Ưu và nhược điểm 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp hiện nay

Văn hóa doanh nghiệp của mỗi công ty sẽ khác nhau tạo ra bản sắc riêng làm nên thương hiệu nổi tiếng của riêng mình. Hiện nay được chia ra làm 4 mô hình văn hóa phổ biến. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu sâu hơn về 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp này nhé!

1. 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Trên thế giới đã hình thành rất nhiều mô hình văn hóa doanh nghiệp và được áp dụng với từng loại hình hoạt động của công ty. Nhưng nhìn chung thì có thể phân hành bốn mô hình văn hóa doanh nghiệp tiêu biểu:

1.1. Mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình

Văn hóa gia đình là một mô hình thiên về con người và thứ bậc. Nó là một dàng mô hình hướng về quyền lực, người lãnh đạo đóng vai trò là người chủ lực của gia đình, có trách nhiệm chăm lo cho các thành viên khác và đòi hỏi sự trung thành của các thành viên. Thông thường, người có kinh nghiệm, lớn tuổi, người nắm vị trí cấp cao sẽ có quyền quyết định hơn và đóng vai trò cốt lõi trong doanh nghiệp.

Mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình Mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình

– Ưu điểm: mô hình doanh nghiệp gia đình giúp tạo sự gắn kết giữa các cá nhân bởi sự trung thành và truyền thống văn hóa. Thành công được các doanh nghiệp xác định bởi 2 yếu tố là giải quyết tốt các nhu cầu của khách hàng và nhân viên hạnh phúc với công việc.

– Nhược điểm: đối với công ty càng lớn thì mô hình này càng khó khăn. Khi có những ý kiến bất đồng hoặc mẫu thuẫn giữa cấp trên và cấp dưới những theo mệnh lệnh lời của cấp trên luôn đúng thì rất dễ gây mâu thuẫn, ảnh hưởng tới công việc.

Đối với mô hình này sẽ phù hợp với các công ty có xu hướng muốn đưa môi tường doanh nghiệp trở thành “khép kín” và chú trọng hơn vào nền văn hóa bản địa.

Ví dụ điển hình về mô hình văn hóa doanh nghiệp như các doanh nghiệp tại Hàn Quốc đều đa số áp dụng mô hình này. Họ đã vận dụng một cách khéo léo để thể hiện được sự quan tâm của doanh nghiệp đối với nhân viên như gia đình bằng cách: quan tâm đến việc học hành của con cái, ma chay, hiếu hỷ,… đều được doanh nghiệp có các khoản trợ cấp đặc biệt. Bằng những cách đó, doanh nghiệp đang cố gắng để cho nhân viên của mình có thể yên tâm với công việc của mình ở doanh nghiệp, bồi dưỡng quan hệ tình cảm giữa chủ doanh nghiệp đối với nhân viên như một gia đình gắn bó khắng khít.

Mô hình văn hóa doanh nghiệp tại Hàn Quốc Mô hình văn hóa doanh nghiệp tại Hàn Quốc

1.2. Mô hình văn hóa doanh nghiệp tháp Eiffel

Trong 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp thì mô hình này thiên về nhiệm vụ và tôn trọng thứ bậc. Được ví như tháp Eiffel nghĩa là mô hình doanh nghiệp sẽ sẽ hình tháp nhiều tầng và mỗi tầng tương ứng với một nhiệm vụ riêng được phân cấp từ trên xuống dưới và quy định rõ ràng trong bản quy chế và mô tả công việc để đảm bảo được sự vững chắc của tòa tháp. Các nhà lãnh đạo cũng sẽ điều khiển dựa trên sự phối hợp và tổ chức dựa trên hiệu quả công việc. Đối với mô hình này thì việc giữ cho tổ chức có thể hoạt động một cách trơn tru là điều quan trọng nhất.

– Ưu điểm: văn hóa trong doanh nghiệp sẽ được thiết lập trên các quy tắc và chính sách đồng nhất giữ cho tổ chức phát triển ổn định. Các mục tiêu dài hạn là sự ổn định kết hợp với mục tiêu ngắn hạn để kiểm soát các quy trình, công cụ chất lượng tạo ra kết quả. Do đó, việc quản lý nhân sự sẽ tập trung chủ yếu vào KPIs và hiệu suất.

Mô hình văn hóa doanh nghiệp tháp Eiffel Mô hình văn hóa doanh nghiệp tháp Eiffel

– Nhược điểm: cách tiếp cận của mô hình này khá khô khan mà không tạo ra cảm hứng cho người thử nghiệm. Điều này dẫn đến cho nhân viên thiếu niềm đam mê và khó chịu vì môi trường làm việc quá cứng nhắc. Do vậy, mô hình này phù hợp với các công ty về sản xuất bởi cần quản trị bằng sức mạnh và sự quyết đoán.

Mô hình văn hóa tháp Eiffel được sử dụng rất phổ biến ở Đức. Điều này được thể hiện trong việc tuân thủ các nguyên tác kinh doanh, làm việc theo sự vận hành và có tổ chức từ trên xuống dưới để giảm đi các phương án dự phòng cho các tình huống phát triển trong quá trình diễn biến của sự việc. Người Đức không thì sự bất ngờ nên những thay đổi đột xuất trong các thương vụ kinh doanh thường không được họ chào đón.

1.3. Mô hình văn hóa doanh nghiệp tên lửa dẫn đường

Ngược lại với mô hình văn hóa gia đình thì mô hình văn hóa tên lửa dẫn đường thiên về nhiệm vụ và phân quyền nhiều hơn. Do vậy mà nó chú trọng đến sự bình đẳng ở nơi làm việc, định hướng vào công việc, tạo môi trường làm việc năng động, sáng tạo và sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro.

– Ưu điểm: mô hình tên lửa dẫn đường thiên về sự sáng tạo và đổi mới nên được nhấn mạnh với các mục tiêu dài hạn là phát triển và tạo ra các nguồn lực mới. Bởi lẽ đó mà việc sáng tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ được coi là sự thành công đối với doanh nghiệp. Điều đó giúp cho nhân viên có thể thúc đẩy sáng kiến và phát triển tự do trong môi trường doanh nghiệp.

Mô hình văn hóa doanh nghiệp tên lửa dẫn đường Mô hình văn hóa doanh nghiệp tên lửa dẫn đường

– Nhược điểm: văn hóa tên lửa dẫn đường có thể khiến cho nhân viên bị thiếu phương hướng và trách nhiệm khó cho việc quản lý của doanh nghiệp. Do vậy mà mô hình này chỉ được áp dụng cho các doanh nghiệp làm theo dự án hoặc nhóm.

Điển hình áp dụng mô hình này đó là cơ quan hành không vũ trụ quốc gia (NASA) đã tiên phong lập nhóm dự án làm việc trong tàu thăm dò vũ trụ. Để hoàn thành được nhiệm vụ hạ cánh mặt trang an toàn thì cần đến 140 kỹ sư khác nhau và không hề có sự thống nhất thứ bậc nào. Tất cả nhiệm vụ và quyền hạn của họ đều ngang nhau và dự án đã thành công tốt đẹp.

1.4. Mô hình văn hóa doanh nghiệp lò ấp trứng

Mô hình này mô tả văn hóa doanh nghiệp như một “lò ấp trứng” để các thành viên có thể tự phát huy hết tất cả khả năng của mình và tự tạo mối quan hệ. Nhân viên được sáng tạo tùy thích, không bị éo buộc bởi bất kỳ nguyên tắc nào và phát huy khả năng tự học, nghiên cứu, tự hoàn thiện bản thân.

– Ưu điểm: với mô hình này, sự nhấn mạnh vào chiến thắng, mục tiêu giữ cho tổ chức luôn hoạt động cùng nhau. Môi trường làm việc thoải mái giúp nhân viên có thể thỏa sức sáng tạo, phong cách tổ chức văn hóa doanh nghiệp dựa trên sự cạnh tranh để thúc đẩy nhân viên phát triển bản thân.

Mô hình văn hóa doanh nghiệp lò ấp trứng Mô hình văn hóa doanh nghiệp lò ấp trứng

– Nhược điểm: cường độ làm việc mạnh có thể dẫn đến sự cạnh tranh cao giữa các nhân viên và họ sẽ cảm thấy áp lực luôn ở bên. Mô hình này thích hợp cho các doanh nghiệp thiên về sự sáng tạo, thiết kế, công nghệ,…

Một ví dụ điển hình về mô hình ăn hóa lò ấp trứng đó chính là Facebook. Dựa trên lời khuyên răn của nhà sáng tập ra nền tảng mạng xã hội này Mark Zuckerberg muốn truyền tải là di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ giúp nhân viên không bị ràng buộc bởi các quy định để có thể tự phát triển bản thân.

Xem thêm: 7 đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp

2. Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò thế nào?

Những tập đoàn lớn về công nghệ như facebook, google,.. đã tạo lối đi riêng cho mình bằng cách cung cấp những lợi ích độc đáo cho chính nhân viên và khách hàng của mình. Trong khi đó, các công ty khởi nghiệp cũng đang nhanh chóng chuyển dịch các quy tắc văn hóa doanh nghiệp để tối ưu dịch vụ dành cho nhân viên và khách hàng với chi phí hợp lý.

Đã từ nhiều thập kỷ trước, văn hóa doanh nghiệp lấy con người làm trung tâm và được báo trước là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Và ở thời điểm hiện tại thì sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thì con người chính là chìa khóa dẫn đến sự thành công cho doanh nghiệp.

 Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò thế nào  Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò thế nào

Vậy văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò như thế nào? Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi giúp nhân viên hiểu được giá trị của bản thân đối với doanh nghiệp. Từ đó giúp khích lệ tinh thần cho mọi người làm việc hết mình, quên thời gian. Thêm vào đó văn hóa doanh nghiệp tạo động lực cho mọi người tạo nên khí thế của một tập thể chiến thắng, cùng chung mục tiêu làm việc giúp cho mọi người vượt qua các giai đoạn thử thách, khó khăn cùng công ty.

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn có thể hiểu về những ưu – nhược điểm đối với 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp hiện nay. Tất cả những mô hình này đều có sự kết hợp của nhiều yếu tố tích cực tùy thuộc vào mục tiêu đặc thù của doanh nghiệp và kết quả nhận được là sự thành công của doanh nghiệp. Do vậy các doanh nghiệp nên lấy con người làm trọng tâm để xây dựng văn hóa phù hợp đối với đặc thù công việc của doanh nghiệp mình.

Tìm hiểu chi tiết về 7 đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp luôn luôn là một khía cạnh được nhiều người quan tâm bất kể người đó đừng từ phía góc độ của người quản lý doanh nghiệp hay là một nhân viên làm việc cho một doanh nghiệp. Click vào bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp nhé!

Đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp

Chia sẻ: