Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giảng dạy – học trong dạy học trực tuyến tiểu học
Ứng
dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập trong dạy học
trực tuyến
Với
diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid -19, cho đến thời điểm này, hơn 20 triệu
học sinh, sinh viên và gần 2 triệu nhà giáo chưa thể quay lại trường học để học
tập và giảng dạy trực tiếp.
Để
thích ứng với bối cảnh này, ngành giáo dục đã chuyển đổi hình thức dạy – học trực
tiếp sang dạy học trực tuyến như một xu thế tất yếu, một nhiệm vụ quan trọng
trong năm học này. Vậy, làm thế nào để chất lượng dạy và học được đảm bảo, để mỗi
tiết học đều gây được hứng thú, thu hút học sinh và tạo cho các em tâm lí mong
đợi, hào hứng khi học tập.
Tôi
cho rằng, ứng dụng tốt công nghệ thông tin chính là một trong những chiếc chìa
khóa để mở ra một môi trường học tập chủ động, tích cực trong thời đại 4.0 hiện
nay.
1. Ưu điểm của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Là
một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, trải qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy
ưu điểm vượt trội của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
–
CNTT đặc biệt là sự phát triển của internet đã mở ra một kho kiến thức, học liệu
vô cùng đa dạng và phong phú mà GV có thể tham khảo, học hỏi một cách chủ động,
linh hoạt.
–
Ứng dụng CNTT vào dạy học giúp mỗi bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn và dễ
tiếp thu hơn đối với học sinh, tạo cho học sinh sự hào hứng, thu hút trong học
tập, khiến mỗi tiết học không còn nhàm chán, đơn điệu. Có thể thấy ngay trong một
tiết dạy, nếu như GV biết lồng ghép khéo léo trò chơi học tập, biết tăng tương
tác giữa thầy và trò bằng việc sử dụng “chat” để thảo luận hay chiếu bài làm học
sinh để nhận xét trực tiếp thì chắc chắn HS và thậm chí cả PHHSsẽ tập
trung và thu hút hơn rất nhiều.
–
Có rất nhiều những phần mềm, công cụ dạy học trực tuyến đã hỗ trợ cho GV trong
việc quản lí lớp học, giảng dạy như: phần mềm dạy học trực tuyến Zoom, GG
classroom, pablet, các hình thức hỗ trợ dạy – học trực tuyến khác như trao đổi
qua zalo, xây dựng bài giảng điện tử, ôn luyện, kiểm tra đánh giá qua GG Form,
hay các công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến khác đang rất được phổ biến như:
Quizzi, blooket, kahoot, educandy, classDojo…
2. Những khó khăn trong việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy trực tuyến
Việc
ứng dụng CNTT trong dạy học cũng gặp phải những khó khăn phải kể đến như:
–
Khách quan:
+ Để có được những bài giảng trực tuyến tốt đòi hỏi GV cũng phải bỏ ra rất nhiều
công sức, tâm huyết và đầu tư, thậm chí còn vất vả không kém việc dạy học trực
tiếp. Việc ứng dụng CNTT cũng đòi hỏi GV trong trường cần được cung cấp các thiết
bị, máy móc tốn kém.
+ Các phần mềm, công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến đều có những nổi bật và hạn
chế, không thể đáp ứng được hết tất cả các yêu cầu của cả GV và HS trong quá
trình dạy học.
+ Các thách thức khác cũng khiến cho việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy gặp khó
khăn như điều kiện học tập của HS còn gặp khó khăn về thiết bị, đường truyền mạng
không ổn định, các em HS nhỏ còn phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của cha mẹ.
–
Chủ quan: Khả năng sử dụng CNTT, kĩ năng ứng dụng linh hoạt CNTT trong GV chưa
đồng đều, còn hạn chế.
3. Giải pháp khắc phục.
3.1 Từ phía nhà trường
Với
những nhược điểm và khó khăn trong việc ứng dụng CNTT, trường TH Ba Đình đã làm
tốt công tác nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến bằng rất nhiều những việc
làm thiết thực, đạt hiệu quả rõ rệt như:
– Bằng sự sắp xếp và quản lí phù hợp, nhanh chóng, 100% GV trong trường đều có
máy tính xách tay để sử dụng trong dạy học trực tuyến. Nhà trường luôn động
viên, hỗ trợ kịp thời, khích lệ GV đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy và học.
– Nhà trường còn tham gia tích cực cuộc vận động “Sóng và máy tính cho em” hỗ
trợ các em HS còn khó khăn, trao tặng 8 bộ máy tính cũ còn sử dụng được cho các
em có hoàn cảnh khó khăn.
– Ban giám hiệu nhà trường cũng đã rất nhạy bén khi đã có sự phân công các GV
trẻ, giỏi CNTT phân bố đều 5 khối lớp để làm công tác truyền thông và hỗ trợ
CNTT trong khối mình.
3.2. Từ phía tổ chuyên môn:
Với
tổ chuyên môn khối 3, đồng chí khối trưởng và các GV khối viên luôn nhiệt tình
và tâm huyết trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học, tiết kiệm thời gian, công
sức mà bài giảng vẫn thật hiệu quả. Tổ chuyên môn khối 3 đã luôn họp chuyên môn
mỗi khi cần bên cạnh lịch sinh hoạt đã có. Đồng chí khối trưởng luôn có sự phân
công cụ thể, chia nhỏ công việc đến từng GV một cách rõ ràng, để cùng nhau góp
ý, xây dựng bài giảng chung, thống nhất về chuyên môn và hỗ trợ nhau trong việc
sử dụng CNTT.
3.3 Từ phía bản thân GV
Trải
qua thực tế giảng dạy, nhận thấy những ưu điểm tuyệt vời của CNTT trong dạy học,
tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm để nâng cao kĩ năng CNTT trong dạy học trực
tuyến như sau:
–
Mỗi GV cần tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng CNTT một cách nghiêm túc
với tinh thần học hỏi cao, áp dụng nhanh chóng các kĩ năng CNTT được học vào thực
tế để nắm bắt, điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của lớp
mình.
–
Biết khai thác các tài nguyên trên internet có chọn lọc như: violet,
tailieu.vn, các trang hội nhóm CNTT trên Facebook…
–
Sử dụng phối kết hợp đa dạng các phần mềm dạy học và công cụ hỗ trợ dạy học trực
tuyến hợp lí, vừa tạo môi trường học tập trực tuyến phong phú, không đơn điệu,
vừa để các phần mềm có sự hỗ trợ cho nhau, giúp GV chủ động, linh hoạt trong quản
lí và giảng dạy. Một số phần mềm và công cụ chúng ta đang sử dụng tương đối ổn
như: phần mềm dạy học Zoom, bài giảng điện tử Powpoint, quản lí lớp học GG
classroom, xây dựng thư viện, học liệu bằng Pablet, kiểm tra đánh giá qua GG
Form và một số công cụ khác hỗ trợ luyện tập, trò chơi trực tuyến như Quizzi.
–
GV cần dựa trên điều kiện của lớp, của HS để sử dụng phần mềm và các công cụ dạy
học trực tuyến sao cho phù hợp, không nên cứng nhắc, không quá tạo áp lực lên
HS và PH.
Trên
đây là một số ý kiến và chia sẻ của tôi về việc nâng cao ứng dụng CNTT trong dạy
học trực tuyến. Tôi tin rằng, một năm học dù có nhiều thử thách nhưng khi chúng
ta biết phát huy những mặt mạnh, tích cực thay đổi, áp dụng tốt những ưu điểm của
công nghệ TT 4.0 vào giảng dạy và phối hợp chặt chẽ với PHHS thì nhiệm vụ dạy
và học vẫn luôn được đảm bảo và còn không ngừng được nâng cao về chất lượng.