, êm ả cùng lịch sử oai hùng xa xưa.

“Cần Thơ gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó thì không muốn về…”

Đó là những câu thơ thường được người ta nhắc đến khi nói về Cần Thơ, một vùng đất trù phú xanh tươi từng được mệnh danh là Tây Đô từ cuối thế kỉ XIX. Là cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mê Kông, Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi để phát triển trở thành một trung tâm kinh tế văn hoá lớn nối kết đồng bằng sông Cửu Long với cả nước.

Tại nơi đây có rất nhiều loại hình vui chơi giải trí hấp dẫn với những nét đặc sắc rất riêng, không trùng lấp với khu du lịch nào khác. Bạn có thẩ ngồi câu cá thư giãn cùng gia đình dưới những hàng cây xanh rợp bóng, tận hưởng những ngày nghỉ thú vị, thoát ra khỏi những ưu tư phiền muộn của một tuần làm việc mệt nhọc. Hay du khách có thể đến tham quan bến Ninh Kiềuniềm tự hào của người dân Cần Thơ, chụp những bức ảnh đẹp để rồi từ đây, người đi có thể thả mình vào cuộc hành trình sông nước. Trong chuyến đi này, bạn có thể cảm nhận được cảm giác chông chênh, hấp dẫn và thú vị cùng với không khí mát mẻ từ dòng sông Hậu hiền hoà thổi vào. Phiêu du, thăm thú chợ nổi Cái Răng, du khách sẽ được thưởng thức nhiều loại trái cây tươi ngon-những đặc sản của miền đồng bằng sông Cửu Long. Các món ăn dân dã, bình dị sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi được ăn ở trên thuyền, giữa bốn bề sông nước…

Thêm vào đó, khách tham quan còn được chứng kiến những nét sinh hoạt độc đáo ngay trên sông, những chiếc thuyền nhỏ thật điêu luyện lành nghề khi luồn lách giữa cả một hạm đội hàng trăm chiếc thuyền lớn nhỏ để bán hàng cho khách. Những hình ảnh rất riêng biệt của miền sông nước mà không nơi nào có được, đó cũng chính là nét văn hoá hấp dẫn du khách phương xa đến đây để tham quan và thưởng thức sự thú vị. Len lỏi trong những dãy cù lao, cồn nổi, ngắm nhìn những rặng bần xanh bạt ngàn mới thấy lòng mình lắng lại, thiên nhiên và con người hoà quyện vào nhau…Ngoài ra, Cần Thơ còn đem đến cho bạn một không gian tươi mát trong các vườn trái cây trĩu quả, ngắm nhìn những đồng lúa xanh bạt ngàn thẳng cánh cò bay….Để có được những thành quả như vậy, người dân nơi đây đã phải đổ biết bao nhiêu công sức và tình yêu nghề vào trong hạt lúa, hạt gạo. Con người xứ Tây Đô sống rất mộc mạc và bình dị, luôn vui vẻ trong cuộc sống dù còn gặp nhiều khó khăn, thử thách….Du khách đến Cần Thơ đã bị thu hút ngay bởi vẻ đẹp thanh bình và yên ả của nó. Những nét văn hoá, các làng nghề truyền thống, chế biến nông sản, đan lát… đã tạo nên một thành phố Cần Thơ đặc trưng riêng biệt của miền sông nước….

Thành phố Cần Thơ đang ngày càng đổi mới, xứng tầm là một trung tâm lớn của đồng bằng sông Cửu Long. Cầu Cần Thơ đang dần hoàn thành đánh dấu một bước phát triển mới trong kinh tế nơi đây. Đại học Cần Thơ cũng đang cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho đồng bằng sông Cửu Long trong thời kì hội nhập. Một “đô thị xanh” đang dần được định hình. Cần Thơ đã đẹp nay sẽ càng xinh tươi hơn nữa để luôn làm hài lòng du khách. Những người đến tham quan Cần Thơ đều nói tâm hồn như bị nơi đây níu giữ, lưu luyến mãi, không muốn quay về…

Trà Vinh là tỉnh nằm ở lưu vực sông Mê kong,được bao bọc bởi sông Tiền và sông Hậu .Trà Vinh là vùng đất duyên hải phía đông giáp biển 65km, phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long, tây nam giáp Sóc Trăng.

Trà Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nóng ẩm mưa nhiều.Nhiệt độ trung bình khoảng 25-27 độ C.Khí hậu ở đây phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 kéo dài đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.

Đất ở Trà Vinh được tạo thành bởi hai thành phần chính:vùng đất đồng bằng châu thổ lâu đời và vùng đất trẻ mới được bồi đắp. Trà Vinh có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt phục vụ cho việc giao thông, tưới tiêu trong vùng.

Có bờ biển dài,sông ngòi dày đặc là điều kiện thuận lợi cho Trà Vinh phát triển kinh tế nông ngư nghiệp là chủ yếu:trồng luá,kinh tế vườn,đánh bắt cá,nuôi trồng thủy hải sản…Tuy nhiên những năm gần đây  tỉnh đã biết khai thác những ưu điểm này để phát triển ngành du lịch.Trà Vinh trở thành địa điểm du lịch thú vị trong sổ tay của nhiều du khách với các điểm tham quan như Chùa Âng,chùa Nodol, biển Ba động, ao Bà Om…và các lễ hội truyền thống.

Có thể nói Trà Vinh là vùng đất của chùa chiền vì ở đây có đến 140 ngôi chùa của người Khơ-me,50 ngôi chùa của người Việt và 5 ngôi chùa của cộng đồng người Hoa.Những ngôi chùa này thê hiện tính ngưỡng tôn giáo của cộng đồng dân tộc ở đây:đa dạng nhưng hài hòa.Một số ngôi chùa đã được công nhận là di tích quốc gia và được trùng tu,bảo vệ để phục vụ cho ngành du lịch nói riêng và bảo tồn nét văn hóa dân tộc ở đây nói chung.

Vị trí địa lý:

Sóc Trăng nằm ở cuối lưu vực sông Mê Kông, giáp các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu và biển Đông. Sóc Trăng có 72km bờ biển, 30.000ha bãi bồi.

Khí hậu:

Khí hậu mang tính chất khí hậu đại dương hai mùa: mùa mưa từ giữa tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm 26ºC – 28ºC.

Sóc Trăng là tỉnh nông nghiệp chủ yếu trồng lúa (chiếm hơn 90% diện tích đất canh tác). Du khách đến đây sẽ thấy một vùng đất xanh tươi với những cánh đồng lúa mênh mông, những đầm nuôi tôm, những vườn cây trái xum xuê trĩu quả như vườn nhãn ven biển Vĩnh Châu, vườn chôm chôm, sầu riêng, cam, quít… trên cù lao Dung, cồn Mỹ Phước.

Ở Sóc Trăng người Việt (Kinh) chiếm 65% dân số của tỉnh, người Khmer chiếm 28%, khoảng 7% người Hoa nên tập quán sinh hoạt, văn hoá ở đây mang đậm màu sắc của ba dân tộc. Toàn tỉnh có 89 chùa Khmer, 47 chùa Hoa trong đó có những chùa nổi tiếng như chùa Mã Tộc (chùa Dơi), chùa Khleang, chùa Chruitim Chas, nhà Bảo tàng Khmer Sóc Trăng, chùa Đất Sét, chùa Chén Kiểu (Sà Lôn)..

Nói đến Bạc Liêu-một tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, ta không thể không nhắc đến những giai thoại đã đi vào lòng người cùng với soạn giả Cao Văn Lầu-người đã sáng tác ra bài Dạ cổ hoài lang bất hủ, có sức cuốn hút mạnh mẽ cho đến tận bây giờ….Là một vùng đất trẻ mới được khai phá cách đây không lâu, nhưng Bạc Liêu đã để lại những ấn tượng khó quên trong lòng các du khách phương xa.

Phía Bắc giáp Sóc TrăngCần Thơ, Hậu Giang, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Cà Mau Kiên Giang đã tạo cho Bạc Liêu nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cùng một nền văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng.

Những cánh đồng lúa bạt ngàn, thẳng cánh cò bay cùng với vườn cây trái sum suê trĩu quả đã vẽ nên một bức tranh làng quê thơ mộng và đầy màu sắc. Du khách còn được chiêm ngưỡng nhiều ngôi biệt thự, dinh thự sang trọng của Pháp nơi đất chua phèn ngập mặn, giúp cho Bạc Liêu có một dấu ấn riêng mà không nơi nào có được.

Nhắc đến Bạc Liêu, người ta liền nghĩ ngay đến giai thoại “công tử Bạc Liêu”-người nổi tiếng ăn chơi nhất xứ tỉnh Nam Kì. Người đã từng đốt tiền “thi gang” với Bạch công tử ở Tiền Giang…Thì ngày nay, khi đến Bạc Liêu, du khách còn có thể đến chiêm ngưỡng và nghỉ ngơi tại biệt thự của “công tử Bạc Liêu”-một nơi khá đẹp và sang trọng. Bạn còn được nghỉ ngơi tại phòng của “công tử” để một lần tận hưởng cảm giác thú vị và thư giãn. Ngoài ra, khách tham quan còn có thể ghé thăm vườn chim, vườn nhãn Bạc Liêu trải dài hàng cây số. Còn gì tuyệt bằng khi đứng trên cao ngắm nhìn từng đàn chim bay về tổ trong buổi chiều tà….Đất lành thì chim đậu, biết bao nhiêu thế hệ loài chim đã trú ngụ và sinh sống nơi đây tạo nên một vườn chim phong phú, đa dạng và quí hiếm. Du khách như được hoà mình vào thiên nhiên tươi mát, phiêu du cùng với tiếng hót lãnh lót của các loài chim hoang dã….Khách du lịch còn bị níu giữ bởi hương vị ngọt ngào của những trái nhãn thơm ngon mà ít nơi nào sánh được. Cùng với nó là lối kiến trúc độc đáo của nên văn hoá Khơ-me Nam Bộ khi đến thăm chùa Xiêm Cán hay phiêu du trong những khu rừng tràm, rừng đước, căn cứ tự nhiên trong kháng chiến chống quân xâm lược.

Đến thăm Bạc Liêu, du khách sẽ được chứng kiến một vùng đất trù phú, thịnh vượng với màu xanh của cây lá, màu trắng của những ruộng muối cùng những công trình kiến trúc văn hoá đặc sắc. Người dân Bạc Liêu hiền hoà, chân chất mộc mạc và có phong cách sống phóng khoáng đậm tính Nam Bộ. Tất cả như muốn vẫy gọi những người khách phương xa đến với vùng đất thuộc miền cực Nam của Tổ Quốc này.

Đất mũi Cà Mau- miền cực Nam của Tổ quốc luôn ẩn chứa nhiều điều thú vị để du khách khám phá và tìm hiểu. Là một vùng đất hiền hoà, chưa được khai phá nhiều nên nơi đây còn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ, vốn có của mình.

Cà Mau có nhiều sông với hệ thống kênh ngòi chằng chịt nên đi lại và vận chuyển bằng ghe thuyền rất thuận tiện. Vì vậy, mọi ngóc ngách đều có thể được khám phá bằng những chiếc thuyền nhỏ nhắn và xinh xắn.

Đây là một tỉnh có ba mặt đều giáp biển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt thuỷ hải sản cùng nhiều loại động thực vật sinh sống. Du khách có thể khám phá nhiều điều thú vị trong những khu rừng tràm, rừng đước, thư giãn trong một bầu không khí thật mát mẻ và yên bình… Bạn cũng có thể thoả sức chơi đùa cùng cát trắng và biển xanh ở đảo Hòn Khoai-một tìm năng du lịch rất lớn của tỉnh Cà Mau. Đây là một bãi tắm đẹp, với từng cơn sóng gợn nhẹ lăn tăng như nô đùa với các vị khách lạ cùng với bãi cát mịn màng như mơn mang từng bước chân tìm về với thiên nhiên hoang dã…

Không những thế, khách du lịch còn có thể ngắm nhìn ngọn hải đăng kiêu hãnh đứng hiên ngang giữa trời, cần mẫn làm nhiệm vụ chỉ đường của mình. Ngọn hải đăng trên đảo Hòn Khoai đã giúp rất nhiều tàu thuyền đi đúng hướng trong đêm và còn có một vị thế quan trọng về an ninh trên biển. Hay bạn là một người thích khám phá những điều bí ẩn có thể đến với cồn Ông Trang-một vùng đất được mệnh danh là nơi chưa có dấu chân người. Chốn này còn rất hoang sơ với một động thực vật khá phong phú và đa dạng. Tham quan nơi đây, du khách sẽ được thoả sức khám phá những điều mới lạ và cảm giác như lạc vào một thế giới khác-nơi chỉ có màu xanh của cây cỏ và hoa lá…

Đến với Cà Mau, nếu không tham quan vườn quốc gia U Minh là một thiếu sót lớn. Bởi nơi đây có khá nhiều dịch vụ vui chơi giải trí như câu cá, bơi thuyền… và còn được nhìn thấy nhiều loài quí hiếm có tên trong sách đỏ. Ngoài ra, khi đến vui chơi, bạn còn có thể được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản mà không nơi nào có được. Có thể kể đến như mắm ba khía, cá bống trứng kho tiêu… với mùi vị thơm ngon hấp dẫn lạ thường. Không ai có thể quên được những cánh rừng tràm bạc ngàn xa tít tắp cùng với màu nước xanh hoà quyện vào nhau như một bức tranh đẹp và sống động ở vùng nước đỏ U Minh.

Vùng đất Cà Mau đã được thiên nhiên ưu ái cho nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Du khách đến Cà Mau rồi thì lưu luyến mãi, không muốn quay về chốn thành đô đầy khói bụi nữa. Trong trái tim của những người khách lạ luôn lưu giữ hình ảnh những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn cùng tiếng vỗ về thuỷ chung của biển khơi.

– Thủ tục cấp hộ chiếu
– Đại sứ quán các nước tại Hà Nội
– Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
– Điều khoản đặt dịch vụ

Tổng hợp có lựa chọn bởi Asia First Travel (TICO GROUP) www.ticogroup.com