VĂN KHẤN CÚNG TỔ NGHỀ MAY

VĂN KHẤN CÚNG TỔ NGHỀ MAY

Theo như Sử sách ghi chép lại thì bà tổ của nghề may chính là bà Nguyễn Thị Sen. Bà là một người con gái với vẻ ngoài xinh đẹp và đảm đang nhất của làng Trạch Xá. Các ghi chép cho rằng, bà Nguyễn Thị Sen được phong là tứ phi Hoàng hậu của Vua Đinh Tiên Hoàng thời bấy giờ.

Bà đã được kết duyên cùng Vua Đinh Tiên Hoàng khi ông về đây chiêu mộ nhân tài hào kiệt. Vị hoàng đế anh minh gặp cô thôn nữ nhan sắc tuyệt trần giữa rừng hoang nên đã mời nàng về Hoàng cung để truyền bá khắp nhân gian nghề vải lụa của nàng. Tại Kinh đô Hoa Lư, bà Nguyễn Thị Sen đã được sắc phong làm Hoàng hậu. Với sự khéo léo và sáng tạo của mình, bà đã giúp các cung nữ trong cung phát triển, sáng tạo được nghề may.

Nghề may mặc hiện đã phát triển hơn rất nhiều với những mẫu thời trang ngày càng phong phú, lạ lẫm. Nghề may không đơn thuần là phục vụ như cầu ăn mặc của người Việt Nam mà còn để làm đẹp, tô điểm tạo điểm nhấn cho sự nổi bật.

Sau khi Vua Đinh Tiên Hoàng mất, quyền lực của hậu cung chuyển giao về với Dương Vân Nga và Lê Hoàn, bà tứ phi Hoàng Hậu Nguyễn Thị Sen đã cùng Công chúa Liên Hoa rời bỏ hoàng cung để trở về quê hương và bắt đầu truyền dạy nghề may cho nhân dân trong làng. Sau khi bà mất người dân đã lập đền thờ và tôn bà làm tổ nghề may áo dài truyền thống tại Việt Nam.

VĂN KHẤN CÚNG TỔ NGHỀ MAY

VĂN KHẤN CÚNG TỔ NGHỀ MAY