Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học – Xu thế tất yếu thời 4.0 | KTPM

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là xu hướng tất yếu của thời đại 4.0. Nhờ có công nghệ thông tin mà việc giảng dạy trở nên đơn giản, hiệu quả hơn, mang đến nhiều lợi ích cho cả thầy và trò. Vậy cụ thể công nghệ thông tin đang được vận dụng như thế nào trong hoạt động dạy học và những lợi ích mà nó mang lại là gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây của kienthucphanmem.com để tìm hiểu nhé.

Tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là gì?

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là hoạt động đầu tư mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ công việc giảng dạy, học tập của các giáo viên và học sinh, sinh viên. Những trang thiết bị tiên tiến này là công cụ trợ giúp đắc lực để việc dạy và học trong nhà trường đạt hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin trong môi trường giáo dục còn là việc tận dụng những phần mềm hỗ trợ học tập, giảng dạy như Excel, Word, PowerPoint… kết hợp với việc khai thác các tài nguyên trên mạng Internet. Điều này giúp cho các giảng viên phát triển các giáo án điện tử chất lượng và học sinh, sinh viên có thể nghiên cứu, tham khảo thông tin cũng như trau dồi kiến thức cho bản thân.

Các mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

Hiện nay có 4 mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập và giảng dạy, đó là:

  • Mức độ 1: Giáo viên và học sinh sử dụng công nghệ thông tin để soạn thảo giáo án, nghiên cứu, thu thập, in ấn tài liệu… Ở mức độ này, CNTT chưa được ứng dụng trong mỗi tiết học của các môn học.
  • Mức độ 2: Ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ một công việc nào đó trong quá trình dạy và học.
  • Mức độ 3: Các giảng viên dùng những phần mềm hỗ trợ dạy học để xây dựng một khóa học, một chủ đề hoặc một tiết học.
  • Mức độ 4: Công nghệ thông tin được ứng dụng trong tất cả các khâu dạy và học.

Tại sao việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là cần thiết?

Trong kỷ nguyên 4.0 hiện nay, công nghệ thông tin đã và đang xuất hiện trong mọi mặt đời sống kể cả lĩnh vực giáo dục. Dưới đây là tầm quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục:

Góp phần cải cách phương pháp giảng dạy

Lối giáo dục “thầy đọc, trò chép” truyền thống giờ đây đã không còn phù hợp. Ngày nay học sinh, sinh viên được khuyến khích gia tăng tương tác với giáo viên và tích cực tham gia xây dựng bài giảng. Chỉ có như vậy, học sinh mới không mắc bệnh “ỷ lại”, “lười suy nghĩ” mà chủ động khám phá kiến thức mới.

Nhờ có các trang thiết bị công nghệ mà tương tác hai chiều giữa thầy và trò được nâng cao. Học sinh có thể lên mạng Internet để tra cứu thêm thông tin và đóng góp ý kiến cho bài giảng. Giáo viên cũng có thể khuyến khích học sinh tham gia tích cực hơn bằng cách tạo ra những trò chơi nho nhỏ với PowerPoint. Đặc biệt, hiện nay còn có rất nhiều phần mềm dạy học, trình chiếu giúp các giảng viên không phải ghi chép trên bảng một cách thủ công mà có thể dành nhiều thời gian nghiên cứu sâu hơn về kiến thức.

Chủ động thích nghi với mọi tình huống

Thời kỳ 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến ngành giáo dục với sự bùng nổ của mạng Internet và các thiết bị công nghệ như smartphone, máy tính. Chính vì vậy, những người làm trong lĩnh vực giáo dục cũng như các học sinh, sinh viên cần chủ động thích ứng với xu hướng chuyển đổi công nghệ số mạnh mẽ này.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cũng là cách để ứng phó trước bất cứ tình huống xấu nào có thể xảy ra. Điển hình là khi bùng phát đại dịch Covid-19, chính mạng Internet và các thiết bị công nghệ đã giúp cho việc học tập của học sinh không bị gián đoạn. Chính vì vậy, kể cả sau khi dịch Covid-19 đã được kiểm soát thì mô hình học trực tuyến đến nay vẫn được duy trì và nhân rộng.

Xem thêm: Top 10 Phần mềm học trực tuyến của Bộ Giáo Dục khuyên dùng

Ưu nhược điểm của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Trên thực tế, việc ứng dụng CNTT trong dạy và học không chỉ có những mặt tích cực mà vẫn tồn tại một số hạn chế:

Ưu điểm

  • Các bài giảng được thiết kế với đầy đủ nội dung đi kèm hình ảnh trực quan, video minh họa giúp kích thích đa giác quan của học sinh
  • Thúc đẩy khả năng tưởng tượng, tư duy của học sinh, khuyến khích người học chủ động tìm hiểu kiến thức
  • Tăng cường tương tác hai chiều giữa giáo viên và học sinh
  • Học sinh nhận được nhiều sự trợ giúp hơn của các giáo viên thông qua Internet và mạng xã hội
  • Khơi gợi tinh thần tự giác học tập và sự hứng thú tìm tòi kiến thức mới của người học
  • Học tập và giảng dạy mọi lúc, mọi nơi, vượt qua các rào cản về địa lý

Nhược điểm

  • Nhiều kiến thức tìm được trên mạng Internet bị sai lệch, chưa được kiểm chứng
  • Không phải môn học nào, bài giảng nào cũng có thể áp dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả
  • Công nghệ hiện đại gây nhiều khó khăn cho các giáo viên lớn tuổi trong việc làm quen và sử dụng
  • Cơ sở vật chất không đồng bộ hoặc chưa được đầu tư bài bản gây ra sự khập khiễng giữa các nhà trường
  • Khi tham gia học online, một bộ phận học sinh có tâm lý học đối phó và trở nên lười biếng, không tự giác học tập
  • Chưa có cơ chế quản lý hoạt động học tập – giảng dạy online một cách chuyên nghiệp và đồng bộ

Những lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Dễ tiếp cận với lượng kiến thức khổng lồ

Ngày nay chỉ cần có thiết bị kết nối mạng Internet thì cả giáo viên và học sinh đều có thể dễ dàng tiếp cận với một kho tàng kiến thức khổng lồ thuộc mọi lĩnh vực. Đây là nguồn tài nguyên số vô tận và thậm chí nhiều kiến thức còn được chia sẻ hoàn toàn miễn phí.

Vì vậy, những học sinh không có điều kiện chi trả học phí cũng có thể tự mình nghiên cứu, tìm tòi. Ngoài ra, các giáo viên cũng có thể tự bồi dưỡng thêm kiến thức của bản thân hoặc tham khảo các ebook, giáo án điện tử trên mạng để tìm được phương pháp giảng dạy phù hợp.

Tạo điều kiện thích nghi tốt hơn với công nghệ

Công nghệ đang phát triển nhanh chóng và không ai có thể nằm ngoài sự phát triển này. Vì vậy công nghệ thông tin cần được giới thiệu đến trẻ nhỏ từ bậc tiểu học để các em không bị bỡ ngỡ. Khi trưởng thành, các học sinh sẽ dễ dàng thích nghi và đáp ứng yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, việc sử dụng thành thạo công nghệ cũng giúp học sinh phát triển nhiều kỹ năng như: Kỹ năng nghiên cứu, thu thập và chọn lọc thông tin, kỹ năng làm việc độc lập, tư duy phân tích và phán đoán…

Tổ chức các khóa học trực tuyến

Học tập trực tuyến là một trong những lợi thế lớn mà công nghệ thông tin mang lại. Việc đăng ký học online giúp người học cân đối thời gian hợp lý hơn, có thể học tập bất cứ khi nào rảnh rỗi, tiết kiệm công sức, thời gian và tiền bạc. Những chi phí như tổ chức thi cử, in ấn tài liệu, bài thi, giáo trình… cũng sẽ được cắt giảm tối đa. Đặc biệt hiện nay, có rất nhiều phần mềm còn giúp chấm điểm bài thi một cách chính xác và khách quan, giúp hạn chế gian lận thi cử.

Nâng cao chất lượng bài giảng

Ngày nay thay vì giảng dạy thông qua hình thức đọc chép thì các giáo viên có thể xây dựng bài giảng sinh động hơn với sự trợ giúp của công nghệ. Kiến thức sẽ được truyền tải sinh động nhờ có các hình ảnh, video, âm thanh… minh họa.

Có thể nói việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên công nghệ cũng cần được vận dụng một cách bài bản hơn với các cơ chế, quy định phù hợp để mang đến lợi ích cao nhất cho người dạy và học.

Ban biên tập: Kiến Thức Phần Mềm

1/ Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hiện nay là gì?

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập vẫn còn nhiều hạn chế như:
●     Sự chênh lệch về trình độ CNTT giữa các cá nhân cũng như bộ phận đơn vị của Nhà trường
●     Khai thác chưa hiệu quả cơ sở hạ tầng phục vụ CNTT
●     Hạ tầng kỹ thuật lạc hậu, chưa được nâng cấp sửa chữa
●     Hệ thống phần mềm, các trang thông tin điện tử chưa được khai thác sử dụng hiệu quả
●     Công tác truyền thông khuyến khích nhân rộng ứng dụng CNTT trong giảng dạy chưa hiệu quả

2/ Ví dụ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học?

Có rất nhiều ví dụ về việc ứng dụng CNTT trong dạy học như:
●     Giảng dạy bằng máy chiếu và màn hình
●     Sử dụng các loại sách kỹ thuật số trong giảng dạy
●     Học tập trực tuyến thông qua thiết bị kết nối Internet
●     Triển khai sổ liên lạc điện tử cập nhật thông tin liên tục cho các phụ huynh

3/ Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là gì?

Có một số giải pháp giúp ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy và học như:
●     Nâng cao nhận thức và kỹ năng CNTT của đội ngũ giáo viên
●     Tổ chức các kế hoạch dự giờ ứng dụng CNTT trong giảng dạy
●     Nâng cao chất lượng của cơ sở vật chất phục vụ CNTT
●     Tổ chức các buổi đánh giá kết của của việc ứng dụng CNTT trong dạy học

4/ Các phần mềm giáo dục nào tốt nhất hiện nay?

Các phần mềm giáo dục tốt nhất hiện nay có thể kể đến như Avina Authoring Tools, iA Writer, Geometer’s Sketchpad, Prezi, Edraw Mind Map, Mona eLMS….

5/ Học online trên những nền tảng nào?

Có nhiều nền tảng học tập, giảng dạy online để bạn lựa chọn như Google Classroom, Skype, Google Hangout, Microsoft Teams, Zoom Cloud Meeting…

5/5 – (1 bình chọn)

Xổ số miền Bắc