VĂN HÓA VÀ PHÁP LUẬT TRONG XÃ HỘI TIN HỌC HÓA HIỆN NAY
Văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học luôn là một chủ đề nóng, nhất là trong thời đại thông tin công nghệ đang phát triển quá dữ dội như ngày nay. Vậy nên văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa càng được quan tâm và chú trọng hơn rất nhiều đến cách sử dụng, cách quản lý và cách bảo vệ của con người cho vấn đề tin học hóa hiện nay.
Xã hội tin học hóa là gì?
Xã hội tin học hóa là xã hội mà các hoạt động chính của xã hội trong thời đại thông tinsẽ được điều hành với sự hỗ trợ của các hệ thống tin học, các mạng máy tính kết nối thông tin giữa các vùng trong một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau.
Các hoạt động chủ yếu của xã hội như: sản xuất hàng hóa, quản lý, giáo dục và đào tạo, y tế đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần trong thời đại tin học hóa,… đều đã được công nghệ hóa để tăng hiệu quả. Nền kinh tế tri thức là một bộ phận kinh tế của xã hội hóa, nơi vật chất được tạo ra bằng hình thức khai thác sự hiểu biết của con người.
Lợi ích và hạn chế của xã hội tin học hóa
Chúng ta có thể thấy được rằng, xã hội tin học hóa là tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức bởi những lợi ích nó đem lại. Từ là những công cụ giải trí, công cụ kết nối con người đến những công cụ hỗ trợ quản lý, thay thế con người trong những công việc nguy hiểm,… Với các phương tiện hiện đại, các giao dịch trực tiếp sẽ ít dần nhưng vẫn có thể phối hợp các hoạt động với nhau chặt chẽ và hiệu quả; tiết kiệm được thời gian để tham gia vào các hoạt động sáng tạo và nghỉ ngơi.
Thứ nhất, xã hội tin học hóa cũng là một công cụ hỗ trợ giao dịch cho tất cả mọi người. Nó đã tạo ra một phương thức giao dịch mới hiệu quả, tiết kiệm thời gian cho con người qua các giao dịch chỉ cần qua màn hình điện thoại từ những hoạt động mua sắm online; học tập tại nhà qua mạng có cài đặt các chương trình phục vụ việc tự học, tự đánh giá; các cơ quan không cần đến trụ sở làm việc; giao dịch, phối hợp công việc qua mạng máy tính,…
Thứ hai, với sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật hiện đại có hàm lượng tin học ngày càng cao, năng suất lao động tăng lên rõ rệt, lao động chân tay sẽ giảm bớt và con người có thể tập trung chủ yếu vào lao động trí óc mang tính tư duy nhiều hơn để nâng cao năng suất và hiệu quả công việc. Đặc biệt chúng có thể thay thế con người làm những công việc nguy hiểm, nặng nhọc như dưới nước sâu, trong lòng đất, những nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Ví dụ như robot có thể thay thế con người cứu hạn, robot khai thác,…
Cuối cùng, không thể không kể đến đó là công cụ sử dụng cho mục đích sinh hoạt và giải trí của con người. Các thiết bị thường được dùng trong cuộc sống sinh hoạt của con người như máy giặt, điều hòa,… Xã hội hóa tin học cũng là công cụ kết nối con người lại với nhau không chỉ trong một quốc gia mà trên có thể trao đổi thông tin, kết nối với mọi người trên thế giới qua các ứng dụng như facebook, gmail,… Ngoài ra, đây cũng là công cụ giải trí của con người qua các trò chơi, bộ phim và chụp ảnh,… Tất cả những hoạt động theo các chương trình điều khiển này đã và đang dần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Bên cạnh những mặt lợi ích thì xã hội tin học hóa cũng có những hạn chế nếu công nghệ hóa quá nhiều. Những tác hại có thể kể đến như con người bị thụ động, dẫn đến lười lao động chân tay. Cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra một số vấn đề về tâm lý và cũng có thể hình thành những nhóm tội phạm về công nghệ không đáng có.
Văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa hiện nay
Văn hóa trong xã hội tin học hóa
Trong xã hội tin học hoá, thông tin là tài sản chung của mọi người con người nên ai cũng phải có ý thức bảo vệ thông tin. Tránh mọi hành động tác động đến những hoạt động bình thường của hệ thống mạng. Những hành động truy cập các nguồn tin một cách bất hợp pháp, phá hoại thông tin của các cơ quan,vi phạm quyền sở hữu thông tin,… đều là phạm pháp. Ngoài ra để tương lai có một hệ thống tin học hóa tốt hơn giáo dục có vai trò rất quan trọng. Chúng ta cần phải giáo dục và đào tạo thế hệ mới có ý thức, tác phong làm việc khoa học, có tổ chức và có trình độ kiến thức tốt, kết hợp với việc đào tạo phù hợp với xã hội tin học hóa hiện nay và tương lai.
Pháp luật trong xã hội tin học hóa
Các tội danh liên quan đến lĩnh vực tin học hóa như phát tán phần mềm gây độc hại; sử dụng hoặc phát tán thông tin trái phép; hack; sử dụng mạng hay các thiết bị khác để chiếm đoạt tài sản; cản trở hoặc gây rối cho mạng máy tính, mạng internet,… đã làm ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến mỗi cá nhân mà còn đến an ninh Quốc gia.
Chính vì vậy, xã hội phải có những quy định, điều luật để bảo vệ và xử lý thật nghiêm khắc đối với những tội phạm liên quan đến việc phá hoại thông tin. Về lĩnh vực này nước ta đã có những văn bản pháp lý như Quốc hội đã ban hành nhiều điều luật về phòng chống tội phạm công nghệ cao trong bộ luật hình sự ngày 13/01/2000; Luật Giao dịch Thương mại Điện tử được Quốc hội thông qua trong kỳ họp tháng 12 năm 2005 và thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTTTT-BTP-TANDTC-VKSNDTC tội phạm công nghệ cao có thể bị phạt từ 100 triệu đến tù chung thân tùy theo mức độ. Có thể thấy Chính phủ đã có những giải pháp thực tế để ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet xâm hại an ninh, kinh tế quốc gia và truyền bá văn hóa phẩm độc hại rất thiết thực và phù hợp.
Trên đây là những tổng hợp kiến thức về văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa.