VĂN HÓA CÔNG SỞ LÀ GÌ? XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ CHO DOANH NGHIỆP
Văn hóa công sở là gì?
Văn hóa công sở có thể hiểu là một dạng đặc thù của văn hóa xã hội bao gồm tổng thể các giá trị, chuẩn mực, cách hành xử, trang phục, đạo đức, năng lực trong hoạt động công sở mà các thành viên trong công sở thừa nhận và tuân theo để ứng xử với nhau trong nội bộ công sở và phục vụ xã hội. Văn hóa công sở xuất phát từ chính vai trò của công sở trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bản thân bộ máy hành chính.
Văn hóa công sở còn là tổng hợp của hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần, là thành quả trí tuệ sáng tạo của con người, thể hiện bản chất nhà nước và bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn lịch sử. Việc đảm bảo văn hóa công sở sẽ giúp xây dựng được một môi trường làm việc chuẩn chỉ, đoàn kết, tác phong và kỉ luật tạo hiệu quả công việc tốt hơn.
Đặc trưng của văn hóa công sở
- Tính hệ thống: Văn hóa công sở có tính tổ chức nhà nước và tổ chức xã hội
- Tính giá trị: Văn hóa có giá trị thẩm mỹ, bởi nó giúp mỗi người luôn vươn tới cái hay, cái đẹp. Với giá trị đạo đức, văn hóa sẽ điều chỉnh hành vi của con người. Đặc trưng này làm cho văn hóa công sở có tính điều chỉnh xã hội, cộng đồng;
- Tính nhân sinh: Văn hóa do con người tạo ra vì vậy nó mang tính nhân sinh;
- Tính lịch sử: Văn hóa công sở là sản phẩm của một quá trình, được tích lũy trong một thời gian dài, từ thời kỳ này sang thời kỳ khác.
Từ những đặc trưng trên, văn hóa công sở mang những bản chất cơ bản như:
- Mức độ tự quản cá nhân là trách nhiệm, mức độ độc lập và cơ hội mà các cá nhân trong công sở đó có được để thực hiện sự sáng tạo của mình;
- Tính chính quy là mức độ áp dụng quy chế, điều lệ, nội quy để kiểm soát hành vi của các cá nhân trong công sở;
- Sự hỗ trợ của cấp trên, sự nhiệt tình quan tâm của người quản lý trong việc giúp đỡ cấp dưới của mình;
- Sự hòa đồng là mức độ gắn bó giữa các thành viên với công sở, mức độ gắn bó này phản ánh sự gắn bó và thống nhất về mục tiêu và lợi ích của cá nhân với mục tiêu lợi ích của công sở;
- Hệ thống các chuẩn mực và giá trị, nội dung của các tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, hình thức và mức độ thực hiện;
- Khả năng chịu đựng các xung đột nội bộ và xung đột với bên ngoài, là mức độ các xung đột tồn tại trong các mối quan hệ cá nhân, các nhóm hoặc các bộ phận cũng như thái độ, thiện ý, sự trung thực, cởi mở, …
- Khả năng chịu đựng rủi ro, là mức độ mà các thành viên được khuyến khích sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và chấp nhận may rủi;
- Hình ảnh bên ngoài của công sở, là sự trang trọng, uy nghi, lịch sự, bề thế hay thiếu trang trọng, không lịch sự…
Thực trạng văn hóa công sở hiện nay
Thiếu dung hòa giữa mục tiêu chung của công sở và mục tiêu cá nhân
Một thực trạng chung dễ thấy ở môi trường công sở chính là tinh thần làm việc đồng đội không cao. Mọi người thường có xu hướng làm việc vì cá nhân nhiều hơn. Do đó, khi làm việc nhóm, giữa các phần công việc không có sự đồng đều về chất lượng. Từ đó dẫn đến hiệu quả không được ưng ý mà đôi khi còn gây ra những mâu thuẫn nội bộ khó giải quyết.
Công việc chung không tốt càng dễ trở thành chất xúc tác làm căng thẳng hơn mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau. Mọi người lại càng chú trọng đến lợi ích cá nhân mà bỏ qua việc nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu chung. Lâu dần, chúng sẽ ảnh hưởng đến tình cảm gắn kết giữa những đồng nghiệp trong cùng một công ty.
Làm việc thờ ơ thiếu trách nghiệm
Thực trạng chung trong văn hóa công sở chính là thái độ làm việc của chính nhân viên hay những người đứng đầu. Có thể do áp lực, mệt mỏi hay bất kỳ một vấn đề cá nhân nào đề dễ khiến mọi người ảnh hưởng đến công việc. Do đó, công việc chỉ được hoàn thành một cách máy móc, không đem lại hiệu quả đã đề ra.
Bất kỳ ai cũng có những vấn đề riêng cần giải quyết. Nhưng để ảnh hưởng đến thái độ công việc là thực trạng cần nhìn nhận và loại bỏ ngay trong văn hóa chốn công sở. Bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng làm việc cũng như lợi ích của rất nhiều người khác trong cơ quan, doanh nghiệp. Vậy nên chúng cần được khắc phục và loại bỏ ngay từ bây giờ.
Xem nhẹ kết quả, cố gắng của đồng nghiệp
Bất cứ một môi trường nào, kể cả công sở cũng đều có sự cạnh tranh. Điều này sẽ là tích cực nếu đó là sự cạnh tranh văn minh và sòng phẳng. Vậy nhưng khi có sự ghen ghét, đố kị và bài xích thì đó là tư tưởng cần loại bỏ. Nhất là khi, thực trạng xem nhẹ, coi thường cộng sự, đồng nghiệp đang ngày càng bành trướng trong văn hóa công sở.
Mỗi cá nhân khi làm việc có trách nhiệm đều cố gắng hết mức trong khả năng của mình. Mặc dù kết quả không tốt hoặc chưa đặt được như kỳ vọng, việc chê bai hay coi thường chúng là không nên. Điều này sẽ khiến tinh thần làm việc hay của mọi người đi xuống, thậm chí là ảnh hưởng đến quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau.
Không thực hiện theo những quy định chung tại nơi làm việc
Vấn đề này bắt gặp khá phổ biến tại một số tổ chức hiện nay. Một số quy định bắt buộc về văn hóa công sở chưa được thực hiện nghiêm túc như: Đi làm muộn, lãng phí thời gian làm việc, lãng phí nguồn lực công, trang phục không phù hợp, nói xấu chia rẽ gây mất đoàn kết,…
Môi trường làm việc cũng giống như môi trường hoạt động tại các trường học, những tổ chức hay thậm chí ở một phạm vi rộng hơn là xã hội. Để mọi chuyện vận hành đúng theo quy luật thì tất cả những cá nhân đều phải có ý thức tuân theo các quy định chung. Bởi vì ngay việc nhỏ còn cẩu thả thì sao làm được việc lớn hơn, sai phạm thì tặc lưỡi cho qua dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Thói quen ỷ lại dựa dẫm vào tập thể
Một điểm còn tồn tại nữa là thói quen dựa vào tập thể, sống theo tập thể mà không có chính kiến cụ thể, thiếu ý thức cải tiến, đấu tranh chống lại thói quen xấu, cách làm xấu cá biệt dẫn đến sai phạm mang tính chất tập thể trong thời gian dài, khi phát hiện ra thì ngụy biện “ai cũng gù, mình thẳng lưng là khuyết tật”. Sau cùng, hiệu quả công việc bị ảnh hưởng sẽ không chỉ làm mất đi lợi ích chung mà còn của cả bản thân những cá nhân ấy.
Những quy định về văn hóa công sở
Với từng đơn vị cơ quan hoạt động thì những quy định được đặt ra sẽ có sự khác biệt. Mục đích của chúng là đảm bảo tính phù hợp với công việc và đối tượng được hướng đến. Tuy nhiên, nhìn chung các quy định cơ bản sẽ bao gồm:
Quy định về trang phục
Hiện nay xã hội ngày càng phát triển và văn minh, con người ngày càng hiện đại, du nhập nhiều cái mới vì vậy quyền tự do ăn mặc của mỗi cá nhân ngày càng được nâng cao. Nhưng không vì vậy mà nhân danh nó mà mang những kiểu thời trang không phù hợp đến chốn công sở. Cần đảm bảo nguyên tắc chung là các cá nhân phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh, phù hợp với vị trí làm việc và bản chất, văn hóa doanh nghiệp.
Quy định về giao tiếp ứng xử
Ứng xử được thể hiện qua hành động, cử chỉ, lời nói, thái độ của mình đối thế giới xung quanh. Một người có những ứng xử đúng đắn, phù hợp thì được rất nhiều người yêu quý cũng như tạo ra được những giá trị cho bản thân mình, cho xã hội. Vì vậy nguyên tắc chung trong giao tiếp là cần lựa lời, thận trọng với những gì mà mình định nói ra để tránh đối phương khó chịu, bực bội mà không đi đến được mục đích của cuộc nói chuyện.
Các cá nhân trong công sở cần có thái độ lịch sự, tôn trọng và ngôn ngữ nói ra phải rõ ràng, mạch lạc, không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt. Cần thực hiện nghiêm túc “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cưới, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ. Khi giao tiếp qua điện thoại thì các cá nhân cần chú trọng trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; không ngắt điện thoại đột ngột.
Quy định về đạo đức lối sống
Nâng cao ý thức về chuẩn mực đạo đức, lối sống, không làm việc trái với thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật, không sách nhiễu, gây khó khăn khiến công việc vì đình trệ. Nhân viên không được dính vào các tệ nạn xã hội, không lan truyền tin tức sai sự thật ảnh hưởng đến danh dự cá nhân đồng nghiệp hay của cả công ty, …
Quy định về tinh thần thái độ làm việc
Các cá nhân trong cơ quan, tổ chức, công ty, doanh nghiệp phải có thái độ, trách nhiệm cao trong công việc. Mọi hành động đều phải bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích chung của cơ quan, công ty, doanh nghiệp, hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân, chủ động giúp đỡ, hợp tác với đồng nghiệp.
Không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực, kỹ năng chuyên môn
Hướng dẫn xây dựng văn hóa công sở
Văn hóa công sở tự nhiên hình thành như không thể tự nhiên phát triển. Theo đó, cần có sự xây dựng, định hướng đúng đắn từ những người đứng đầu. Do đó, để xây dựng một mối quan hệ đoàn kết, văn minh, lịch sự giữa các cá nhân trong một tập thể thì cần hoàn thiện về:
- Tiến hành xây dựng và thống nhất về quy định, quy chế chung, bắt buộc các cá nhân phải tuân thủ và thực hiện nghiêm túc
- Có quy định rõ ràng về tác phong, ăn mặc, thái độ ứng xử giữa các đồng nghiệp, giữa nhân viên với lãnh đạo, nhân viên với khách hàng
- Tập trung xây dựng một môi trường công sở hướng đến sự văn minh, an toàn, lành mạnh, chú trọng đến sức khỏe và đời sống tinh thần của nhân viên
- Có những chính sách, chế độ đảm bảo lợi ích của nhân viên
- Thường xuyên tổ chức teambuilding nhằm xây dựng tình đoàn kết, nâng cao năng lực giữa các nhân viên, …
CCB Office trở thành đối tác của 500+ tòa nhà trên toàn thành phố Hà Nội. Vì vậy, chúng tôi sẽ giúp khách hàng tìm kiếm mặt bằng một cách nhanh chóng, cung cấp các thông tin đầy đủ và chính xác nhất để từ đó khách hàng có một cách nhìn tổng quan để đánh giá lựa chọn ra vị trí phù hợp nhất với mình. Bởi chúng tôi hiểu được ưu nhược điểm của từng tòa nhà, nên chúng tôi sẽ giúp khách hàng có được những thông tin hữu ích trong việc quyết định mặt bằng thuê. CCB Office miễn phí toàn bộ chi phí tư vấn cho khách hàng.
Liên hệ ngay CCB Office để nhận báo giá thuê văn phòng Hà Nội và diện tích trống văn phòng tại các tòa nhà.
-
Trang web
:
- Hotline :
0985.575.185
- Địa chỉ : Tầng 11, tòa nhà Việt Á, số 09 Phố Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.