Ứng dụng của sóng dừng là

Trong vật lý, sóng dừng, hay còn được gọi là sóng đứng, sóng tĩnh là một loại sóng dao động theo thời gian nhưng có biên độ đỉnh sóng không di chuyển trong không gian. Vậy ứng dụng của sóng dừng là gì? Mời các bạn trả lời câu hỏi sau cùng Top lời giải nhé

A. Xác định chiều dài sợ dây.

B. Xác định tần số của nguồn.

C. Xác định bước sóng.

D. Xác định tốc độ truyền sóng.

Trả lời

Đáp án đúng: D. Xác định tốc độ truyền sóng.

Ứng dụng của sóng dừng là xác định tốc độ truyền sóng.

>>> Xem thêm: Sóng dừng

Ứng dụng của sóng dừng gồm có

Đo bước sóng

Đo tốc độ truyền sóng

Trong sóng dừng luôn có một điểm đứng yên gọi là nút và một số điểm luôn luôn dao động với biên độ cực đại gọi là bụng.

Nút sóng là những điểm dao động với biên độ cực tiểu

Bụng sóng là những điểm dao động với biên độ cực đại

Khoảng cách giữa hai nút sóng hay hai bụng sóng liên tiếp là λ/2

Khoảng cách giữa hai nút sóng hay hai bụng sóng bất kì là kλ/2

Khoảng cách giữa bụng sóng và nút sóng liên tiếp là λ/4

Khoảng cách giữa một bụng và một nút bất kì là: kλ/2+λ/4

Tốc độ truyền sóng: v=λf=λ/T

Sóng dừng chính là kết quả giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ. Với hai ứng dụng Ứng dụng của sóng dừng là xác định tốc độ truyền sóng và đo bước sóng.

 

Ứng dụng của sóng dừng là

Câu 1. Ta quan sát thấy hiện tượng gì khi trên dây có sóng dừng?

A. Tất cả phần tử dây đều đứng yên.

B. Trên dây có những bụng sóng xen kẽ với nút sóng.

C. Tất cả các điểm trên dây đều dao động với biên độ cực đại.

D. Tất cả các điểm trên dây đều chuyển động với cùng tốc độ.

Đáp án đúng: B. Trên dây có những bụng sóng xen kẽ với nút sóng.

Câu 2. Khi có sóng dừng trên sợi dây đàn hồi thì:

A. Tất cả các điểm của dây đều dừng dao động.

B. Nguồn phát sóng dừng dao động.

C. Trên dây có những điểm dao động với biên độ cực đại xen kẽ với những điểm đứng yên.

D. Trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới thì dừng lại.

Đáp án đúng: C. Trên dây có những điểm dao động với biên độ cực đại xen kẽ với những điểm đứng yên

Câu 3. Sóng dừng xảy ra trên dây đàn hồi cố dịnh khi:

A. Chiều dài của dây bằng một phần tư bước sóng.

B. Chiều dài bước sóng gấp đôi chiều dài của dây.

C. Chiều dài của dây bằng bước sóng.

D. Chiều dài bước sóng bằng một số lẻ chiều dài của dây.

Đáp án đúng: B. Chiều dài bước sóng gấp đôi chiều dài của dây.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì tất cả các điểm trên dây đều dừng lại không dao động.

B. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì nguồn phát sóng ngừng dao động còn các điểm trên dây vẫn dao động.

C. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây có các điểm dao động mạnh xen kẽ với các điểm đứng yên.

D. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới bị triệt tiêu.

Đáp án đúng: C. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây có các điểm dao động mạnh xen kẽ với các điểm đứng yên.

Câu 5. Hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng bao nhiêu?

A. Bằng hai lần bước sóng.

B. Bằng một bước sóng.

C. Bằng một nửa bước sóng.

D. Bằng một phần tư bước sóng.

Đáp án đúng: C. Bằng một nửa bước sóng.

————————-

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về Ứng dụng của sóng dừng . Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!

Xổ số miền Bắc