VĂN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG – Tài liệu text
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 139 trang )
14
____________________________________________________________________
TT (Hà Nội) -”VN đang ở thời kỳ cuối của giai đoạn bùng nổ dân số”,
phó chủ nhiệm Ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em Nguyễn Thiện
Trưởng nhận định tại cuộc họp báo chiều 5-7, nhân kỷ niệm Ngày dân
số thế giới 11-7.
Theo ông, hiện tại mỗi năm dân số VN tăng thêm khoảng 1,3 triệu
người. Tình trạng tăng dân nhanh này đã đặt ra nhiều vấn đề dân sinh, đặc
biệt”gây sức ép lên hệ thống giáo dục quốc dân”.
Tại gia đình, ông Trưởng cho biết khảo sát mới nhất tại TP Biên Hòa
(Đồng Nai) cho thấy hơn 56% gia đình không hiểu quá trình thay đổi tâm
sinh lý của trẻ.
Trẻ sơ sinh gia tăng tại
Nhận thức về sức khỏe sinh sản của thanh niên còn yếu, rất nhiều
Bệnh viện Từ Dũ – Ảnh
nam thanh niên chưa lập gia đình có quan hệ với gái mại dâm, tỉ lệ nhiễm :T.T.D
HIV trong vị thành niên và thanh niên tăng cao, 30% số ca nạo phá thai hằng năm là nữ giới chưa lập
gia đình…
Để giải quyết tình trạng này, một dự án lớn nhất từ trước đến nay về truyền thông phòng chống
HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản trong thanh niên sẽ được thực hiện từ 2006, với tài trợ trị giá 20 triệu
USD từ Ngân hàng Phát triển châu Á.
L.ANH
CHƯƠNG II
VĂN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG
Dẫn nhập
Có lẽ, phát biểu rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của văn hóa chắc không quá đáng, bởi
vì một khuynh hướng chung hiện nay là các quốc gia trên thế giới đang (hay sắp) qui
tụ với nhau thành nhiều nhóm dựa trên văn hóa, mà không dựa trên ý thức hệ (như
Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Tư bản trong thời gian qua). Trong thế kỷ 21, người
ta sẽ hỏi”Anh là ai”thay vì”Anh thuộc phe nào”? trong thế kỷ vừa qua. Tức là một sự
chuyển biến về nhận dạng từ ý thức hệ sang văn hóa.
2.1. Khái niệm Văn hoá
Vậy Văn hoá là gì ? trả lời câu hỏi này không dễ chút nào, bởi văn hoá là một
phạm trù có nội hàm rất rộng, các học giả trên thế giới chưa bao giờ đồng ý với nhau
về ý nghĩa của hai từ này (hiện có trên 500 định nghĩa) và xem ra xu hướng học thuật
hiện nay, số lượng các định nghĩa còn có thể tăng lên nữa. Trong phạm vi giáo trình
này, người viết chỉ giới thiệu một số định nghĩa tiêu biểu
15
____________________________________________________________________
Theo cách hiểu thông thường, văn hóa là học thức, trình độ học vấn và lối sống
lành mạnh … điều này thấy rõ trong sơ yếu lí lịch của cá nhân có ghi: trình độ văn
hoá, trong xã hội có ấp văn hoá, phường văn hoá, gia đình văn hoá, sống có tính có
nghĩa, có trước có sau, hay giúp đỡ, an ủi người cô thế, bất hạnh người ta gọi là người
có văn hoá.Còn trong học thuật, văn hoá được hiểu theo một nghĩa khác:
Cố Gs Đào Duy Anh xem văn hoá là sinh hoạt 4
TS Dương Ngọc Dũng xem Văn hoá là một hệ thống các giá trị chung cho mọi
thành viên của xã hỗi hay cộng đồng 5
Edouard Herriot xem Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là
cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả 6 .
Phan Ngọc xem văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một
cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tạí ít nhiều đã bị cá nhân hay tộc
người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng.Điều biểu hiện rõ
nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện
thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của
cá nhân hay tộc người khác. 7
Trần Ngọc Thêm trong công trình Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, – được
bộ Giáo Dục và Đào tạo chọn làm giáo trình chính giảng dạy trong các ngành Khoa
học Xã hội – xuất bản tại Thành phố Hồ chí Minh năm 2001 (tái bản 2003,2004,2006)
đã định nghĩa văn hoá như sau:
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn và trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.
Ta thấy định nghĩa này phù hợp với định nghĩa mà UNESCO đưa ra năm 1970
tại Venise 8
2.2. Các đặc trưng và chức năng của văn hóa
Đào Duy Anh 1938 Việt Nam Văn hoá sử cương, NXB Văn Hoá, t13
Dương Ngọc Dũng, Nhu cầu hiện thực hoá lý tưởng của bản thân, TTCN,số 42, ngày 26.20.2003
6
Trần Ngọc Thêm, sđd, t4
7
Phan ngọc 1998 Bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB VH-TT, t17
8
Trần Ngọc Thêm 2001 Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB TPHCM.17-25
4
5
16
____________________________________________________________________
2.2.1. Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội
VH gồm nhiều bộ phận có liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.
Những con người có chung một nền VH sẽ sống chung thành một cộng đồng ổn định
2.2.2. Tính giá trị và chức năng thúc đẩy xã hội vận động đi lên
Có nhiều cách phân loại giá trị văn hóa:
Giá trị vật chất, giá trị tinh thần, giá trị hỗn hợp vật chất – tinh thần
Giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ
Giá trị vĩnh cửu, giá trị nhất thời , giá trị lịch sử và giá trị đang hình
thành
Tính giá trị còn có vai trò điều chỉnh xã hội, bằng cách tạo ra nhũng mẫu
mực để mọi người noi theo.
2.2.3. Tính lịch sử và truyền thống có chức năng giáo dục, duy trì
cộng đồng.
2.2.4. Tính dân tộc tạo nên cá tính, bản sắc riêng, phân biệt với dân
tộc khác 9.
2.3. Phân biệt văn hóa, văn hiến, văn vật và văn minh.
Văn hoá
Hài hoà giữa vật
Văn hiến
Thiên về giá trị
Văn vật
Thiên về giá trị
Văn minh
Thiên về giá trị vật
chất và tinh thần
tinh thần
vật chất
chất, kỹ thuật
Có bề dài lịch sử
Có bề dài lịch sử
Có bề dài lịch sử
Có trình độ phát triển
Có tính dân tộc
Có tính dân tộc
Có tính dân tộc
Có tính quốc tế
Thiên về nông
Thiên về nông
Thiên về nông
thôn, nông nghiệp,
thôn, nông nghiệp,
thôn, nông
thị, thương mại, và
phương Đông
phương Đông
nghiệp, phương
công nghiệp, phương
9
Thiên về thành
* Xem chi tiết hơn trong : Trần Ngọc Thêm 2006 Tìm về bản sắc văn hoá Việt
Nam, NXB TPHCM, t 20-24
17
____________________________________________________________________
Đông
Tây
18
____________________________________________________________________
2.4. Cấu trúc của một nền văn hóa
Có thể chia ra 4 thành tố, gồm:
Văn hóa nhận thức
Văn hóa tổ chức cộng đồng: xã hội và cá nhân.
Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên.
Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
2. 5. Các bộ môn nghiên cứu văn hóa
Gồm những chuyên ngành :
Văn hóa học đại cương: còn gọi là Lí thuyết văn hóa , nghiên cứu các
khái niệm, quy luật hình thành và phát triển văn hóa…
Địa lí văn hóa : tìm hiểu văn hoá của các vùng (theo chiều ngang).
Lịch sử văn hóa: khảo sát quá trình diễn biến của một nền văn hóa dân
tộc (theo chiều dọc).
Cơ sở văn hóa nhằm nghiên cứu một nền văn hóa dân tộc , bao hàm cả
địa-văn hóa và sử -văn hóa , nhằm hướng vào thời hiện đại , với mục đích bảo tồn và
phát triển nền văn hóa ấy .
2.6. Hai loại hình văn hoá cơ bản trên thế giới
Người ta thường phân chia thế giới ra hai khu vực văn hóa: phương Đông và
phương Tây.Cách chia như thế chỉ là tạm thời, vì nó thiếu cơ sở khoa học và không
chính xác.Tiêu chí phân loại phải căn cứ vào lối sống chủ yếu (cách sản xuất), mà sản
xuất phụ thuộc vào địa hình, khí hậu .
Nhiều nhà nghiên cứu thống nhất chia văn hóa thế giới ra làm 2 loại hình cơ
bản: văn hóa gốc nông nghiệp và văn hóa gốc du mục.
19
____________________________________________________________________
Bảng đối chiếu hai loại hình văn hoá
Tiêu chí
Địa hình, khí hậu
Văn hoá nông nghiệp
Văn hoá du mục (Chủ yếu
(Chủ yếu ở phương Đông ở phương Tây)
đồng bằng, nóng, ẩm, thấp thảo nguyên, lạnh, khô, cao
Nghề nghiệp chính
trồng lúa nước
chăn nuôi du mục
Cách sống (nơi ở)
định cư, nhà ở ổn định
du cư, cắm trại, lều tạm bợ
Ứng xử với tự nhiên
gắn bó, hoà hợp,tôn trọng chiếm đoạt, khai thác, bóc lột
Ăn uống
đồ ăn thực vật
trọng
Quan hệ xã hội
tình,
đồ ăn động vật
trọng
đức, trọng lý (nguyên tắc), trọng tài,
trọng văn, trọng nữ, dân trọng võ, trọng nam giới, trọng
chủ, trọng tập thể
Giao lưu đối ngoại
hiếu hoà, dung hợp, mềm hiếu chiến, độc tôn, cứng rắn
dẻo khi đối phó
chủ quan, cảm tính, kinh
Đặc điểm tư duy
nghiệm, tổng hợp và biện
chứng
Văn học nghệ thuật
Xu hướng khoa học
Khuynh hướng chung
cá nhân (thủ lĩnh)
thiên về thơ, nhạc trữ tình
thiên văn, triết học tâm
linh, tôn giáo
thiên về văn hoá nông
thôn
bằng bạo lực
khách quan, lý tính, thực
nghiệm, phân tích và siêu hình
thiên về truyện, kịch, múa sôi
động
khoa học tự nhiên, kỹ thuật
thiên về văn minh thành thị
20
____________________________________________________________________
Trên đây trình bày những nét khác biệt cơ bản nhất giữa hai loại hình văn hóa
chủ yếu của loài người. Trên cơ sở đó, sinh viên tiếp tục tìm hiểu những nét khác nhau
trong nhiều lĩnh vực khác.
143H
Những hình ảnh tiêu biểu cho nền văn minh nông nghiệp Phương Đông
144H
Những hình ảnh tiêu biểu cho nền văn minh nông nghiệp Phương Tây du mục
Nguồn: sưu tầm từ Internet
21
____________________________________________________________________
CHƯƠNG III
TỌA ĐỘ CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM
Theo Trần Ngọc Thêm: Ba yếu tố cơ bản tạo nên một nền văn hóa là:
Chủ thể văn hóa
Không gian văn hóa
Thời gian văn hóa 10
3. 1.Chủ thể văn hóa Việt Nam là các dân tộc Việt Nam
Cách đây trên 30 vạn năm, loài người sống ở hai khu vực chính: phía Tây và
phía Đông. Khu vực phía Tây gồm 2 đại chủng là chủng Âu (Europeoid), và chủng Phi
(Negroid) Còn ở phía Đông, có đại chủng Á (Mongoloid) sống ở phía Bắc, đại chủng
Úc (Australoid) sống ở phía Nam gồm khu vực Đông Nam Á và nam đảo Thái bình
dương.
Cách đây khoảng 10 ngàn năm (thời đồ đá giữa) một dòng người du mục thuộc
đại Mongoloid từ Tây Tạng thiên di xuống, vượt qua sông Dương Tử (còn gọi Trường
giang), dừng lại và hợp chủng với dân Melanesien nông nghiệp bản địa, tạo ra một
chủng mới gọi là Indonesien (Mã Lai cổ), nước da ngăm đen, tóc hơi quăn, tầm vóc
thấp 11.
Cách đây khoảng 5000 năm (thời đồ đá mới, đầu thời đại đồ đồng), tiếp tục
diễn ra sự tiếp nhận và hợp chủng dòng người Mongoloid phía Bắc đi xuống với dân
cư Indonesien bản địa, tạo ra chủng mới, Austroasiatic -gọi là chủng Nam Á.
Dần dần, chủng Nam Á chia tách ra nhiều dân tộc gọi chung là nhóm Bách
Việt, như Dương Việt,Đông Việt, Điền Việt, Lạc Việt, Mân việt, Nam việt,…sinh sống
từ phía nam sông Dương Tử cho tới Bắc Trung Bộ. Nhóm này hình thành theo 4 nhóm
10
11
Trần Ngọc Thêm 2006, sđd, t 53
Trần Ngọc Thêm 2006, sđd, t 55
22
____________________________________________________________________
ngôn ngữ là Việt -Mường, Môn -Khmer, Tày- Thái, Mèo -Dao.Trong đó, dân tộc Việt
(kinh) chiếm đa số, tới 85 %.
Trong khi đó, một bộ phận dân Indonesien không muốn ở lại hợp chủng với các
dòng du mục phươ ng Bắc nên đã di chuyển dọc theo dãy Trường Sơn vào phía Nam,
định cư lại ở vùng Tây nguyên và Trung bộ, đó là các dân tộc Bana, Eđê, Gia rai,
Churu, Vân kiều… và dân tộc Chăm ngày nay.
Như vậy, người Việt ngày nay đều có chung một nguồn gốc là chủng
Indonesien nhưng lại đa dạng và sống rải rác khắp từ Bắc đến Nam.
Cách đây khoảng 4000 năm, các dân tộc Việt lùi xuống, hình thành quốc gia
đầu tiên gọi là Văn Lang, đồng thời mở mang bờ cõi về phương Nam.
Tam giác thứ hai hình thành, cạnh đáy là đường biên giới Việt – Trung ngày nay
còn đỉnh là chót Mũi Cà mau (chính xác hơn, đó là các đảo cực Nam của Tổ quốc).
Mối quan hệ giữa 3 thành tố trên: Không gian văn hoá chậm thay đổi so với chủ
thể văn hoá, chủ thể có thể thay đổi còn thời gian là vô tình, là tuần hoàn.
3.2. Không gian văn hóa
Không gian văn hóa có phần phức tạp hơn< bởi lẹ văn hóa có tính lịch sử (yếu
tố thời gian), cho nên không gian văn hóa có liên quan đến lãnh thổ văn hóa nhưng
không trùng và không đồng nhất với không gian lãnh thổ: Nó bao quát tất thảy những
vùng lãnh thổ mà dân tộc đó đã tồn tại qua mọi thời đại. Do vậy, không gian văn hóa
bao giờ cũng rộng hơn lãnh thổ. Không gian văn hóa của hai dân tộc sống cạnh nhau
thường có phần chồng lên nhau, có miền giáp ranh 12(vùng đệm – LQV).
Hai tam giác không gian văn hóa Việt Nam
Hãy xác định vị trí sông Dương Tử trên bản đồ và đường biên giới Việt – Trung
ngày nay.
Tam giác thứ nhất: cạnh đáy là bờ Nam sông Dương Tử, còn đỉnh là Bắc Trung
Bộ (khoảng Đèo Ngang).
12
TRần Ngọc Thêm 1997 Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục, t 27-28