VĂN HÓA TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ – BÀI TẬP LỚN CƠ SỞ – Studocu
Mục lục bài viết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
———————–
BÀI TẬP LỚN
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Tên đề tài
VĂN HÓA TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI VIỆT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thảo
Lớp: 21CNATMCLC
Đà Nẵng, tháng 2/
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………. 1
NỘI DUNG …………………………………………………………… 2
1. Khái niệm về văn hóa trang phục
1. Khái niệm chung về văn hóa
1. Khái niệm về văn hóa Trang phục
2. Đăc trưng văn hóa trang phục Việt Nam qua từng thời kỳ
2. Trang phục và văn hóa trang phục của người Việt truyền thống xưa
2. Trang phục của người Việt từ giữa thế kỉ 20 đến nay
3. Nhận xét và đánh giá về những thay đổi trong trang phục của người
Việt hiện nay so với truyền thống.
KẾT LUẬN ……………………………………………………………… 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Mai Đặng (2020), Văn hóa trang phục Việt Nam từ xưa đến nay , bậc học
2021/2022, Cơ sở văn hóa Việt Nam (CSVHHVN2021, NNATT0), Trường Đại
học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng, nguồn
studocu/vn/document/truong-dai-hoc-ngoai-ngu-dai-hoc-da-
nang/co-so-van-hoa-hoc-viet-nam/van-hoa-trang-phuc-viet-nam-tu-xua-den-
nay/23370043 , ngày truy cập: 4/03/2022, tr 2 và tr 11
[2] Thảo Vy Bùi (2022), Lịch sử Trang phục Việt nam phần 2 , bậc học 2022/2023,
Khóa giới và phát triển tại việt nam (DC 119DV02), Đại học Hoa Sen, nguồn
studocu/vn/document/dai-hoc-hoa-sen/gioi-va-phat-trien-tai-viet-
nam/lich-su-trang-phuc-viet-nam-phan-2-download-tai-tailieutuoi/2 1508326 , ngày
truy cập 05/03/2022, tr và tr.
MỞ ĐẦU
Có lẽ chúng ta đã từng nghe qua câu nói: “Cơm là gạo, áo là tiền”. Thật vậy,
đối với con người, không chỉ có cái ăn là cần thiết mà còn cần cái mặc nữa.
Bởi nó không chỉ giúp con người đối phó với thời tiết, khí hậu mà nó còn là
nhu cầu không thể thiếu trong mục đích làm đẹp cho con người.
Mỗi dân tộc đều có một trang phục riêng; mỗi thời kỳ, triều đại cũng đều có
những cách ăn mặc khác nhau, chính vì vậy mà dần dần theo thời gian, nó đã
trở thành một biểu tượng của văn hóa dân tộc Việt Nam: “Văn hóa trang
phục”.
Cái riêng biệt trong cách ăn mặc của người Việt trước hết là ở chất liệu may
mặc – đó là các chất liệu có nguồn gốc từ thực vật, là sản phẩm của nghề
trồng trọt, cũng là chất liệu may mặc nhẹ thoáng phù hợp với xứ nóng. Sau
đó, cái riêng của trang phục còn là ở màu sắc. Người Việt thường chọn màu
sắc theo hai mảng màu riêng biệt: màu âm tính (đen, nâu, chàm, tím…) dùng
trong sinh hoạt thường ngày và màu dương tính (đỏ, điều, vàng, xanh…)
dùng trong những dịp lễ hội. Vì thế mà màu phổ biến nhất vẫn là các màu
âm tính, phù hợp với phong cách ưa tế nhị, kín đáo. Gần đây, do ảnh hưởng
của văn hóa phương Tây mà màu sắc đã trở nên đa dạng hơn. Tiếp đến, nó
còn thể hiện ở kiểu tóc(tóc dài, tóc búi…) hay phụ kiện đi kèm như khăn,
nón, mũ… Cuối cùng, là cái riêng ở đồ trang sức. Cụ thể, từ thời Hùng
Vương, người Việt đã rất thích đeo vòng các loại như vòng cổ, vòng tay,
vòng chân….
Có thể thấy rằng, chủ đề văn hóa trang phục Việt luôn là đề tài rất thân quen
chảy dọc xuyên suốt trong đời sống của chúng ta, có rất nhiều thứ để nói để
viết về, nhưng cũng có rất nhiều mặt xoay quanh nó mà chúng ta vẫn chưa
nắm rõ hết. Vì vậy mà, thông qua bài luận này, tôi hi vọng rằng sẽ đem lại
cho các bạn một cái nhìn tổng quan hơn về trang phục cũng như văn hóa
trang phục người Việt qua từng thời kì, từ xưa đến nay.
NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM VỀ VĂN HÓA TRANG PHỤC:
1. Khái niệm chung về văn hóa:
Một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật
thể do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,
trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội. Toàn bộ những sáng
tạo và phát minh đó là văn hóa, nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và
đòi hỏi của sự sinh tồn. Con người có hai loại nhu cầu cơ bản là tinh thần và
vật chất. Từ đó, văn hóa như một hệ thống thường được chia làm hai dạng:
văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất. Văn hóa tinh thần bao gồm những sản
phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của con người tạo ra: tư tưởng, tín
ngưỡng tôn giáo, nghệ thuât, lễ hội, phong tục, đạo đức, ngôn ngữ, văn
chương… Văn hóa vật chất bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hỏa động
sản xuất vật chất của con người tạo ra: đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, đồ dùng sinh
hoạt hang ngày, công cụ sản xuất, phương tiện đi lại…
1. Khái niệm về trang phục và văn hóa trang phục:
**_Trang phục_* : là những gì con người mang khoác trên cơ thể bao gồm những
đồ để mặc(quần áo), đồ để đội(mũ, nón…), đồ để đi(giày, dép…) và những
gì được được sử dụng kèm theo trang phục như trang sức, mỹ phẩm…
dài đến mắt cá chân. Ngoài kiểu đó, ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh
những người phụ nữ mang áo ngắn tay, cổ vuông, để hở một phần vai
hoặc kín ngực. Áo này có hai dạng là cài cúc và chui đầu. Áo luôn được
trang trí bởi những hoa tiết vô cùng sống động, mang đậm bản sắc lúc
bấy giờ.
Trang phục vào thời kì Hùng Vương thật làm ta liên tưởng đến trang
phục của dân tộc Thái hoặc Mường. Với phần áo ngắn và chiếc thắt lưng
bản to cùng với chân váy dài đến chấm chân. Thắt lưng có ba hàng chấm
trang trí cách đều nhau và quấn ngang bụng.
Khi mang bộ đồ này, họ thường kết hợp cùng với các phụ kiện bằng kim
loại như vòng tay bản to và những sợi dây chuyền bản to. Hoặc cũng có
thể là bông tai và mũ cùng màu với màu áo.
2.1. Triều đại nhà Lý:
Là triều đại có quá trình hình thành và phát triển phồn thịnh nhất trong
thời kỳ phong kiến, vua thời Lý đã đề ra những quy định về phục trang
rất nghiêm ngặt. Những quy định này được tạo ra nhằm để phân biệt giữa
các tầng lớp khác nhau trong xã hội.
Đây là giai đoạn nước ta phải trải qua những năm tháng lịch sử nhuốm
máu, ảnh hưởng bởi giai đoạn 1000 năm đô hộ. Tuy vậy, nhà nước lâm
thời lúc đó đã quyết định không sử dụng gấm vóc của nhà Tống mà thay
vào đó sử dụng vải dệt từ Đại Việt để may cổ phục.
Việt phục vào thời kỳ này không còn là những bộ trang phục có chất liệu
thô sơ, đường kim mũi chỉ và từng chi tiết kém sắc sảo. Điểm nổi bật của
trang phục thời kỳ này chính là những hình ảnh vân mây, hoa lá, thiên
nhiên được thêu tỉ mỉ trên thân áo, đây được coi như là điểm giao thoa
giữa thiên nhiên và tâm hồn con người.
Chất liệu vải cũng được nâng cấp hơn trước, đây cũng chính là dấu hiện
trong sự phát triển nghề may dệt nước ta lúc này. So với trang phục Việt
Nam qua các thời kỳ khác, thì trang phục thời Lý trông khá thướt tha, yêu
kiều, mềm mại. Cùng với đó là những chi tiết, những lớp áo rất hợp thời.
Thời kì này, cả nam và nữ, quý tộc và thường dân đều đi đất và nhuộm
răng đen.
2.1. Triều đại nhà Trần:
Nhắc tới thời nhà Trần, nhân dân ta vẫn lấy làm tự hào khi ba lần đánh
thắng quân Mông Nguyên. Giai đoạn chiến đấu dường như kéo dài xuyên
suốt trong triều đại này, thế nên đã ảnh hưởng đến thẩm mỹ lẫn quan
niệm về trang phục và họa tiết vào thời điểm đó.
Với đặc trưng với áo có phần ống tay rộng, phần áo choàng có cổ áo
khoét sâu rộng, bên trong mặc một chiếc yếm quây. Trang phục thời Trần
gợi cho ta cảm giác mạnh mẽ và khí chất dân tộc, mang đậm khí thế và
hào hùng của nhà binh. Góp phần tạo nên bộ sưu tập trang phục Việt
Nam qua các thời kỳ đầy hào hùng và sống động.
Trang phục phụ nữ được chia làm 2 giai đoạn. Từ thế kỷ 13 – 15 đặc trưng
như đã nói trên. Còn đến thế kỷ 15 -16, thời kỳ cuối nhà Trần, đầu nhà Lê,
phần cổ áo đã được may kín đáo hơn với phần cổ tròn, ống tay gọn gàng
hơn. Tuy nhiên, màu sắc lại có phần cầu kỳ và bắt mắt hơn.
Còn đối với trang phục nam cũng vô cùng bắt mắt. Thiết kế khá tương
đồng với nữ, nhưng thay vào đó, các chi tiết trên áo của đàn ông mang
tính mạnh mẽ, cường tráng. Cổ áo được thiết kế theo dạng cổ đứng và vát
chéo. Ngoài ra, để tạo điểm nhấn, trên phục trang của nam còn có đai
lưng bản to, trên đó có thể có những chi tiết trang trí tùy thích.
2.1. Triều đại nhà Lê:
Trang phục nữ thời Tây Sơn, mang sự mạnh mẽ, cứng cỏi và khí phách
sánh ngang cùng bậc nam nhi, nhưng vẫn giữ lại sự thướt tha phần tà áo
và sự nữ tính của những hoa văn được têu rất chi tiết, cầu kì.
2.1. Thời kì Trịnh – Nguyễn
Đến thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh, để phân biệt với Đàng Ngoài,
chúa Nguyễn Phúc Khoát ban bố lệnh sửa đổi cách ăn mặc của người dân
Đàng Trong. Trong đó, phụ nữ phải bỏ váy, mặc quần, áo cài khuy và
không được thắt vạt, đàn ông thì mặc áo dài. Còn ở Đàng Ngoài, vẫn giữ
kiểu trang phục như cũ, đàn ông mặc áo giao lĩnh, phụ nữ mang áo tứ
thân buộc vạt.
2.1. Triều nhà Nguyễn
Sau khi thống nhất hai miền, nhà Nguyễn bắt đầu chỉnh đốn về trang
phục. Đầu thế kỉ thứ 19, vua Minh Mạng ra lệnh cho người dân phía Bắc
thay đổi trang phục theo giống với phía Nam. Đàn ông bắt đầu mặc áo
ngũ thân, phụ nữ từ dải Hoành Sơn trở vào cũng mặc áo ngũ thân nhưng
khác áo đàn ông chút ít với thân áo may dài hơn, gấu áo dài quá bắp
chân, dưới hạ y mặc quần. Trong khi từ Hà Tĩnh trở ra thì vẫn mặc áo tứ
thân theo kiểu cũ và mặc váy.
Ngoài ra, người phụ nữ Việt Nam thời xưa còn mặc yếm là một mảnh vải
vuông che ngực, một góc được cắt lẹm đi rồi đính hai dải vài buộc sau
gáy. Hai bên trái phải cũng được đính hai dải vải để buộc ra sau ngực.
Thông thường, người phụ nữ khi ở nhà chỉ mặc yếm, chỉ khi ra ngoài mới
măc áo.
Còn với tầng lớp thượng lưu, họ lại tiếp nhận nền văn hóa về trang phục
hiện đại của phương Tây. Vào giai đoạn này, xã hội bắt đầu xuất hiện
những chiếc váy xòe hoặc những bộ áo dài theo kiểu cách tân. Với nam
thì bắt đầu có những chiếc áo sơ mi, quần tây và vest.
2. Văn hóa trang phục của người Việt từ giữa thế kỉ 20 đến nay
2.2. Giai đoạn giữa thế kỉ 20:
Bắt đầu từ cuối thế kỉ 19 đến giữa thế kỉ 20, áo dài xuất hiện và dần trở
nên phổ biến ở nhiều tầng lớp giai cấp khác nhau trong xã hội Việt nam
lúc bấy giờ. Từ hoàng hậu với những chiếc áo dài cao quý bằng gấm
thượng hạn được thêu bằng chỉ vàng, đến những thiếu nữ bình dân xuất
hiện cùng tà áo dài giản dị đi lễ chùa.
2.2. Giai đoạn từ thế kỉ 21 đến bây giờ (thời hiện đại)
Đến giai đoạn đầu thế kỷ 21 đến nay, áo dài đã quá trở nên quen thuộc và
trở thành quốc phục của nước Việt Nam ta.
Bên cạnh đó, Áo dài trắng cũng đã trở thành trang phục cho học sinh
trung học ở Việt Nam. Một số nữ nhân viên, giáo viên, hướng dẫn viên
du lịch cũng mặc áo dài khi làm việc. Ngày nay Hoa hậu trái đất cũng
mặc áo dài khi đứng trên sàn diễn.
Với trang phục ở thế kỷ 21 này chúng ta còn đi kèm theo là những phụ
kiện đi kèm như: thắt lưng nam, túi xách nữ, cặp da và giày tây.
Cũng bởi vì ảnh hưởng bởi sự du nhập của thời trang phương Tây và các
nước khác cũng như phục vụ cho những hoàn cảnh và công việc khác
nhau mà thường phục, trang phục của người dân không còn là những tà
áo dài như xưa nữa, mà thay vào đó là áo thun, áo sơ mi trắng, váy dài,
chân váy, quần dài, quần tây… cùng những chất liệu mới cho trang phục
ra đời như cotton, voan, silk, kate… với tính chất mềm mại, thông thoáng
làm cho con người hoạt đông thuận tiện cũng như tự tin hơn khi khoác
lên.
Còn áo dài cũng đã được cách tân ít nhiều để phù hợp với nhu cầu thẩm
mỹ, tuy nhiên dù có cách tân thế nào, thì vẫn phải giữ được nét truyền
thống của áo dài, không được thay đổi.
vừa tiện dụng, rẻ lại thêm rất nhiều ưu điểm khác trong cuộc sống
hiện tại cho bản thân và gia đình họ.
➔ Đặc biệt, do sự du nhập ảnh hưởng của các mốt thời trang từ nước
ngoài mà trang phục Việt dần trở nên thay đổi, một mặt nó thay đổi
theo chiều hướng tốt lên, một mặt lại thay đổi theo chiều hướng xấu
đi. Nếu như ngày xưa người Việt coi trọng việc kín cổng cao tường thì
ngày nay mọi người đặc biệt là giới trẻ lại có tư duy vô cùng thoáng:
cứ càng hở là càng đẹp hay càng độc đáo không giống ai lại càng cá
tính. Tuy nhiên, vì để bắt kịp xu hướng thời trang đó mà các bạn đã
chọn cho mình những trang phục trái với thuần phong mỹ tục và
không phù hợp với lứa tuổi cũng như hoàn cảnh gây nên những hình
ảnh xấu qua cách ăn mặc “lố lăng, kệch cỡm”. Chính điều này đã làm
cho văn hóa trang phục cũng như văn hóa cư xử về mặt bằng chung
của người Việt dần trở nên xấu đi trong mắt bạn bè bốn phương cũng
như những thế hệ đi sau.
Từ vấn đề trên, tôi cảm thấy bản thân cũng cần phải có nhận thức và
cái nhìn đúng về trang phục, mặc như thế nào cho thật phù hợp với độ
tuổi, hoàn cảnh, công việc. Có thể nói, tôi cũng đã từng nghĩ cứ thật là
đặc biệt, dị biệt không giống ai là cá tính, độc đáo, hay hở nhiều là
đẹp nhiều. Thế nhưng, dần dần về sau, tôi nhận thức được rằng những
suy nghĩ đó hoàn toàn đi lệch lại với thuần phong mỹ tục và nhất là nó
không phù hợp với độ tuổi học sinh của chúng ta. Mở cửa và nhìn
ngắm lại một lượt, tôi thấy tôi dần trở nên thay đổi. Tôi luôn nhắc nhở
mình phải thay đổi bản thân thành một phiên bản tốt hơn, và phải luôn
cố gắng giữ vững những cái nét truyền thống vốn có của ông cha ta,
đất nước ta qua việc tuyên truyền, chia sẻ về trang phuc, văn hóa trang
phục Việt, như thế nào là ăn mặc phù hợp đến bạn bè, người thân,…
KẾT LUẬN
Xã hội ngày càng phát triển, và văn hóa trang phục phương Tây cũng đã
du nhập vào đất Việt khiến cho nhu cầu thẩm mỹ về trang phục của
người Việt được nâng lên một bậc và thay đổi, họ yêu cầu cao ở những
khía cạnh khác và không còn quá khắt khe nhiều như trước nữa. Nếu
trước đây, mục tiêu lao động của ông cha ta là “ăn no mặc ấm” thì đến
bây giờ đã nâng lên thành “ăn ngon, mặc đẹp”. Nếu lúc trước, ăn mặc lúc
nào cũng phải “kín cổng cao tường” thì bây giờ tư duy người Việt dần
thoáng hơn trước, họ không mặc định cứ kín đáo là đẹp nữa. Nhưng như
thế không có nghĩa là chúng ta cổ xúy cho những trang phục thiếu vải, hở
bạo gây mất cảm quan cũng như thiện cảm người nhìn. Và chúng ta có
thể đánh giá trình độ văn hóa của một người qua trang phục nhưng không
thể phủ nhận vai trò của nó.
Tuy bây giờ, trang phục truyền thống không còn giữ được những giá trị
như ban đầu nữa do những nguyên nhân khách quan từ thực tế nhưng chủ
yếu vẫn phụ thuộc vào nhận thức, ý thức riêng của con người. Việc của
chúng ta là cần lựa chọn những trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính
cách riêng biệt của mỗi người, tránh ăn mặc quá hở hang, phản cảm, chỉ
cần là trang phục trẻ trung giúp bạn cảm thấy tự tin khi đi ra ngoài, giải
quyết công việc một cách thuận tiện, nhanh chóng là được. Vì vậy mà
việc lựa chọn trang phục phù hợp không chỉ khiến chúng ta đẹp hơn, tinh
tế hơn mà còn cho mọi người thấy được rằng mình là người có văn hóa.