VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI NAM BỘ – CƠ SỞ LÝ LUẬN Văn hóa ẩm thực 1.1. Ẩm thực: “Ẩm thực chính là – Studocu
VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI NAM BỘ
Mục lục bài viết
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Văn hóa ẩm thực
1.1.1. Ẩm thực:
“Ẩm thực chính là biểu tượng của tình yêu khi ta không tìm ra từ ngữ nào để diễn tả.” – Alan D.Wolfelt từng nhận định. Có thể nói ẩm thực là tiếng dùng để khái quát nói về việc ăn và uống bao gồm cả cách chế biến, bày biện và thưởng thức từng món ăn, thức uống từ đơn giản, đạm bạc đến cầu kỳ, mỹ vị. Mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng riêng trong văn hóa ẩm thực, đối với đất Việt, từ xa xưa ông cha ta đã mang ẩm thực vào những câu ca dao tục ngữ, trở thành ý thức văn hóa rất đặc trưng của Việt Nam: “Đói cho sạch, rách cho thơm”; “Lời chào cáo hơn mâm cỗ”; “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Người Việt Nam nổi tiến trọng lễ nghĩa, chuộng hình thức nên các món ăn Việt Nam không chỉ để ăn mà còn để chiêm ngưỡng, để hưởng thức nét tinh tế, tài hoa của người đầu bếp được thể hiện bằng hương vị rất Việt Nam.
Mỗi vùng trên đất nước Việt Nam ngoài những đặc điểm chung, lại có lối ẩm thực riêng mang sắc thái và đặc trung vùng đất đó. Đó là phong tục, thói quen, khí hậu và văn hóa từng vùng. Cái chung, cái riêng cùng hòa trộn khiến phong cách ẩm thực Việt Nam rất phong phú. Bên cạnh những nét ẩm thực rất bình dân, dung dị, đơn giản. Có “ẩm thực sang trọng”, song với đó lại có “ẩm thực vỉa hè”, nhưng không có nghĩa là “ẩm thực vỉa hè” kém giá trị, kém hấp dẫn. Người Việt Nam nổi tiếng bốn phương trong việc sáng tạo các món ăn, và mỗi vùng miền lại có những cách chế biến món ăn khác nhau, cách thưởng thức khác nhau, có những nét đặc trưng riêng và đặc biệt.
Vài nét về văn hóa ẩm thực Nam Bộ
Vùng đất Nam Bộ với địa hình thuận lợi, kênh rạch chằng chịt đã biến nơi đây trở thành vùng đất màu mỡ, đa sinh thái giàu thủy hải sản. Từ những nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú ấy, người dân Nam Bộ đã chế biến thành các món ăn khác nhau làm nên kho tàng văn hóa ẩm thực Nam Bộ đa dạng phong phú.
Đối với nơi đây, yếu tố sông nước gần như là linh hồn của vùng đất màu mỡ này, sông nước mang lại nguồn tài nguyên phong phú đối với văn hóa nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng, góp phần tạo nét đặc sắc riêng, tính phong phú và sáng tạo của kho tàng ẩm thực.
Lịch sử hình thành văn hóa ẩm thực Nam Bộ
Sự hình thành và phát triển
Nói đến tính hoang dã và tính sáng tạo trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ là nói đến đặc tính ăn uống của người Nam Bộ thể hiện trong việc ăn các món có nhiều nguồn gốc từ tự nhiên và sự chế biến các món ăn từ tự nhiên đó thành các món khác nhau. Nói đến vùng đất Nam Bộ, người ta hay nói đến sự trù phú của vùng đất này về các nguồn lợi tự nhiên, vùng đất “làm chơi ăn thiệt”. Đại để là, thiên nhiên ở đây ưu đãi cho con người, con người không phải làm lụng nhiều mà vẫn có cái ăn, cái mặc. Nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, không phải lúc nào vùng đất này cũng ưu ái con người, khoản đãi cho con người nhiều nguồn lợi tự nhiên. Mà trái lại, ngay từ buổi đầu khai phá, những lưu dân đã chiến đấu một cách hết sức gian khổ để khắc phục rất nhiều khó khăn do tự nhiên gây ra. “…
Phần lớn đất đai Nam Bộ vào các thế kỷ XVII-XVIII là rừng hoang cỏ rậm, trũng thấp sình lầy, nên người lưu dân ngoài việc đương đầu với sự khắc nghiệt của thiên nhiên còn phải lo chống lại các loại thú dữ, cá sấu, muỗi mòng, rắn rết, cùng nhiều thứ bệnh tật hiểm ác… Đại bộ phận đất đai còn ở trong tình trạng sình lầy, bị ngập úng vào mùa mưa, thiếu nước ngọt vào mùa khô, nhiều vùng phèn, mặn nghiêm trọng, chính là môi trường để cho nhiều loại chuột bọ, sâu bệnh phá hoại mùa màng phát triển”. Nhiều câu ca dao, chuyện kể đã nói lên nỗi lo sợ của người lưu dân thời bấy giờ trước một khung cảnh thiên nhiên vô cùng lạ lẫm, bí hiểm và đầy đe dọa:
Chèo ghe sợ sấu cắn chưn
Xuống sông sợ đỉa lên rừng sợ ma.
Buổi đầu, khi những lưu dân đặt chân lên vùng đất này thì thiên nhiên ở đây còn rất hoang sơ, rừng hoang cỏ rậm, thú dữ hoành hành. Con người cảm thấy lạ lẫm trước một cảnh quan thiêng nhiên mà ở nơi quê cha đất tổ họ chưa hề gặp phải. Vì vậy, để sinh tồn, ở phương diện ăn uống, họ không thể nào ăn các món ăn truyền thống nơi quê nhà, bởi nguyên vật liệu, các nguồn lương thực họ chưa hề quen biết, nên lúc đầu gặp gì ăn nấy, từ những cây cỏ trên bờ, con cá dưới sông, con chim trên trời… cho đến các loài sinh vật khác. Tính hoang dã trong văn hóa ẩm thực của người Nam Bộ đã định hình từ lúc này.
Điều dễ nhận thấy nhất ở tính hoang dã này là người Nam Bộ ăn rất nhiều rau. Đây là loại thức ăn có sẵn ở ao hồ, vườn ruộng, rất dễ tìm, không cần thiết phải chế biến, chỉ cần hái vào rửa sạch là ăn được. Người ta có thể ăn đủ các loại rau, từ rau đắng, rau dềnh, rau răm, rau thơm, bồ ngót, mồng tơi, rau tập tàng, cải xanh, cải trời, tía tô, hành, hẹ, ngò gai, ngò rí… đến các loại cây, đọt cây, các loại bông, như: bông điên điển, cù nèo, đọt vừng, lá xoài, lá cách… Trong danh mục này, có thứ dùng để ăn sống, có thứ dùng để nấu canh, có thứ luộc lên chấm với cá kho, thịt kho, hay nước chấm.
“Hồi ấy, chưa đủ thời giờ để nuôi gà, vịt, heo. Việc chăn nuôi đòi hỏi nhà cửa ổn định, cũng như ta chưa nghĩ đến việc trồng rau tươi, hoặc chăng là vài cây ớt, bụi sả. Bởi vậy, người đồng bằng và Sài Gòn ăn đủ thứ rau. Rau nào cũng ăn, “không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc” gọi cho gọn là “rau rừng”. Ăn cho vui miệng, miễn là không chết. Nào đọt bần, trái bần chín, đọt chùm ruột, bông súng, bông điên điển, bồn bồn, rau dừa, rau ngổ, kèo nèo, lục bình, đọt xoài, trái xoài non, đọt ổi, đọt cơm nguội, đọt chiếc (chiếc là loại cây nhỏ vùng nước lợ, gần Sài Gòn hãy còn tên cầu Rạch Chiếc), ổi chua, thậm chí trái dừa non cũng xắt ra làm rau”.
Đối với các loài thủy hải sản, ngoài các loại cá, tôm bắt ở ao, đìa, người ta còn ăn cả các loài mang tính hoang dã, như: con còng, con cua, ba khía, chuột, cóc, nhái, ếch, rùa, rắn, lươn, le le, dơi… và thậm chí người ta còn ăn cả một số loài côn trùng như: cào cào, dế… nữa.
Nhưng nổi bật hơn hết trong tính hoang dã này chính là môi trường của việc ăn uống. Người Nam Bộ thường có thói quen chế biến món ăn và ăn ngay tại chỗ, nên tính hoang dã ở đây thể hiện ở việc các món ăn gắn với không gian của một khoảnh vườn, đám ruộng, bờ ao. Món cá lóc nướng trui là một minh chứng cho điều này, hoặc một nồi canh chua cá lóc được nấu ngay sau buổi tát đìa cũng thể hiện điều đó. Bởi vì, mọi thứ đều là cây nhà lá vườn. Tát đìa xong, người ta lựa những con cá lóc to, đem nấu canh chua. Mọi thứ rau, như: bạc hà, ngò om, cà chua, ớt… đều có sẵn ở miếng vườn kế bên, không phải ra chợ mua. Khi chín, chỉ việc chặt lá chuối tươi để xuống lót nồi và đựng cá, đâm thêm một chén muối ớt để chấm cá là đã có được một món canh chua cá lóc khoái khẩu giữa đồng ruộng mênh mông. Mọi người gom lại, đưa cay vài xị đế, hát với nhau vài câu vọng cổ, cuộc đời chưa hẳn ai đã sướng hơn ai. Hay món cào cào rang chẳng hạn, người ta chỉ việc ra ruộng bắt cào cào, đem về lặt chân, móc ruột… cho vào chảo rang, nêm chút gia vị là đã có một món ăn rồi. Nhưng cũng có một số món ăn hoang dã ở Nam Bộ dù chưa hẳn là ngon, nhưng cũng có phần do lạ mà hấp dẫn.
Tính sáng tạo trong cách chế biến món ăn của người Nam Bộ
Cuộc sống con người giờ đã ổn định, người ta không phải vất vả với cái ăn, cái mặc nữa. Do đó, từ chỗ ăn để tồn tại, người ta đã nghĩ đến ăn làm sao cho ngon, và tính sáng tạo trong ăn uống đã bắt đầu hình thành ở giai đoạn này.
Tính sáng tạo ở đây được thể hiện ở việc con người chế biến ra các món ăn khác nhau. Việc chế biến này được nhìn nhận ở hai phương diện.
Một là, một món ăn, người ta có thể chế biến bằng nhiều loại động thực vật khác nhau. Chỉ một món kho, người ta có thể kho với các loài động thực vật, hoặc thủy hải sản khác nhau để tạo ra các món ăn khác nhau, với các hương vị khác nhau. Nào là: cá lóc kho, cá trê kho, cá hủn hỉn kho tiêu, cá sặc kho, cá chạch kho, cá rô kho, cá lòng ròng kho… còn có cả gà kho và dừa kho nữa. Ngay chỉ có một món kho thôi, người ta cũng có nhiều cách kho khác nhau, như: kho tiêu, kho tộ, kho quẹt, kho khô, kho mẳn, kho riệu…
Hai là, chỉ một loài sinh vật, người ta cũng có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau, với cách làm khác nhau và hương vị cũng khác nhau. Chỉ một loại cá lóc, mà người ta có thể chế biến ra hơn 20 món khác nhau: “khô lóc nướng, khô lóc xé phay trộn gỏi, khô lóc chưng tương gừng, khô lóc nấu choại bần, mắm lóc sống trộn gỏi, mắm lóc kho lỏng, mắm lóc chưng nguyên con, mắm lòng trộn gỏi đu đủ phơi se, mắm lòng chưng nồi cơm, canh chua tuyền cá lóc, canh chua đầu cá lóc, cá lóc luộc hèm, cá lóc um lá nhào -đậu phộng-nước cốt dừa, cá lóc um khoai rạng, cá lóc nướng trui, cá lóc nướng lèo, cá lóc kho nước dừa, cá lóc kho tương gừng, cá lóc kho ba chỉ -hột vịt, cá lóc kho mắm mẳn phi hành tỏi, cá lóc chiên thường, cá lóc chiên cháy vảy, cá lóc xào ơt xanh, cá lóc xào hành, cá lóc xào củ kiệu, cá lóc xào củ nghệ, cá lóc xào lá cách -lá nhào, cá lóc xào tái thập cẩm thổ mộc, cá lóc nướng phết mỡ hành, cá lóc bịt đất đốt, cá lóc đốt rượu, đầu cá lóc hấp rượu mềm xương, đầu cá lóc nấu xáng lẩu, đầu cá lóc băm nhỏ dồi bụng chuột đồng hấp, tả pín lù cá lóc, cá lóc xông xắt mỏng nhúng rượu gốc, cá lóc luộc cuốn bánh tráng rau thơm, cá lóc luộc tái trộn dừa -đậu phộng rang, cháo cá lóc, bánh canh cá lóc, bún nước lèo cá lóc, bún bò Huế cá lóc, lòng cá lóc xào gừng non, lòng cá lóc xé phay trộn nhăm bắp chuối, lòng cá lóc luộc kỹ trộn mắm lòng đu đủ, cá lòng ròng kho lạt, cá lòng ròng kho tiêu, cá lòng ròng kho quẹt…”. Nhìn vào bảng thực đơn này, chúng ta không khỏi khâm phục tính sáng tạo trong việc chế biến ra các món ăn vô cùng phong phú của người Nam Bộ
NÉT ĐẶC TRƯNG VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC NAM BỘ
Những đặc trưng truyền thống về văn hóa ẩm thực Nam Bộ
Trong ca dao, tục ngữ Việt đã có nói rất nhiều đến việc ăn uống. Ví dụ như trong từ điển thành ngữ Việt Nam với khoảng 10.000 câu đã có 1187 câu nói về ăn uống, hay mượn chuyện ăn uống để nói về đời.
Do đặc điểm địa hình và sinh hoạt kinh tế, văn hóa Nam Bộ đã định hình nền văn minh sông nước, ở đó nguồn lương thực – thực phẩm chính là lúa, cá và rau quả kể cả các loại rau đồng, rau rừng. Từ sự phong phú, dư dật ấy mà trải suốt quá trình khai hoang dựng nghiệp, món ăn, thức uống hàng ngày của người Nam Bộ cho dù trong hoàn cảnh nào, thiếu thốn đạm bạc, hay đầy đủ, họ không thể không tiếp tục khám phá và sáng tạo nhiều phương thức nuôi trồng, đánh bắt để chế biến vô số miếng ngon một cách có bài bản từ những đặc sản của địa phương.
Đặc trưng của giao lưu văn hóa Nam Bộ.
Với phong cách thưởng thức “mùa nào thức nấy” và quan niệm “ăn để mà sống” hầu có đủ dưỡng chất tái tạo sức lao động, họ đã tỏ ra rất sành điệu trong việc phối hợp các yêu cầu cao nhất của miếng ăn: thơm, ngon, bổ, khỏe. Câu nói “ăn được ngủ được là tiên” rất được người Nam Bộ quan tâm, xem trọng, cho nên ngồi vào bàn ăn, khi chủ nhà giới thiệu món nào, dù là cá thịt hay rau quả, kể cả rượu, họ thường nhắc nói: ăn món này bổ xương, hoặc trị suy dinh dưỡng, bổ gan, bổ phổi…; rượu thuốc này giải quyết được bệnh “tê bại” nhức mỏi; tráng dương, bổ thận v.v… Và không quên “động viên” gắp đũa nằm, hoặc dùng muỗng múc (mới được nhiều), cứ tự nhiên, hãy ăn thiệt tình “đừng mắc cỡ”, thậm chí ép ăn! Dùng bữa, thấy khách ăn nhiều, ngon miệng chủ nhà không thể không cảm thấy sung sướng, hài lòng.
Khẩu vị của người Nam Bộ cũng rất đặc biệt: gì ra nấy! Mặn thì phải mặn quéo lưỡi (như nước mắm phải nguyên chất và nhiều, chấm mới “dính”; kho quẹt phải kho cho có cát tức có đóng váng muối); ăn cay thì phải gừng già, cũng không thể thiếu ớt, mà ớt thì chọn loại ớt cay xé, hít hà (cắn trái ớt, nhai mà môi không giựt giựt, lỗ tai không nghe kêu “cái rắc”, hoặc chưa chảy nước mắt thì dường như chưa… đã!).
Về nơi ăn, với những bữa cơm thường ngày trong gia đình thì tùy điều kiện không gian căn nhà rộng hay hẹp mà bố trí hợp lý: hoặc trên bàn, hoặc ngay trên sàn nhà. Nếu là bạn thân rủ nhau nhậu chơi thì có thể trải đệm dưới gốc cây trong sân vườn hay ngoài đồng, tùy thích. Nhưng khi nhà có đám tiệc thì không xuề xòa mà bày biện cỗ bàn rất nghiêm chỉnh trong tinh thần quý trọng khách mời, tạo nên nét văn hóa rất riêng mà cũng rất chung, hài hòa giữa phong tục truyền thống với đặc điểm văn minh vùng sông nước, hầu từng bước hoàn thiện nền văn hóa ẩm thực độc đáo. Độc đáo vì đã biết tận dụng, khai thác và chế biến “của trời cho” một cách kịp thời theo “đơn vị tính” thời gian là “tháng”, “ngày” thậm chí “giờ”. Thật đúng như thế nếu ai đó ở vùng đầu nguồn, có việc phải đi xa nhằm vào tháng cá mờm hoặc cá linh non xuất hiện thì đành phải chịu nhịn, vì sau đó chừng một tháng cá mờm đã lớn thành cá cơm, cá linh non cũng thế. Hoặc trong một năm mới có được mấy ngày “cá ra” (nước trên đồng giựt cạn, cá rút xuống kinh, mương để ra sông), nếu người sống nghề đánh bắt thủy sản không chuẩn bị kịp mọi việc để chặn bắt cá thì xem như năm ấy bị thất thu nguồn lợi lớn. Rau trái cũng không khác. Đặc biệt đối với rau, như bông điên điển, rau dừa, rau muống… nếu hái muộn, từ lúc trời đã trưa nắng đến chiều sẽ không giòn, mất ngon, chức năng kích thích thèm ăn, ngăn chống lão hóa của rau do đó cũng bị giảm rất đáng kể.
Ví dụ: Nồi canh chua của người Nam Bộ mùa nóng thì dùng với bạc hà, đậu bắp, cà chua còn mùa mưa thì có thể thêm các loại rau như bông súng, điên điển, lục bình, kèo nèo… Trong dịp lễ tết thì họ ăn bánh tét, dưa món, củ kiệu.
Nói đến văn hóa ẩm thực ở Nam Bộ mà không nhắc đến “miếng trầu” là cả một sự thiếu sót, bởi đó chính là nét lớn mang tính truyền thống chung nhất của dân tộc Việt Nam trên cả ba miền. Thật vậy “miếng trầu” từ hàng nghìn năm, nó vẫn được dân tộc ta đặc biệt quý trọng, bởi “Trầu cau là nghĩa, thuốc xỉa là tình” cho nên trong giao tiếp người ta luôn trịnh trọng đặt nó ở vị trí “đầu câu chuyện”, kể cả chuyện hôn nhân quan trọng nhất đời của một người (“Một miếng trầu là dâu nhà người”). Họ ghiền trầu đến nỗi “Miếng hạ gộng, miếng động quan”, người xưa từng “đặt vè”, và cảnh giác “Nhịn thuốc mua trâu, nhịn trầu mua ruộng”.
Trong ăn uống của người Nam Bộ thường thiên về hình thức. Ngoài các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm, món ăn Nam Bộ còn thể hiện sự dân dã, mộc mạc, chất phát của người dân Nam Bộ. Khi thưởng thức các món ăn của người dân Nam Bộ thực khách không chỉ thấy ngon mà còn phải trầm trồ khen đẹp mắt về cách sắp xếp, trang trí món ăn của người Nam Bộ. Chẳng hạn như đĩa bánh tét chữ của Nam Bộ, những miếng bánh tét phải còn nguyên vẹn không nát, và chữ phải hiện rõ nét được xếp ngay ngắn trong đĩa.
Bên cạnh những món ăn thuần túy của người Việt Nam thuần túy, rất nhiều các món ăn của Trung Hoa, Campuchia, Thái Lan đã trở nên quen thuộc với người Nam Bộ như bánh bao, hủ tiếu, xá xíu… và các món ăn này đã được người dân Việt Nam nói chung và người dân Nam Bộ nói riêng đã chọn lọc và đã trở thành những món ăn phổ biến được sử dụng rộng rãi.
Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực Nam Bộ Vị trí địa lý
Nam bộ được mệnh danh là xứ sở của những dòng sông, nơi có khoảng 54.000 km chiều dài sông, rạch. đâu đâu cũng đất rộng sông dài, nơi nào cũng kinh rạch chằng chịt và nhiều lung, hồ, búng, láng…, không nơi nào không nhung nhúc cá, tôm, rắn, cua, rùa, ếch… đã vậy còn có cả rừng già, rừng thưa, đầy dẫy chim muông, thú to, thú nhỏ. Phía này thì “năm non bảy núi” trập trùng, không biết cơ man nào là “sơn hào”, còn phía nọ thì biển Đông, biển Tây, toàn là “hải vị”! Chính yếu tố sông rạch đã góp phần quan trọng vào cuộc sống của người dân nơi đây.
Ẩm thực là tiếng dùng khái quát nói về việc ăn và uống. Văn hóa ẩm thực bao gồm cả cách chế biến, bày biện và thưởng thức từng món ăn, thức uống, từ đơn giản, đạm bạc đến cầu kỳ mỹ vị. Chung nhất là vậy, song khi nói đến văn hóa ẩm thực ở một vùng/miền nào đó thì nhất thiết phải nói lên “đặc điểm tình hình” mới có thể nêu được bản sắc văn hóa đặc trưng cụ thể của vùng/miền ấy.
Nam bộ được mệnh danh là xứ sở của những dòng sông, nơi có khoảng 54.000 km chiều dài sông, rạch. đâu đâu cũng đất rộng sông dài, nơi nào cũng kinh rạch chằng chịt lại lắm lung, hồ, búng, láng…, không nơi nào không nhung nhúc cá, tôm, rắn, cua, rùa, ếch… đã vậy còn có cả rừng già, rừng thưa, đầy dẫy chim muông, thú to, thú nhỏ. Phía này thì “năm non bảy núi” trập trùng, không biết cơ man nào là “sơn hào”, còn phía nọ thì biển Đông, biển Tây, toàn là “hải vị”! Chính yếu tố sông rạch đã góp phần quan trọng vào cuộc sống của người dân nơi đây.
Nam bộ được chia làm 2 vùng:
Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39.734km². Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau.
Đây là vùng có khí hậu cận xích đạo vùng nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp (mưa nhiều, nắng nóng) đặc biệt là phát triển trồng lúa nước và cây lương thực .
Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang , Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang. Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước. Bình quân lương thực đầu người gấp 3 lần so với lương thực trung bình cả nước. Nhờ vậy nên Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước. Ngoài ra vùng này còn trồng mía, rau đậu, xoài, dừa, sầu riêng, cam, bưởi … Nghề chăn nuôi cũng khá phát triển như trâu , bò , vịt …. Trâu chỉ được dùng nhiều cho cày cấy , bò dùng để lấy thịt. Vịt được nuôi nhiều nhất Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng. Gia súc nuôi ở đây không được nhiều và cũng là tỉnh có bình quân nuôi thấp nhất cả nước Do có bờ biển dài và có sông Mê Kông chia thành nhiều nhánh sông , khí hậu thuận lợi cho sinh vật dưới nước, kênh rạch chặt chịt , nhiều sông ngòi , lũ đem lại nguồn thủy sản và thức ăn cho cá, có nhiều nước ngọt và nước lợ nên thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản , sản lượng thủy sản chiếm 50% nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, An Giang .Nghề nuôi trồng tôm cá xuất khẩu đang phát triển mạnh. Tôm cá tập trung rất gần bờ và dễ nuôi nên đánh bắt rất thuận tiện
Nghề rừng cũng giữ vai trò quan trọng, đặc biệt trồng rừng ngập mặn ven biển Cà Mau, đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu , hòn Khoai . Vì đây là nghề giữ vai trò trong việc bảo vệ môi trường, sinh học, các loài sinh vật và môi trường sinh thái đa dạng.
Khí hậu
Vùng đất Nam Bộ nằm trong vùng khí hâụ nhiêṭ đới gió mùa, ít nhiều chịu ảnh hưởng của khí hâụ xích đạo, nhiêṭ độ cao đều trong năm. Khí hâụ ở đây chia thành hai mùa rõ dêṭ mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Những đăc̣ điểm về tự nhiên này góp phần quan trọng trong viêc̣ đem lại nguồn nguyên liêụ phong phú cho ẩm thực Nam Bô.̣
Chính vì điều kiện khí hậu nên người Nam Bộ mới có câu“ăn theo thuở, ở theo thời” hay nói cách khác người địa phương tận dụng nguyên liệu theo từng mùa. Mỗi mùa nước nổi cũng là mùa cá linh, mùa đông bông điên điển, thiên lí, bông súng, sầu đông… Còn đến mùa gặt, người dân lại có cơ hội thưởng thức nhiều món ngon từ cá lóc, cua đồng, rau đắng…
Con người và truyền thống
Tính hoang dã và hào phóng:
Điều kiện thiên nhiên ưu đãi dần hình thành nên tính cách hào phóng, hiếu khách trong tập quán ăn uống của người dân Nam Bộ. Điều này cũng được Trịnh Hoài Đức nhận định: “Ở Gia Định có người khách đến nhà, đầu tiên gia chủ dâng trầu cau, sau dâng tiếp cơm bánh, tiếp đãi trọng hậu, không kể người thân sơ quen lạ tông tích ở đâu, ắt đều thâu nạp khoản đãi; cho nên người đi chơi không cần đem tiền gạo theo, mà lại có nhiều người lậu xâu trốn thuế đi đến xứ này ẩn núp, bởi vì có chỗ dung dưỡng vậy”. Chính vì đi đến đâu cũng tìm được lương thực, thực phẩm đa dạng nên các món ăn Nam Bộ cũng phong phú, mang đậm phong cách thoải mái, phần nào phản ánh lối sống tự nhiên, khoáng đạt, hoang dã của người dân nơi đây. Mặt khác, do phải gồng mình để chống lại sự khắc nghiệt, thiếu thốn của cuộc sống nơi vùng đất mới thuở còn hoang sơ, hiểm trở, những con người dám rời bỏ quê hương, không còn cách nào khác là xích lại gần nhau, nương tựa vào nhau khi khó khăn hoạn nạn. Tính hào phóng, hiếu khách trong tập quán ăn uống của người dân Nam Bộ vì vậy mang ý nghĩa cả về vật chất lẫn tinh thần, bắt rễ sâu trong lòng những giá trị truyền thống nhân văn của dân tộc.
Tính dung hợp:
Người Nam Bộ rất sáng tạo trong ẩm thực, bắt nguồn từ sự dung hợp những đặc trưng văn hóa khác nhau của những cộng đồng người cùng sinh sống trên mảnh đất này. Đó là cách xử lý hài hòa quan hệ giữa thiên nhiên và con người của cư dân nơi đây. Dung hợp là sự hòa lẫn vào nhau để hợp thành một thể thống nhất. Đặc điểm này thể hiện rất rõ trong văn hóa ẩm thực của vùng đất Nam Bộ. Bởi đây là vùng đất khẩn hoang, đa số cư dân miền Nam có nguồn gốc từ miền Bắc hoặc miền Trung (vùng Ngũ Quảng), hòa nhập cùng cộng đồng người Khơme, Hoa, Chăm, vì vậy, văn hóa nơi đây mang tính dung hòa, dung hợp là điều dễ hiểu.
Tính dung hợp trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ thể hiện trước hết ở sự pha trộn văn hóa ẩm thực các vùng miền Việt Nam. Theo nhà văn Sơn Nam, người dân Nam Bộ khi làm các món ăn cúng giỗ ông bà tổ tiên vẫn chú ý đến các món ăn truyền thống ở Bắc Bộ, Trung Bộ như: thịt hầm, thịt luộc, món xào, thịt kho… Tuy nhiên, do lượng lương thực, thực phẩm nhiều, các món ăn từ các vùng miền khác khi du nhập đến đây được phát triển và cải biến mạnh mẽ. Sợi bún từ miền Bắc, khi vào đến miền Nam, trở nên to hơn, đặc bột hơn, trở thành món bánh canh. Chiếc bánh tráng của miền Trung vào đến miền Nam cũng được thay đổi, thêm nhiều mùi vị hơn, được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Món bánh xèo khi dừng chân ở vùng đất Nam Bộ cũng to hơn, nhân bánh đa dạng, phong phú hơn, thêm giá, đậu xanh, nước cốt dừa, nhiều tôm thịt, ăn kèm rất nhiều loại rau… Đó chính là một phần ký ức văn hóa mà người dân Nam Bộ mang theo khi khai hoang, định cư ở vùng đất mới này.
Bên cạnh sự phát triển từ văn hóa ẩm thực của người Việt ở Bắc Bộ và Trung Bộ, ẩm thực Nam Bộ còn chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa ẩm thực của cộng đồng người Khơme, Hoa, Chăm… Với tính cách hào hiệp, phóng khoáng, trên nền tảng của điều kiện thiên nhiên ưu đãi, người Nam Bộ tiếp tục thu nhận, cải biến những món ăn thức uống của các tộc người cộng cư, làm phong phú thêm kho tàng ẩm thực của mình. Tác giả Hoàng Xuân Việt đã gọi đây là tính “tổng hóa = tổng hợp và biến hóa” trong ẩm thực Nam Bộ.
Tính dung hợp trong văn hóa ẩm thực của người Việt ở Nam Bộ còn thể hiện ở sự ảnh hưởng từ các nền ẩm thực khác như: Trung Quốc, Thái Lan, Pháp, Campuchia… Đây là điểm khác biệt so với văn hóa ẩm thực của người Việt ở miền Bắc. Rất nhiều món ăn thức uống có nguồn gốc từ Trung Quốc như: hủ tiếu, phá lấu, chao, hoành thánh… chỉ có mặt ở Nam Bộ, ít xuất hiện ở miền Bắc. Người miền Bắc cũng không sử dụng cà phê vốn là thức uống theo chân người Pháp vào Việt Nam một cách thường xuyên như người miền Nam, thay vào đó là các loại nước uống cổ truyền của dân tộc như: chè, nước vối. Người miền Bắc thích ăn bánh chưng, bánh dày, bánh giò, những thứ bánh dân tộc; trong khi đó, ở Nam Bộ, khẩu vị của người dân ngoài những thứ bánh quen thuộc còn có bánh flan, bánh gato, các loại bánh ngọt vốn không phải là những thứ bánh truyền thống. Các món ăn của người dân Nam Bộ thường đặc trưng bởi vị ngọt của đường, nước dừa, nước cốt dừa, thói quen du nhập từ văn hóa ẩm thực Ấn Độ, Thái Lan. Việc du nhập các loại thức ăn nhanh cùng với phong cách phục vụ ẩm thực chuyên nghiệp, đã thể hiện sự nhanh nhạy của văn hóa Nam Bộ nói chung, văn hóa ẩm thực nói riêng trong quá trình tiếp xúc giao lưu với các nền văn hóa phương Tây… Tất cả những điều đó khiến cho ẩm thực ở vùng đất cực nam của tổ quốc mang vẻ phong phú, đa dạng hơn bất kỳ vùng miền nào ở nước ta.
Tính năng động phá cách
Là những lưu dân đi mở cõi, khai phá nên tính cách của người Việt ở Nam Bộ ngoài sự hiếu khách, hào phóng còn năng động, thích phiêu lưu, thích cái mới. Khác với Bắc Bộ, nơi người dân ưa thích sự ổn định, người dân Nam Bộ thường không chấp nhận sự ràng buộc theo một trật tự, khuôn khổ nào đó. Họ sẵn sàng chấp nhận cái mới, gia nhập cái mới vào hành trang văn hóa của mình như một phương thức để tồn tại, phát triển trong điều kiện mới. “Nói chung họ là những người lớp dưới và vì không chịu nổi sự áp bức và tình trạng nghèo khổ của vùng quê cũ đặc biệt là ở cực Nam Trung Bộ đã đi tìm một cuộc sống khác ở Nam Bộ. Chính họ cũng phải có một tinh thần can đảm xa rời những giá trị cổ truyền và một chút tính cách phiêu lưu của những người “khai sơn trăm thảo”, mở đường đến một chân trời mới”.
Điều này thể hiện rõ qua những giá trị văn hóa ẩm thực ở vùng đất Nam Bộ. Ẩm thực có sự gia giảm táo bạo, sẵn sàng cho thêm các phụ gia mới mẻ để làm mới món ăn và làm mới khẩu vị. Đây cũng là một điểm khác biệt so với ẩm thực miền Bắc, nơi luôn bảo thủ, nghiêm ngặt trong cách chế biến, sử dụng gia vị. Sự phá cách đã làm cho những món ăn ở Nam Bộ dù có nguồn gốc từ mọi miền tổ quốc nhưng lại mang những màu sắc mới. Nếu con gà ở miền Bắc không chấp nhận thứ lá nào khác ngoài lá chanh thì con gà ở miền Nam sẵn sàng đón nhận những gia vị khác (lá giang, sả, đinh lăng, rau răm…). Món canh chua cũng có nhiều biến thể khác nhau, tùy vào điều kiện nguyên liệu cụ thể của từng địa phương. Món canh chua (cá) của Nam Bộ: canh chua cá lóc, canh chua cá linh bông súng, canh chua cá rô bông điên điển, canh chua cá bông lau, bông so đũa, canh chua cá kèo lá giang, canh chua khô cá sặc, khô cá dứa… Món bún riêu của người miền Bắc với nguyên liệu đơn giản chỉ là cà chua, cua đồng (có thể thêm đậu hũ chiên) thì bún riêu của người Nam bộ lại có thêm rất nhiều nguyên liệu như: huyết heo, chả, giò heo, ốc… Nhìn chung, người Việt ở Nam Bộ luôn tìm cách đổi mới món ăn, từ nguyên liệu đến cách chế biến, cách dùng phụ gia và ít khi đúc kết một món ăn nào đó thành công thức định sẵn như ẩm thực miền Bắc.
Về ứng xử trong ăn uống, nếu như văn hóa ẩm thực Bắc Bộ mang tính tôn ti, chuẩn mực do chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, thì ở Nam Bộ, đặc điểm này trở nên mờ nhạt hơn nhiều. Xét từ cội nguồn, văn hóa Nam Bộ là văn hóa của những lưu dân mà đa phần là nông dân, thợ thủ công nghèo, binh lính đào ngũ hoặc giải ngũ, tù nhân bị lưu đày, những người trốn binh dịch… Chính vì vậy, trong ăn uống, người Việt ở Nam Bộ gần như không bị ràng buộc bởi những quy định, phép tắc, lễ nghi mang tính tôn ti, chuẩn mực. Chẳng hạn như món cá lóc nướng trui, ngoài việc thể hiện không gian dân dã, khoáng đạt của việc ăn uống còn mang đậm cách ứng xử thân tình, bình đẳng của người dân vùng đất này. “Một nét văn hóa thú vị ở đây là thực khách không chỉ gồm có những người lao động tát đìa và chủ đìa cá, mà tất cả những ai có mặt tại chỗ đều được mời tham dự cuộc vui, từ người chờ bắt hôi cá đến người đi coi chơi, từ người lớn đến em bé mục đồng… với không khí bình đẳng, dân chủ đầy ắp tình người”.
Văn hóa Nam Bộ mang trong mình những nét văn hóa vừa truyền thống, vừa hiện đại, vừa thống nhất, vừa đa dạng, vừa thuần Việt, vừa không thuần Việt. Sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa ẩm thực vùng đất này, xét về một phương diện nào đó, là sự tích lũy của những giá trị ẩm thực truyền thống của dân tộc Việt Nam đã được vun đắp qua hàng năm lịch sử, cộng với chất xúc tác là điều kiện thuận lợi về tự nhiên xã hội con người, Nam Bộ đã mang đến một diện mạo văn hóa ẩm thực đặc trưng trong tiến trình lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam.
Vai trò của văn hóa ẩm thực đối với vùng đất Nam Bộ
Trong đời sống:
Hiển nhiên, để duy trì sự sống, ăn uống luôn là việc quan trọng. Tuy nhiên, quan niệm của con người về chuyện này thì khách nhau. Người phương Tây coi ăn là chuyện tầm thường không đáng nói. Người Việt Nam nông nghiệp cới tính thiết thực thì, trái lại, công khai nói lên rằng: Có thực mới vực được đạo. Nó quan trọng tới mức Trời cũng không dám xâm phạm: Trời đánh tránh bữa ăn. Mọi hoạt đôngj của của người Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng đều lấy ăn làm đầu: ăn uống, ăn ở, ăn mặc, ăn nói, ăn chơi, ăn học, ăn tiêu, ăn ngủ, ăn cắp, ăn trộm…Ngay cả khi tính thời gian đều lấy ăn uống và cấy trồng làm đơn vị, làm nhanh thì khoảng giập bã trầu, lâu hơn một chút là chin nồi cơm, còn kéo dài tới hàng năm thì hai mùa lúa, mọi giá trị (lương, thuế, học phí…) đều qui ra gạo.
Ăn uống văn hóa, chính xác hơn, đó là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên. Cho nên, sẽ không có gì ngạc nhiên khi cư dân nền gốc du mục ( như phương Tây hoặc bắc Trung Hoa) lại thiên về ăn thịt, còn trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam thì lại bộc lộ rất rõ dấu ăn của truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước: cơ cấu bữa ăn, nguyên liệu làm ra món ăn, món ăn chính.
Trong du lịch
Trong những năm qua sự đóng góp của du lịch Nam Bộ vào sự phát triển kinh tế -xã hội Nam Bộ gia tang đáng kể. Nếu như năm 1991 tổng GDP của du lịch mới đạt được 18,36 triệu USD, thì đến năm 1995 đã đạt 67,12 triệu USD. Và theo sự tính toán thì tổng USD của du lịch sẽ càng ngày càng tang. Sự phát triển của du lịch đã kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế của Nam Bộ.
Phải nói rằng, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Nam Bộ vầ cả nước , đang đưa Nam Bộ vào một bước ngoặt mới. Thắng lợi của công cuộc này sẽ nâng tầm vóc Nam Bộ lên bình diện mới, với những tin hoa và thanh lịch hiện đại. Sự phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là du lịch đã ảnh hưởng đến nghệ thuật ẩm thực Nam Bộ.
Trong một chuyến đi, chi tiêu của khách du lịch dành cho lưu trú và ăn uống là nhu cầu không thể thiếu. Theo như số liệu đã thống kế của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch thì vào năm 1995, trung bình mỗi ngày khách quốc tế đến Việt Nam chi tiêu khoảng 70 USD. Phần lớn nguồn chi tiêu của khách tập chung vào lưu trú ( chiếm 50,17 %) và ăn uống ( chiếm 19,6 %) sau đó là mua hàng lưu niệm ( chiếm 13,34%), lữ hành vận chuyển ( chiếm 9,55 %) và các dịch vụ khác ( chiếm 8,34 %). Tuy nhiên, việc chi tiêu này lại có một giới hạn nhất định. Vì vậy, muốn tang nguồn thu thì phải nâng cao ăn uống lên thành việc thưởng thức nghệ thuật ẩm thực. Điều này đã đucợ thực khách sành ăn như Tản Đà đúc kết: “Ăn cái gì? Ăn như thế nào? Ăn ở đâu?”
Với tiêu chí đó,muốn phổ biến văn hóa Nam Bộ -Việt Nam đến với mọi người trên khắp các vùng miền của đất nước cũng như khách nước ngoài đến với Việt Nam thì ngoài các hoạt động tuyên truyền quảng cáo bằng văn hóa phẩm, tham quan di tích lịch sử thì văn hóa ẩm thực cũng là một phương thức tiếp thị hiểu quả. Vì như dân ta đã từng đúc kết: “ Miếng ngon nhớ lâu”. Thông qua việc thưởng thức nghệ thuật ẩm thực, khách du lịch có thể hiểu đucợ về phong tục, tập quán, lối sống, lối hành xử cũng như vnw hóa của nơi đó. Điều này sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp cho du khách, làm cho họ thấy chuyến đi của mình có ý nghĩa. Bởi vì một trong những mục đích của du lịch là mở rộng tầm hiểu biết, thấy được những điều mới lạ tại điểm đến. Đây cũng có thể coi như là một yếu tố thu hút khách, tạo thành sản phẩm du lịch đặc biệt, là sự hấp dẫn trong chuyến đi. Mặt khác, việc thưởng thức các món ăn ngon cũn là dịp để thực khách lấy lại sinh lực cho cơ thể để tham gia trọn vẹn và thưởng thức được những đặc sắc trong chương trình du lịch.
Một vài món ăn đặc trưng ở vùng đất Nam Bộ
Canh chua cá chốt: Ở Long An có một món ăn hết sức độc đáo tên là canh chua cá chốt. Làm nên hương vị ngọt ngào cho món canh chua cá chốt thì không thể thiếu nguyên liệu chính là những chú cá chốt có phần thịt thơm ngon, phần trứng bùi và béo ngậy.
Bánh tét Long An: Bánh tét ở thị trấn Đức Hòa từ lâu đã trở thành một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng ở Long An. Bánh tét Đức Hòa ngon bởi vì để làm được 1 phần bánh tét Đức Hòa đòi hỏi người nấu bánh phải thật tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu gạo, thịt ba rọi, đậu xanh… để nấu bánh.
Đuông dừa: Đuông dừa hay sâu dừa là một loại côn trùng sống nhiều trong thân cây dừa. Ở Bến Tre thì đuông dừa thường được ăn sống trong chén mắm ớt. Nếu không ăn đuông dừa sống được thì du khách có thể kêu món đuông dừa chiên bột hoặc đuông dừa nướng… để dễ ăn hơn.
Cá tai tượng chiên xù: Hầu hết các đám tiệc được tổ chức ở miệt vườn, trên bàn ăn người ta thường thấy hình ảnh một con cá tai tượng chiên chù vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. Nếu là “tín đồ” của món ăn này thì khi đến Vĩnh Long, du khách đừng nên bỏ lỡ. Cá tai tương chiên xù một màu vàng óng ả, trông vô cùng bắt mắt. Khi ăn vào, thực khách sẽ cảm nhận được độ giòn rụm của bề ngoài da cá, vảy cá, vị ngọt thơm của từng thớ cá… Cá tai tượng thường được ăn kèm với các loại rau, cải.
Hủ tiếu Sa Đéc: Cũng với công thức chung khi nấu hủ tiếu, cũng với các nguyên liệu như tôm, thịt heo, trứng cút, xá xíu, gan, thịt xay… nhưng người dân Đồng Tháp có bí quyết nấu riêng nên nước ngọt trong và mùi thơm quyến rũ. Đến Đồng Tháp phải thử một tô hủ tiếu Sa Đéc mới thấy cảm thấy sảng khoái.
Bánh tầm ngan dừa: Món này thường được ăn kèm với xíu mại, thịt ba rọi và gan heo băm nhỏ. Một đĩa bánh tằm ngan dừa ngon phải có sợi bánh ngon cộng với các gia vị phụ trợ khác như đường, tỏi, hành phi, tiêu… Cho bánh tằm lên dĩa, sau đó cho xíu mại, thịt ba gọi, gan heo, chút rau thơm, giá sống rồi chan nước xốt lên trộn đều là có ngay món bánh tằm ngan dừa thơm ngon.
Lẩu mắm Cần Thơ: Nhiều người nói muốn thưởng thức đầy đủ các hương vị hay các món ngon ở miền Tây thì cách nhanh nhất là thử lẩu mắm. Thường lẩu mắm Cần Thơ gồm có nước lèo (đa số là được nấu từ mắm cá linh, cá sặt, cá trèn, cá lóc hoặc cá rô…). Một nồi lẩu ngon thì nước lèo phải chuẩn.Và ăn kèm với lẩu không thể thiếu các loại rau xanh và bún tươi.
Thực trạng văn hóa ẩm thực Nam Bộ hiện nay
Món ăn:
Nam Bộ là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Cùng với những chính sách đầu tư của nhà nước trong việc phát triển và hoàn thiện cở sở hạ tầng giao thông vận tải Nam Bộ và phụ cận tạo thuận lợi thúc đẩy sự thông thương hàng hoá, làm cho thực phẩm phục vụ cho ẩm thực của thủ đô ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Nam Bộ bây giờ có hàng trăm loại quà ngon, mỗi mùa đều có thứ quà riêng biệt, hết mùa muốn ăn thì cũng có vì được nhập khẩu từ những nơi khác về. Chúng ta không chối từ các món rau quả mới như: xu hào, bắp cải, xúp lơ, xà lách … bằng cách Việt Nam hoá tên gọi và cách chế biến như là từ nộm đu đủ, hoa chuối, đến nộm xu hào thịt bò khô, như bún riêu ăn lẫn với rau xà lách thái hay rau diếp của tổ tiên ta ngày xưa, xu hào luộc chấm với mắm cá, trộn cà rốt của Tây với đu đủ của ta…
Sau thời kỳ ảnh hưởng văn hoá ẩm thực Trung Hoa, văn hoá ẩm thực Việt Nam – nam Bộ lại chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây qua văn hoá Pháp với những món ăn: Sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa, bơ (Beurre), pho mát (Promage), bánh mỳ (những thế hệ trước gọi là bánh Tây), pa tê (paté), nước sốt (sauce).
Tất nhiên còn có ảnh hưởng ngoại lai và những nhân tố ngoại sinh khác như: cà ri (Ấn Độ), Kim chi (Hàn Quốc), gỏi cá (Nhật Bản).
Hiện nay thực đơn trong các nhà hàng khách sạn tại Việt Nam cũng như Nam Bộ thường chia ra thành các món ăn Âu, món ăn Á, món ăn Việt Nam. Điều đó cho chúng ta thấy được sự phong phú đa dạng của các món ăn. Người Nam Bộ hay khách du lịch có thể thưởng thức rất nhiều món ăn ngon và đặc sắc khi đến với Nam Bộ.
Bên cạnh mặt tích cực mà hội nhập đem lại thì nó cũng đặt ra cho ẩm thực Nam Bộ những thách thức. Hiện nay, có rất nhiều món ăn truyền thống Nam Bộ dần dần mất đi hay hiếm dần đi. Đó chính là mặt tiêu cực của hội nhập, làm mất đi trong kho tàng văn hoá ẩm thực Nam Bộ những giá trị đã tồn tại lâu đời.
Đồ uống:
Hiện nay, ở Nam Bộ có rất nhiều loại chè. Những loại chè truyền thống như chè búp Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ… vẫn được người nam Bộ ưa chuộng. Các nhà sản xuất chè Việt Nam gần đây đã tung ra thị trường rất nhiều loại chè truyền thống ướp hương vị đóng gói như chè nhài, chè sen, chè hoa cúc, hoa ngâu, hoè, sói… với mẫu mã và bao bì đẹp.
Bên cạnh đó, Nam Bộ hiện đang có rất nhiều loại trà nhập ngoại như: trà Tàu, chè sâm Triều Tiên, trà Lipton nhãn vàng của Anh, trà Nestea, trà Dilmah… Các loại trà này hấp dẫn khách hàng đủ chủng loại phong phú, phục vụ đối tượng chủ yếu là giới trẻ năng động. Ngoài các loại chè, Nam Bộ hiện nay cũng du nhập rất nhiều đồ uống có gốc nhập ngoại như: nước khoáng các loại, nước ngọt có ga (Coca – cola, Sevenup, Sprite), cafe (Pháp), rượu vang (Pháp), cocktail, sâm panh (champange)…
Cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn, giới trẻ Nam Bộ giờ ưa chuộng với những loại trà túi lọc hay hoà tan trên thị trường. Chúng ta có thể đễ dàng pha chế, nhanh chóng và tiện lợi. Ngoài ra, còn có rất nhiều loại đồ uống với cách thức pha chế mới lạ. Có thể đơn cử ra đây như cách thức pha chế cocktail, sinh tố. Nó được xem như là những hình thức chế biến mới của nghệ thuật pha chế đồ uống Nam Bộ.
KẾT LUẬN
Ăn uống là một bộ phận thiết yếu cấu thành bản sắc văn hóa dân tộc, là một trong những lĩnh vực thể hiện đặc tính của một dân tộc. Trên dải đất Việt Nam ngoài những đặc trưng chung nhất về ăn uống thì vẫn có những khẩu vị riêng của từng vùng, sở dĩ như vậy là do có sự khác biệt về điều kiện địa lý, môi trường sinh thái và nguồn nguyên liệu tại chỗ làm nên thực phẩm… Món ăn của người Việt ở Nam Bộ rất đa dạng, phong phú là một trong những yếu tố độc đáo của văn hóa Việt Nam.
Có lẽ sự độc đáo ở đây là do điều kiện thiên nhiên hình thành nên là phần nhiều cộng với sự sáng tạo của người dân địa phương. Nguyên liệu chế biến nên các món ăn ngon Miền Tây Nam bộ lại rất gần gủi, đơn giản, bình dị như chính con người nơi đây vậy. Đó có thể là các loại côn trùng, hoăc̣ các loài đông̣ vâṭ nhỏ sống hoang dại như: Ếch, cua đồng, rắn, ốc, chuột đồng…. Là vài cọng rau mọc sau hè, ngoài đồng, hoặc trái bầu,quả mướp trên giàn. Bắt nguồn từ những khó khăn thiếu thốn trong quá trình đi khẩn hoang tìm vùng đất mới. Để sinh tồn người dân nơi đây đã tâṇ dụng mọi nguyên liêụ sẵn có trong tự nhiên.
Cũng chính sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã khiến họ luôn sáng tạo, linh hoạt và năng động. Sự sáng tạo, linh hoạt và năng động ấy cũng thể hiêṇ rõ nét trong cách người Nam bộ chế biến các món ăn ngon hàng ngày, lúc giỗ chạp, cúng tế hay những ngày tết cổ truyền. Sự sáng tạo trong ẩm thực của người dân Nam Bộ chưa bao giờ làm chúng ta hết ngạc nhiên. Từ một món ăn người ta có thể chế biến bằng nhiều loại thực phẩm khác nhau ví dụ như chỉ với món kho đã có cá lóc kho, cá trê kho, cá hủn hỉn kho tiêu, cá sặc kho, cá chạch kho, cá rô kho, cá lòng ròng kho… còn có cả gà kho và dừa kho nữa.
Nam bộ được hình thành trên nền đất phù sa mới nên đất đai rất màu mỡ. Vùng đất mà đâu đâu ta cũng thấy đất rộng sông dài, nơi nào cũng kinh rạch chằng chịt…. thế nên sản vật phong phú, hải sản dồi dào, nhiều cá, tôm, rắn, cua, rùa, ếch… Nam bộ xưa kia là vùng đất hoang vu, thiên nhiên khắc nghiệt với những dòng lịch sử còn ghi lại những hình ảnh: “muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lềnh tựa bánh cánh” hay “dưới sống sấu lội trên bờ cọp um”. Vào những ngày đầu “mang gươm đi mở cõi”, sau khi con người từ nhiều nơi đặc biệt là những cư dân vùng đất Ngũ Quảng đã rời bỏ quê nhà mang theo hoài bảo và ý chí khẩn hoang để khai khẩn vùng đất này để sinh sống họ đã phải đương đầu với sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi đây phải chống chọi với thú dữ,muỗi mồng,rắn rết,cùng nhiều thứ bệnh tật hiểm ác. Nhưng với tinh thần lạc quan họ đã vượt qua khó khăn, thử thách để xây dựng nên vùng đất màu mỡ và trù phú ngày hôm nay. Họ tương trợ lẫn nhau cùng nhau vượt qua mọi khó khăn gian khổ và xây dựng nền văn hóa đặc sắc và nền ẩm thực phong phú
Ăn uống giờ đây không chỉ là nhu cầu thuần túy của con người để duy trì sự sống, ăn uống còn là bản sắc, văn hóa của vùng, miền, của Quốc gia, dân tộc. Mỗi quốc gia, dân tộc đều có một nét văn hóa ăn uống đặc thù của mình. Ẩm thực Nam Bộ dù không cầu kì trong khâu bày trí nhưng vẫn rất hấp dẫn bởi sự tươi ngon, dồi dào của nguyên liệu sự giản đơn môc̣ mạc trong chế biến, thưởng thức nhưng vẫn mang một nét rất riêng không pha lẫn, điều đó đã làm nên những đặc trưng độc đáo trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ và để lại ấn tượng khó quên cho người dân và thực khách.