USB là gì? USB có chức năng và cấu tạo như thế nào?
Ngày nay, khi nhắc đến USB, đa phần mọi người thường nghĩ đó là một thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu quen thuộc và phổ biến. Tuy nhiên, cổng giao tiếp USB là gì và có những chức năng nào khác? Hãy cùng Marketingtrongtamtay tìm hiểu thêm về khái niệm này trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
USB là gì?
Cụ thể hơn, USB là gì? USB là từ viết tắt của cụm từ Universal Serial Bus, là một chuẩn kết nối tuần tự đa dụng trong máy tính. USB được sử dụng để kết nối những thiết bị ngoại vi với máy tính. Thông thường, chúng được thiết kế dưới dạng đầu cắm cho các thiết bị có tuân theo chuẩn cắm và chạy mà tính năng cắm nóng thiết bị (ngắt và nối thiết bị không cần khởi động lại hệ thống).
USB là thiết bị gì? – USB là cổng gì? (Nguồn: Internet)
>> Đọc thêm: Mạng LAN là gì? Những điều cơ bản bạn cần biết về mạng LAN
Những chức năng chính của USB
Khi đã hiểu rõ USB là gì, dưới đây là ba chức năng chính mà cổng giao tiếp này đem lại cho người dùng:
Sửa chữa máy tính
Đa phần các máy tính được sản xuất trong thời gian gần đây đều sẽ cho phép khởi động từ ổ USB flash. Điều này nghĩa là sau khi cắm USB vào máy và tiến hành khởi động, người dùng hoàn toàn có thể thao tác, sửa chữa với hệ điều hành hoặc những phần mềm bị lỗi trên máy tính. Hơn thế nữa, một số loại USB còn cho phép người dùng lưu và cập nhật BIOS mà trước đây chỉ có thể được thao tác qua đĩa mềm.
Quản trị hệ thống
Chức năng này rất phổ biến với những người quản trị mạng và hệ thống. Bằng việc lưu lại một bộ thiết lập từ máy tính đầu tiên vào USB, sau đó, bạn chỉ cần cắm USB đó vào máy tính, bộ thiết lập này sẽ được sao chép đồng thời áp dụng ngay cho máy tính mới. Lúc này, người dùng không cần phải tự tay thiết lập lại. Điều này sẽ đảm bảo tất cả máy tính sẽ có cùng một bộ thiết lập giống hệt nhau mà không có sai sót hoặc nhầm lẫn nào.
Chìa khóa điện tử
Với những hệ thống máy tính yêu cầu tính bảo mật cao, USB còn đóng vai trò như một chiếc chìa khóa điện tử để khởi động hệ thống hoặc một phần mềm nào đó trên máy. Một số hãng viết phần mềm còn sử dụng USB được thiết kế riêng biệt để kích hoạt trong mỗi lần sử dụng phần mềm. Việc này sẽ giúp tránh sự sao chép cũng như sử dụng trái phép những phần mềm đó.
Sao lưu dữ liệu riêng tư
Với USB, bạn có thể biến toàn bộ ổ đĩa này thành một phân vùng được mã hóa bảo mật nhằm lưu giữ dữ liệu cá nhân an toàn. Bên cạnh đó, bạn cũng được cung cấp những tùy chọn khác để USB khởi động bình thường nhưng có chứa một phân vùng riêng biệt. Nó có thể mã hóa mọi tập tin được đặt trong nó. Nếu bạn muốn tăng cường thêm bảo mật, hãy đặt mật khẩu để bảo vệ phân vùng này.
Phân loại USB theo hình dạng đầu kết nối
USB-A (Loại A)
Đầu nối USB A này có hình dạng chữ nhật với độ dài khoảng 1,4 cm (9/16 inch) và chiều cao 0,65 cm (1/4 inch). Đây là loại cổng USB phổ biến nhất hiện nay, thường được sử dụng cho bàn phím có dây và chuột.
Phân loại USB (Nguồn: Internet)
USB-B (Loại B)
USB-B it phổ biến hơn loại A và có dạng gần như hình vuông. Loại cổng USB này thường được sử dụng trên các máy tính, bộ định tuyến, máy in và máy chơi game.
Micro USB
Đây được coi là phiên bản mới của cả cổng giao tiếp USB-A và B. Loại cổng này được dùng phổ biến trên các thiết bị di động. Bên cạnh đó, cổng micro USB được tìm thấy trên một số thiết bị đời cũ hơn, như thiết bị ngoại vi máy tính và máy ảnh ảnh kỹ thuật số. Tuy nhiên, hiện nay, cổng mini USB gần như đã được thay thế bằng cáp micro-USB và USB-C.
USB-C (Type C)
Cổng USB-C thường có kích thước 0,84 cm x 0,26cm và là loại cổng mới nhất tính đến hiện tại. Nó phổ biến nhất trên các thiết bị di động với kích thước có vẻ mỏng và nhỏ gọn hơn. Đặc điểm nổi bật của loại cổng này là có thể đảo ngược mà vẫn cắm vừa vào các thiết bị.
>> Đọc thêm: File APK là gì? Cách để cài đặt file APK trên thiết bị Android
Kết luận
Marketingtrongtamtay đã chia sẻ đến bạn về khái niệm cổng giao tiếp USB là gì cũng như những chức năng chính và phân loại của nó. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn lựa chọn được và sử dụng đúng loại cáp USB phù hợp với thiết bị nhằm phát huy tốc độ truyền tải dữ liệu và tránh làm hư hại thiết bị.
Rate this post