VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI
Lịch sử người Thái ở xã Tân Thành có quan hệ gần gũi và chặt chẽ với người Thái ở vùng núi Lang Chánh, Quan Hóa.. Các dòng họ chủ yếu của người Thái gồm có: Hà, Phạm, Lang, Lò, Vi, Đinh… Người Thái ở Tân Thành có 2 nhánh là: Thái Trắng (Táy Dọ) và Thái Đen (Táy mươi). Người Thái Trắng sống tập trung ở hai thôn Thành Lai, Thành Lợp. Tân Thành Người Thái Đen chiếm đa số, sống tập trung ở các thôn Thành Đon, Thành Lãm, Thành Thượng, Thành Hạ, Thành Nàng, Thành Lấm, Thành Dỏ.
Người Tháithường lập mường, lập bản theo sông, suối. Tục ngữ Thái có câu: “Táy kin nặm”, nghĩa là Thái ăn theo nước. Hoặc: “O lóc có noong, xoong hươn có bản” nghĩa là: một vùng nước nhỏ cũng là ao, hai nhà cũng là bản. Tên bản thường đặt theo tên sông, tên suối, tên núi, tên đồi… nơi cư trú. Từ xa xưa, người Thái đã biết dựa vào lợi thế tự nhiên của các thung lũng, bãi bồi ven sông để khai khẩn thành ruộng nước, nhiều thửa ruộng tập trung thành cánh đồng phì nhiêu.
Đặc điểm của ngườiThái TrắngvàThái Đenvề cơ bản giống nhau, chỉ khác nhau ở trang phục phụ nữ. Phụ nữ Thái Trắng có cạp váy ngắn, phần váy thêu hình con rồng. Còn về tiếng nói chỉ khác chút ít về phát âm, cùng chung ngữ hệ Tày – Thái. Người Thái có chữ viết riêng, ở nhà sàn; trước đây còn có nhiều thế hệ cùng ở chung trong một nhà, nay thì phân chia thành các gia đình theo cặp vợ chồng.Người Tháiở theo nước, bản làng trù phú đông vui.
Người Thái trắng
Người Thái Trắng (Táy Dọ)sống tập trung ở hai Thành Lai, Thành Lợp. Người Thái Trắng Tân Thành chiếm thiểu số ở trong xã, ít hơn nhiều so với người Thái Đen.
Phụ nữ Thái Trắng thường mặc áo cánh ngắn mầu sáng, cổ áo hình chữ V váy mầu đen không trang trí hoa văn.
Người Thái Đen
Người Thái đen (Táy đăm ) sống tập trungở các thôn Thành Đon, Thành Lãm, Thành Thượng, Thành Hạ, Thành Nàng, Thành Lấm, Thành Dỏ. … Người Thái Đen chiếm phần đa số của dân tộc Thái tại xã Tân Thành.
Phụ nữ Thái Đen trang phục thường nhật mặc áo khóm ( xửa cóm ) mầu tối cổ tròn, chui đầu, cài cúc phía vai ; khác với áo phụ nữ Thái Trắng cài cúc bạc tạo hình bướm, ve, ong..
Riêng cách búi tóc của người phụ nữ Tháitrắng, Thái đen giống nhau. Chưa chồng thì búi sau gáy; Nếu có chồng thì búi trên đỉnh đầu.
Mục lục bài viết
Nghi lễ – phong tục
Cũng như nhiều vùng khác, người Thái Tân Thành hoá thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái . Các tục lệ thờ cúng tổ tiên: Cúng trời đất, cúng bản mường và những lễ nghi như: Câù mưa , Cầu mùa,Lễ hội phín trá… Thường được tổ chức trong dịp khởi đầu một năm mới. Do quan niệm về cái chết là tiếp tục sống ở thế giới bên kia; vì vậy tụclệ ma chay của người Thái là “ lễ “ tiền đưa người chết về “ Mường trời” (Mương phạ)
Vốn có chữ viết riêng rất sớm, nên người Thái Tân Thành ( nói riêng) đã lưu trữ được kho tàng văn hoá bao gồm nhiều truyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ khá phong phú như : Xốngtrụ xôn xao; Khun lú; Nàng ửa; Khâm panh, truyện tình Pha dua.. Đặc biệt trong đời sống tinh thần Người thái bất cứ ở đâu cũng không thể thiếu : Hát khặp, khua luống, ném còn . Những nét văn hoá đặc trưng của người Thái Tân Thành đến nay cơ bản vẫn còn được lưu giữ phát huy ở nhiều khu vực làng bản.
Người Thái có kinh nghiệm lập mường, lập bản dọc theo các con sông, suối thuận lợi cho nghề canh nông phát triển “ Táy kin nặm” hoặc“ o lóc cónoong xoong hươn có bản”Nghĩa là: Người Thái ăn theo con nước; một vũng nhỏ cũng là ao, hai nhà cũng là bản. Gắn liền với những kinh nghiệm lập bản là những kinh nghiệm quý được coi là vốn sống của đồng bào Thái như : Đắp mương đắp đập : Làm cọn nước đưa nước về ruộng sản xuất, về bản sinh hoạt hằng ngày . Điều đó chứng tỏ họ là những cư dân nông nghiệp canh tác cây lúa nước từ lâu đời nay. Tuy nhiên, lúa nếp luôn là lương thực chính trong các bữa ăn hằng ngày của người dân tộc Thái. Ngoài việc trồng lúa , đồng Thái cũng trồng ngô, khoai, sắn, rau màu các loại… Và nghề rừng, nghề dệt thủ công lâu này đã tạo thêm nhiều nguồn lợisống quan trọng cho người Thái. Trong các nghề thủ công của người Thái được phân định khá rõ : Phụ nữ Thái tinh tế, văn hoa trong công việc dệt thổ cẩm truyền thống; Người đàn ông Thái tinh xảo trong đan lát mây tre, nghề mộc.
Ẩm thực
Một trong những điểm đặc trưng nổi bật của người dân tộc Thái là văn hóa ẩm thực.Dân tộc Thái ưa cái hương vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng của những món nướng. Món thịt trâu hoặc bò, cá, gà nướng được người Thái tẩm, ướp gia vị rất cầu kỳ. Gia vị để ướp là tiêu rừng hay còn gọi là “mắc khén”, ớt, tỏi,gừng, muối… Trước khi đem ướp với thịt, các gia vị cũng được nướng lên cho chín, tỏa mùi thơm.
Trong mâm cơm củangười Tháicó nhiều món ăn, mỗi món đều có hương vị đặc trưng. Các loại thịt gia súc, gia cầm, hay thủy sản đều có thể nướng. Thịt thái miếng, ướp gia vị, dùng xiên hoặc kẹp tre tươi đặt lên than hồng; hoặc thịt băm nhỏ, bóp nhuyễn với trứng, gói lá chuối, lá dong, kẹp lại, nướng trên than đỏ hoặc vùi tro nóng; khi chín, thịt rất thơm, ăn không ngán.
Món cá nướng hấp dẫn bởi hương vị thơm của cá, vị cay của ớt. Món “pỉnh tộp” cũng là cá nướng, nhưng thường dùng cá to như chép, trôi, trắm… mổ lưng, để ráo nước, xoa một lớp muối rang nổ; tẩm ớt tươi nướng, nghiền nát, mắc khén, để cá ngấm gia vị, cứng thịt lại rồi đặt lên than hồng.
Cá chín có vị thơm hấp dẫn, dùng để uống rượu rất độc đáo. Sản phẩm cá được người Thái chế biến ra nhiều món ăn khác nhau, đặc trưng và ngon: cá hấp trong chõ gỗ, người Thái gọi là cá mọc; món “pa giảng” là cá hun khói.
Do đặc thù vùng cao, người Thái thường để dành cá sấy trong bếp. Khi có khách, nhà xa chợ, chưa làm kịp món ăn thì bỏ cá ra nướng lại cho thơm, rót rượu mời khách nhâm nhi. Và ở bếp, người nhà tiếp tục chế biến món ăn, tiếp từng món lên đãi khách. Đây là cách giữ chân khách, thể hiện sự hiếu khách của đồng bào vùng cao. Bên cạnh các món nướng, người Thái còn có tài chế biến gia vị để ăn với các món luộc, món hấp, hương vị thơm ngon.
Xôi nếp là món ăn truyền thống của dân tộc Thái. Người Thái có phương pháp đồ xôi cách thủy bằng chõ gỗ rất kỹ thuật. Xôi chín bằng hơi, mềm, dẻo nhưng không dính tay. Xôi được đựng vào ép khẩu hoặc giỏ cơm đậy kín, ủ ấm, giữ cho cơm dẻo lâu. Cơm lam là đặc sản của dân tộc Thái thường được sử dụng vào dịp lễ, tết hay đãi khách.
Mùa nào thức nấy, người Thái đãi khách bằng sản vật, như: măng đắng, măng ngọt, rau cải ngồng, rau dớn… chấm với gia vị chéo, đậm đà vị cay của ớt, riềng, mặn của muối rang, hương thơm của rau làm biết bao thực khách phải ngẩn ngơ khi đã một lần nếm thử.
HÀ PHƯƠNG ÂN (VP UBND)