VĂN HOÁ NHẬT BẢN: 26 QUY TẮC BẤT BIẾN PHẢI BIẾT TRONG ĐỜI SỐNG NHẬT BẢN

Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia quy chuẩn nhất trên thế giới. Người Nhật Bản chăm chỉ, nhẫn nhịn, tử tế và luôn luôn cư xử lịch sự, văn minh với tất cả mọi người từ gia đình, đồng nghiệp, cấp trên đến những người xa lạ.

Do đó, khi bạn có dự định sang đất nước Mặt trời mọc này du học, làm việc hay sinh sống thì nhất định phải hiểu rõ những văn hóa và quy tắc trong ứng xử hằng ngày với người Nhật Bản.

Có như vậy, bạn mới có thể nhanh chóng hòa nhập và cảm thấy vui vẻ, thoải mái với môi trường mới được.

Cùng tìm hiểu những nét văn hóa và quy tắc ứng xử với người Nhật Bản trong bài viết dưới đây của Riki nha. 

1. Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp

Tuy xã hội hiện đại nhưng người Nhật vẫn giữ nếp sống tuyền thống riêng của mình, họ rất coi trọng bản sắc văn hóa và đề cao giáo dục con người.

văn hóa Nhật Bản trong gia tiếp

Người Nhật có nét đặc biệt trong giao tiếp, họ thường cúi chào khi gặp người đối diện, độ gập người còn tùy thuộc vào địa vị xã hội của cả 2.

văn hóa Nhật Bản trong gia tiếp

Một điều bắt buộc mỗi người Nhật cần có đó là danh thiếp. Mỗi lần giới thiệu hay làm quen ai đó thì việc đầu tiên sẽ là trao đổi danh thiếp, việc nhận danh thiếp cũng cần phải nhận bằng 2 tay là một cử chỉ lễ độ cần thiết.

văn hóa Nhật Bản trong gia tiếp 2

Có thể bạn cũng sẽ bất ngờ khi tiếng Nhật còn có 1 loạt hệ thống kính ngữ gọi là “Keigo”, tùy theo người được nhắc đến mà sử dụng kính ngữ cho thích hợp.

văn hóa Nhật Bản trong gia tiếp

Bởi thế khi bạn học tiếng Nhật thì bắt buộc phải học kính ngữ và là một phần quan trọng trong kỹ năng sử dụng ngữ pháp trong câu văn khi nói.

Nhiều người khi nghe đến việc cúi chào hay những phép lịch sự tối thiểu của người Nhật sẽ thấy “đơn giản mà” sao phải làm quá lên. Nhưng người Nhật coi cách cúi chào là một nghệ thuật mà không phải ai cũng hiểu và làm được.

Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp

Hiểu hơn về tập quán giao tiếp của người Nhật:

Khẽ cúi chào:

Phần thân và đầu hơi cúi chào khoảng 1 giây, 2 tay để bên hông thẳng theo đường chỉ quần. Người Nhật chào nhau nhiều lần trong ngày, họ chỉ sử dụng chào thi lễ 1 lần, các lần sau sẽ chỉ “khẽ cúi chào”.

Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp

Cách làm này nhiều người Nhật cảm thấy có phần rườm rà, phức tạp nhưng nó vẫn được duy trì từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến ngày nay.

Cúi chào bình thường:

Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp

Phần thân sẽ cúi xuống 1 góc 20 – 30 độ, giữ khoảng 2 – 3 giây rồi ngẩng lên. Nếu có đang ngồi mà muốn chào thì người Nhật sẽ để tay xuống sàn, cúi người cách mặt sàn khoảng 10 – 15cm.

Chào kiểu “Saikeirei”:

Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp

Đây là cách chào đầy trang trọng, được sử dụng trước Thiên Hoàng, trước bàn thờ trong đền Thần Đạo, trong chùa,… Cúi người từ từ, thân mình gập thấp (rất thấp) là hình thức cao nhất.

Cách giao tiếp mắt:

Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp

Người Nhật rất hạn chế nhìn thẳng vào mặt người đối diện, thay vào đó họ sẽ nhìn vào các vật thể trung gian như trang sức, caravat,… Nếu nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối diện sẽ bị coi là mất lịch sự.

Một câu chúc:

Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp

Người Nhật có một cách chúc nhau rất độc đáo. Nếu bạn thấy họ sử dụng ngón trỏ cùng ngón cái tạo thành hình tròn thì tức là họ đang “chúc bạn giàu có” đấy.

Ý nghĩa về số “Tử” – 4:

Một số nước theo văn hóa chữ Hán coi số 4 là con số không may mắn vì nó đồng âm với “tử” nghĩa là chết. Vì thế trong những ngày trọng đại hay đời thường thì người Nhật rất kỵ nhắc đến con số này.

2. Văn hóa lễ hội tại Nhật Bản 

Có thể bạn sẽ biết Nhật Bản là quốc gia “chăm chỉ” nhất thế giới nhưng cũng kèm theo đó Nhật Bản cũng là quốc gia có nhiều lễ hội nhất.

văn hóa lễ hội tại Nhật Bản

Matsuri được dùng để chỉ các lễ hội được tổ chức quanh năm. Các lễ hội này được tổ chức theo nghi lễ THẦN ĐẠO (tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc Nhật Bản) hay sẽ là tái hiện lại lịch sử đầy sống động với quần áo màu sắc đi cùng kiệu Mikoshi được rước cùng đoàn người nườm nượp.

văn hóa lễ hội tại Nhật Bản

Tanabata là lễ hội tình yêu duy nhất tại Nhật Bản được tổ chức hàng năm vào ngày 7 tháng 7 (âm lịch).

văn hóa lễ hội tại Nhật Bản

Bạn sẽ thấy ngày này quen phải không? Vì ngày 7/7 âm lịch cũng chính là ngày Ngưu Lang Chức Nữ tại Trung Quốc và ngày này cũng là ngày tôn vinh tình yêu.

Vào ngày này, nam nữ Nhật Bản sẽ cùng nhau rảo bước dưới trời mùa hè, cầu chúc cho nhau những lời chúc tốt lành.

văn hóa lễ hội tại Nhật Bản

Các gia đình Nhật thì sẽ viết nên những câu thơ với lời chúc ý nghĩa lên mẫu giấy trắng rồi trang trí lên ngọn tre trong vườn nhà. Tục này khá giống với tục trang trí cây thông noel của phương Tây.

Danh sách các lễ hội tại Nhật Bản lớn nhất trong năm

– Lễ hội Oshogatsu – Tết truyền thống của Nhật Bản

Tuy là một quốc gia tại Châu Á nhưng Nhật Bản lại không đón tết Nguyên Đán như Việt Nam hay Trung Quốc, đất nước mặt trời mọc chào đón năm mới theo dương lịch hay còn gọi là tết Oshogatsu.

văn hóa lễ hội tại Nhật Bản

Lễ hội này được coi là lễ hội lớn quan trọng nhất tại Nhật Bản. Trước ngày chính lễ, người Nhật sẽ trang trí cây thông đặt ngay cạnh cửa.

Cây thông được người Nhật coi là biểu tượng cho tinh thần, sự bất tử. Theo tương truyền thì cây thông còn là nơi thần Tóhigamisama trú ẩn.

văn hóa lễ hội tại Nhật Bản

Bên cạnh đó, người Nhật còn trang trí nhà cửa với thừng bện cùng lá xanh, rơm bện cùng dây ngũ sắc để xua đuổi tà ma và đón những vị thần đến chơi nhà mình.

Nếu Tết nguyên đán tại Việt Nam không thể thiếu bánh chưng thì ngày tết tại Nhật không thể thiếu bánh làm từ gạo có tên gọi là omochi, thức ăn chế biến từ hải sản,…

văn hóa lễ hội tại Nhật Bản

Người Nhật cũng dành ra ngày mùng 1 – mùng 3 để đi thăm viếng, chúc tết gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,… và thực hiện các nghi lễ cầu nguyện cho năm mới ấm no, may mắn.

– Lễ hội xua đuổi yêu ma – Setsubun

văn hóa lễ hội tại Nhật Bản

Setsubun được tổ chức vào ngày 3/2 hàng năm, được coi là lễ hội mùa xuân không thể thiếu tại Nhật. Lễ hội này còn là dấu mốc nhắc nhở mọi người khi đúng ngày lập xuân sẽ là ngày diễn ra lễ hội, chấm dứt những ngày đông buốt giá.

văn hóa lễ hội tại Nhật Bản

Vào ngày này, đậu tương chính là hàng hóa được mua nhiều nhất bởi đây là loại hạt được các gia đình Nhật Bản sử dụng để ném ra trước hiên nhà cùng lời khấn trừ ma quỷ đón phước lộc về nhà.

văn hóa lễ hội tại Nhật Bản

Nếu có dịp đi du lịch vào đúng ngày diễn ra lễ hội bạn không chỉ được chứng kiến tục ném đậu tương trước hiên nhà mà còn chiêm ngưỡng điệu múa dân tộc uyển chuyển trên đường phố.

– Lễ hội búp bê Nhật Bản – Hina matsuri

Thời xa xưa, búp bê được được chưng bày ở nơi trang trọng nhất trong căn nhà và được coi như là vật báu của gia đình người Nhật.

văn hóa lễ hội tại Nhật Bản

Những con búp bê sẽ được mặc quốc phục – Kimono, tóc vấn cao đen trên đầu theo kiểu tóc truyền thống của phụ nữ Nhật.

Bạn sẽ bắt gặp hình ảnh búp bê Nhật Bản rất nhiều trong các bộ phim của xứ Phù Tang này, vì thế lễ hội búp bê Nhật Bản như một lời lí giải cho các “diễn viên” này.

văn hóa lễ hội tại Nhật Bản

Lễ hội được tổ chức vào ngày 3/3 hàng năm, đây cũng chính là thời điểm hoa anh đào nở rộ và không thể thiếu các món ăn như rượu sake, cơm đậu đỏ hay bánh gạo,…

– Lễ hội cá chép – Kodomo – no – hi (ngày thiếu nhi tại Nhật)

Tại Việt Nam ngày 1/6 là ngày quốc tế thiếu nhi còn tại Nhật Bản, ngày 5/5 là ngày hội cá chép, cũng chính là ngày tết thiếu nhi của đất nước này.

văn hóa lễ hội tại Nhật Bản

Cá chép với người Nhật là biểu tượng cho sự mạnh mẽ, trí tuệ, nghị lực, dũng cảm,… vì thế các bậc phụ huynh hi vọng những đứa con của mình khi lớn lên đều có những đức tính tốt đẹp đó.

văn hóa lễ hội tại Nhật Bản

Đèn lồng cá chép cũng dần trở thành biểu tượng đặc trưng của đất nước mặt trời mọc, chỉ cần nhìn đèn lồng cá chép treo cao là bạn sẽ nghĩ ngay đến đất nước xinh đẹp này.

– Lễ vu lan nhật Bản – Obon

Tùy từng địa phương mà lễ Obon được tổ chức vào 1 ngày khác nhau. Như Tokyo là ngày 15/7, Kyoto thì muộn hơn một chút vào ngày 15/8…

văn hóa lễ hội tại Nhật Bản

Ngày lề Vu Lan là ngày các gia đình tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên,… những người đã khuất.

Tìm hiểu thêm các lễ hội khác tại các vùng của Nhật Bản:

3. Văn hóa ẩm thực Nhật Bản

a. Những điểm đặc trưng độc nhất không phải ai cũng biết

  • Sự giao thoa tuyệt vời

Người Nhật có một nền ẩm thực xuất sắc không chỉ về mùi vị mà còn là vẻ đẹp. Người Nhật rất cầu kỳ trong việc bày trí món ăn.

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Nghệ thuật đặc biệt này được hình thành từ việc giao thoa giữa các nền ẩm thực ở các quốc gia khác gồm Trung Quốc, phương Tây. Nên đôi khi bạn sẽ thấy các món ăn truyền thống nhưng lại được bày trí rất hiện đại.

  • Quy tắc “Tam ngũ” – triết lý ẩm thực

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản

-Ngũ vị: chua – cay – mặn – ngọt – đắng.
-Ngũ sắc: vàng – trắng – đỏ – xanh – đen.
-Ngũ pháp: sống – nướng – ninh – hấp – chiên.

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Các món ăn của người Nhật thường có ít calo nhưng lại rất đủ dinh dưỡng, mỗi món ăn còn thể hiện một lời chúc tốt đẹp từ người nấu đến người ăn:

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản

-Đậu phụ: Chúc sức khỏe
-Trứng cá tuyết: Chúc gia đình đoàn viên
-Tôm: Tương trưng cho sự trường thọ
-Rượu Sake: thần dược kéo dài tuổi thọ, trừ tà khí

  • Văn hóa bàn ăn

“Itadakimasu” thành ngữ được sử dụng thường xuyên trên bàn ăn của gia đình Nhật có nghĩa là “xin mời” trước khi ăn cơm.

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản

“Gochiso sama deshita” thành ngữ được sử dụng sau khi kết thúc bữa ăn nghĩa là “Cảm ơn vì món ăn ngon”.

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Bát, đĩa sử dụng trong bữa ăn của người Nhật rất ưa chuộng hoa văn màu sắc, với chất liệu chính là sơn mài và đồ gốm cổ.

Bát, đĩa trong bữa ăn cũng được thay đổi theo mùa. Thật sự là một điều khá thú vị tại Nhật phải không?

  • Văn hóa trà đạo đỉnh cao

Vào cuối thế kỷ 12, nghệ thuật trà đạo trở thành truyền thống vô cùng đặc sắc trong đời sống của người dân Nhật.

văn hóa trà đạo Nhật Bản

Với người Nhật trà không chỉ để uống mà còn là một phương pháp hữu hiệu giúp thanh tịnh tâm hồn, tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ.

Nghệ thuật trà đạo của Nhật bản có 4 nguyên tắc cơ bản: Hòa – Kinh – Thanh – Tịnh:

văn hóa trà đạo Nhật Bản

-Hòa: Sự hài hòa giữa người pha trà với dụng cụ được sử dụng để pha trà.
-Kính: Sự kính trọng của trà nhân với thiên nhiên, với con người, với cuộc sống.
-Thanh: Sự tôn kính với vạn vật, không phân biệt hơn là tâm thanh thản.
-Tịch: Sự yên tỉnh, tịch lặng, dù có ồn ào nhưng người vẫn am thất, thế giới và con người không phải là 2 mà cả 2 đều biến mất.

  • Sushi Nhật Bản

Một điều thú vị là sushi không chỉ là món ăn truyền thống của xứ Phù Tang mà còn được người dân nơi đây chế biến theo mùa:

sushi Nhật Bản

-Mùa xuân hoa đào nở: Các món sushi sẽ sử dụng nguyên liệu chính như trai biển vỏ cứng (hama-guri), cá biển (sayori), sò trứng Nhật (tori-gai), cá biển đen của Nhật (kisu),…

-Mùa Hạ lá phong tươi: Có 4 món sushi chính như bào ngư (awabi), Cá vược biển (uzuki), cá chình biển (anago), cá ngừ Nhật (aji).

-Mùa đông lá phong đỏ: có 3 món sushi chính là cá kampachi, cá chích – cá mòi dấm (kohada), cá thu (saba).

-Mùa đông tuyết rơi: Có 4 món sushi chính là cá nục (ika), cá ngừ (maguro), tôm hùm (kuruma ebi), trứng (tamago), bí cuộn tròn (kampyo-maki).

4. Văn hóa Nhật Bản truyền thống: anime

Văn hóa anime Nhật Bản

Năm 2017 là năm đánh dấu mốc lịch sử 100 năm của ngành công nghiệp phim Anime Nhật Bản. Hơn 1 thập kỷ trôi qua, cái tên anime giờ đã quá đỗi quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả nhất là trẻ em.

Văn hóa anime Nhật Bản

Năm 1914, truyện tranh của các nước phương Tây du nhập vào Nhật Bản khiến những nghệ sĩ vẽ tranh biếm họa thời kỳ này cảm thấy rất hứng thú với hình thức thể hiện mới.

Năm 1917, bộ phim hoạt hình Anime chuyên nghiệp đầu tiên ra đời đánh dấu lịch sử cho 1 sự phát triển phồn thịnh kéo dài hơn 1 thập kỷ qua.

Văn hóa anime Nhật Bản

Trong tất cả các hãng sản xuất phim Anime thì không thể không nói đến đế chế Ghibli bới các bộ phim đình đám như Hàng xóm của tôi là Totoro, Lâu đài bay của pháp sư howl, Vùng đất linh hồn,…

Văn hóa anime Nhật Bản

Nếu là fan của Anime chân chính thì nhất định bạn phải biết đến các bộ phim anime huyền thoại này:

Xem thêm : TOP 20 BỘ PHIM ANIME HAY NHẤT LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Kèm theo đó là các bộ truyện manga trở nên cực kỳ thình hành vào những năm 80 và 90, các bộ truyện nổi tiếng thời kỳ không thể không có Doraemon, 7 viên ngọc rồng,… Đến nay những cái tên đó đã đi vào huyền thoại và vẫn được độc giả nhỏ tuổi săn đón.

5. Không nên đưa tiền boa tại Nhật

Nhật Bản là quốc gia nói không với “hối lộ”. Mọi người thường nghĩ việc đưa tiền tip sẽ khiến người phục vụ vui vẻ hơn nhưng ở Nhật điều này hoàn toàn không được.

Những nét lạ trong văn hóa Nhật

Những người làm dịch vụ tại Nhật họ sẽ không vui vẻ khi bạn đưa tiền “bo” đâu vì thế hãy lưu ý khi đi du lịch tại Nhật bạn nhé!

6. Ăn những món ăn sống

Bạn thường quan niệm đồ ăn sống sẽ không tốt cho sức khỏe nhưng với người Nhật những món ăn sống được coi như là món ăn truyền thống tại đây.

Những nét lạ trong văn hóa Nhật

Sashimi chắc chắn là món ăn rất quen thuộc với các bạn rồi phải không. Có các món sashimi phổ biến như cá hồi, bạch tuộc, trứng cá hồi,…

7. Tạo ra tiếng động khi ăn

Tại Việt Nam việc tạo ra tiếng động khi ăn được coi là mất lịch sự nhưng với người Nhật việc tạo ra tiếng động khi ăn được coi như một lời khen với đầu bếp rằng món ăn rất ngon.

Những nét lạ trong văn hóa Nhật

Đặc biệt khi ăn mì ramen hay soba bạn sẽ không thấy lạ khi nghe thấy tiếng húp sùm sụp được phát ra.

8. Những luật lệ “ngầm” trong văn hóa ứng xử của người Nhật bạn nên lưu ý 

Quy tắc giao tiếp không nên làm

Với người Nhật, ấn tượng đầu tiên rất quan trọng nên bạn cần lưu ý những hành động tưởng chừng nhỏ vô hại lại khiến mình mất điểm. Điểm qua các điều như:

  • Vừa ngồi, vừa nói chuyện, vừa rung đùi. (Người Nhật xem đây là hành động không mấy lịch sự và có phần suồng sã).

  • Tuyệt đối không được chỉ tay vào người đối diện, không hỏi cân nặng, lương, hay liếc ngang liếc dọc khi đang nói chuyện với người đối diện.
  • Một điều tiên quyết đó là khi giao tiếp với người đối diện, hành động khoanh tay, đút túi quần là hành động mất lịch sự bạn nên ghi nhớ.

  • Người Nhật rất trọng bữa ăn gia đình vì thế nếu bạn có đang đi ăn thì hãy tinh ý không sử dụng điện thoại trong lúc ăn nhé!

Quy tắc nơi công cộng không nên bỏ qua

Không chở nhau bằng xe đạp vì tại Nhật xe đạp là phương tiện dành cho 01 người. Và nếu bạn vẫn muốn có người ngồi đăng sau thì hãy chuẩn bị sẵn tinh thần rằng cảnh sát sẽ đến và hỏi giấy tờ của bạn.

Không nên dùng tăm ở nơi công công. Tại Việt Nam việc ăn xong rồi dùng tăm là điều bình thường nhưng tại Nhật nếu muốn dùng tăm tốt nhất bạn nên tránh mặt vào nơi nào đó riêng tư thôi nhé.

Đi đường không nên khoác vai bá cổ, không ngoáy mũi, khạc nhổ bừa bãi. Người Nhật rất không thích việc động chạm vào cơ thể và việc bạn khạc nhổ nước bọt ra nơi công cộng là một việc làm thiếu vệ sinh và khiến nguy cơ hình thành mầm bệnh.

Nhật Bản thật là một quốc gia đặc biệt phải không? Văn hóa Nhật Bản luôn khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Tiếng Nhật cũng là ngôn ngữ được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi hiện nay.

Tiếng Nhật sẽ không khó nếu bạn có một phương pháp học hiệu quả. Riki sẽ giúp bạn chinh phục ngôn ngữ này chỉ trong 3 tháng học bạn tin không??? Tìm hiểu ngay nhé:

9. VĂN HÓA ỨNG XỬ Ở CÔNG SỞ

Ứng xử ở nơi làm việc 

Ứng xử ở nơi làm việc được thể hiện ở tư tưởng đạo đức trong quan hệ tại công ty và một số đặc điểm hành vi giao tiếp điển hình.

Ở Nhật Bản giai đoạn quyết định tương lai của một con người là vào lúc từ 15 đến 25 tuổi, tức là khi anh ta gặp người đỡ đầu (oya) trong lĩnh vực hoạt động của mình và bắt đầu một cuộc sống tự lập.

Lời nói, vẻ mặt, cử chỉ… là những phương tiện mà người Nhật nói riêng, các dân tộc trên thế giới nói chung, có những đặc trưng điển hình.

Vẻ mặt:

Mặc dù rất coi trọng việc nhìn nét mặt để xác định ý đồ của đối phương trong giao tiếp, nhưng người Nhật cũng là những người muốn dấu bộ mặt thật của mình nhất. Sự kín đáo, không để lộ tâm tư sâu kín là một trong những tiêu chuẩn xử thế quan trọng của người Nhật.

Cử chỉ và động tác thân thể:

Cử chỉ và động tác thân thể của người Nhật khi giao tiếp là những cái rất khó nhận diện. Đối với người Nhật, biết mức độ và giữ gìn trong các cử chỉ là đáng khen.

Lễ nghi:

Lễ nghi trong văn hóa ứng xử của người Nhật cũng thể hiện độc đáo ngay từ cái cúi chào. Cho đến nay, người Nhật vẫn còn giữ thói quen cúi chào gập người ngang thắt lưng.

17 QUY TẮC ƯNG XỬ TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY VỚI NGƯỜI NHẬT BẢN

1. Giày dép

Ở Nhật, mọi người thường có quy tắc rất nghiêm ngặt về vị trí đặt giày dép trong nhà và các địa điểm công cộng như nhà hàng, đền, miếu. Nghe có vẻ đơn giản nhưng quy tắc này thường dẫn đến nhiều tình huống sai lầm đáng xấu hổ.

2. Quy tắc dùng đũa

Quy tắc dùng đũa ở Nhật là một trong những quy tắc rất quan trọng. Người Nhật rất coi trọng quy tắc này. Chẳng hạn như, bạn sẽ bị coi là bất lịch sự nếu dùng đũa chỉ vào menu.

3. Quy tắc uống

Quy tắc uống của người Nhật chỉ nghiêm ngặt vào lúc đầu khi bạn phải rót rượu mời người khác chứ không nên chỉ chăm chăm rót cho chính mình, tuy nhiên quy tắc này sẽ nới lỏng ra khi mọi người đã ngà ngà say.

4. Hát Karaoke

Karaoke thường là những buổi tiệc tùng bét nhè mà chả ai nhớ nổi đã làm cái gì, Tuy nhiên, vẫn có những quy tắc áp dụng cho việc này. Chẳng hạn như việc thay phiên nhau chọn lựa bài hát. Điều quan trọng là bạn để người khác lựa chọn trước khi chọn một bài nào đó.

5. Quy tắc lái xe

Người Nhật khá kiên nhẫn và là những người lái xe cẩn trọng. Ở vùng ngoại ô, lái xe thường tắt đèn pha phía trước ở ngã tư để tránh chói mắt những người cầm lái đối diện. Điều này cũng gây một chút nguy hiểm vì mọi người thường quên bật lại đèn.

6. Cảm lạnh và dị ứng

Ở Nhật Bản, khi bạn bị cảm lạnh hay dị ứng, hãy nhớ phải đeo khẩu trang. Bạn sẽ bị coi là thô lỗ nếu xì mũi hay hắt hơi ở nơi công cộng. Mọi người thường tránh tạm vào nhà vệ sinh để làm việc này.

7. Quy cách ngồi

Trong những tình cảnh trang trọng, người Nhật thường ngồi theo tư thế seiza, người nước ngoài thường khó để duy trì động tác này lâu. Nếu bạn gặp phải tình huống này, hãy ngồi đan chân phía trước, người Nhật sẽ thông cảm và hiểu điều này.

8. Sushi

Mỗi loại ẩm thực Nhật Bản lại có quy tắc riêng của nó. Chẳng hạn như, nigiri sushi phải được chấm ở phần cá. Nếu không, hạt gạo sẽ rơi vào shoyu (xì dầu), trông không đẹp mắt.

9. Tắm rửa

Trong những ngôi nhà ở Nhật, mọi người thường tránh dùng xà phòng khi ngâm mình trong bồn tắm. Hãy tắm trước sau đó mới ngâm bồn. Bồn tắm là dùng để thử giãn chứ không phải dùng trong quá trình tẩy rửa.

10. Toilet

Cung cách phù hợp cho nhà vệ sinh Nhật Bản chỉ đơn giản là bạn sử dụng nó đúng cách. Điều này khó khăn hơn bạn tưởng tượng nhiều. Nhà vệ sinh tại Nhật đi từ kiểu truyền thống đến hiện đại và mỗi kiểu lại có một cách sử dụng riêng, đây sẽ thực sự là thử thách nếu bạn không quen sử dụng chúng. Nhà vệ sinh hiện đại của Nhật có rất nhiều tính năng vừa hữu ích lại vừa kỳ quặc.

11. Lời xin lỗi:

Tại Nhật, việc xin lỗi ai đó vì đã gây ra phiền toái cho họ là một điều bắt buộc. Có hẳn 12 cách xin lỗi tại Nhật tùy thuộc từng hoàn cảnh.

 ​12. Đi bộ

Bạn sẽ bị coi là bất lịch sự nếu hút thuốc hoặc ăn uống trong khi đi bộ. Nếu bạn là người hút thuốc, việc đi bộ và hút thuốc trong một số khu vực cấm sẽ vi phạm pháp luật.

13. Gọi tên

Ở Nhật, việc gọi đích danh tên người khi bạn muốn gọi người đó là rất quan trọng. Sử dụng từ “bạn” trong trường hợp này sẽ bị coi là bất lịch sự.

Bạn nên gọi người khác bằng tên họ và thêm “-san” ở đằng sau, trừ khi bạn cực kỳ quen thuộc với người đó. Một số trường hợp ít gặp, bạn sẽ phải thêm “-sama” ở đằng sau tên gọi nhưng chỉ áp dụng cho trường hợp nói chuyện với khách hàng trong kinh doanh thương mại.

14. Kinh doanh

Nhật Bản có một số tập quán trong kinh doanh mà được đánh giá rất quan trọng. Chẳng hạn như, bạn phải cực kỳ trân trọng namecard của người khác khi được trao.

15. Quần áo

Quy cách ăn mặc tại Nhật thay đổi tùy theo hoàn cảnh kinh doanh, văn hóa hay xã hội. Trong nhiều trường hợp, cung cách ăn mặc tại Nhật là bất thành văn. Bạn sẽ bị coi là thô lỗ nếu ăn mặc không đúng chuẩn khi đến nhà hàng, rạp hát, tiệc trà hay buổi họp kinh doanh.

Cosplay tại các điểm tham quan văn hóa như đền, miếu, chùa chiền thì thường bị coi là thiếu tôn trọng các vị thần linh.

16. Tàu điện

Những công ty tàu điện của Nhật mỗi năm đón tiếp hàng tỷ lượt hành khách. Họ đầu tư rất nhiều vào việc hướng dẫn hành khách cư xử đúng mực khi ở trên tàu. Trong nhiều trường hợp, họ sáng tạo ra những quy cách mới cho phù hợp hơn với hệ thống. Kết quả là, có hàng loạt cung cách cần biết khi đi tàu ví dụ như không đeo balo đằng sau lưng trên một chuyến tàu đông đúc.

17. Điện thoại di động

Người Nhật có xu hướng thích yên tĩnh và tách biệt khi nói chuyện điện thoại. Tránh việc nói to khiến mọi người có thể nghe thấy nội dung cuộc nói chuyện của bạn. Cũng không nên nói chuyện điện thoại trên tàu hay trong quán café. Mọi người thường ra ngoài để tiếp chuyện. Trên tàu điện ngầm, tin nhắn thường được sử dụng thay cho việc nói chuyện.​

crackthunder.com

fullwarezcracks.com

techiedownloads.com

usecrack.com

imagerocket.net

techbytecode.com

pspdev.org

takwin.info

in-kahoot.com