VĂN KHẤN XIN LAU DỌN BÀN THỜ THẦN TÀI CHUẨN NHẤT 2022
Bàn thờ Thần Tài của mỗi gia đình đều được coi như nơi ở của vị thần canh giữ vàng bạc, tiền bạc. Thờ Thần Tài – Thổ Địa là một phong tục rất quan trọng của người Việt Nam. Nhưng chúng ta có nên lau dọn bàn thờ thường xuyên không, hay trước khi lau dọn có cần phải xin phép? Qua bài viết dưới đây, hãy cùng Đồ thờ Hoa An tìm hiểu về cách đọc bài văn khấn xin lau dọn bàn thờ Thần Tài chuẩn nhất năm 2022 nhé!
1. VÌ SAO CẦN PHẢI THƯỜNG XUYÊN LAU DỌN BÀN THỜ THẦN TÀI?
Việc thờ cúng vị thần nào cũng mang những ý nghĩa sâu sắc về yếu tố phong thủy và tâm linh. Vì vậy, không chỉ cần đặt bàn thờ đúng vị trí, bài trí bàn thờ đúng cách mà còn phải thường xuyên lau chùi.
Mục đích của việc lau dọn bàn thờ thường xuyên có ý nghĩa:
-
Giữ bàn thờ sạch sẽ, thơm tho để tỏ lòng thành kính với thần linh.
-
Thanh tẩy ô uế cho bàn thần tài được khai lộc
-
Giúp gia chủ kiểm tra bàn thờ còn tốt không hay đã bị di chuyển, có ảnh hưởng đến phong thủy hay không.
Thần Tài – Thổ Địa cũng là mặt tiền của các thương gia, nhà buôn hay xí nghiệp, vì vậy đây cũng là cách thể hiện sự phát triển và chu đáo của bạn với khách hàng hoặc những người tới thăm nhà.
2. NÊN LAU DỌN BÀN THỜ THẦN TÀI VÀO THỜI GIAN NÀO?
Việc lau dọn bàn thờ Thần Tài là việc vô cùng quan trọng, vì vậy gia chủ cần chọn ngày hoàng đạo, cẩn thận hơn có thể chọn ngày hợp với công việc tế tự hoặc ngày bách sự nghi dụng. Theo quan niệm dân gian, cách dọn dẹp bàn thờ Thần Tài đúng cách nhất là gia chủ phải tỉa bớt nhang đèn và lau dọn bàn thờ sau rằm tháng Chạp (tháng 12 âm lịch).
Nhiều người cho rằng sau ngày 23 là thời điểm tốt nhất để lau dọn bàn thờ Thần Tài, vì đây là thời điểm ông Thần Tài về trời, việc dọn dẹp sẽ giúp gia chủ thể hiện được lòng thành, tâm tư và công đức của mình với các vị thần.
3. CÁC BƯỚC DỌN DẸP BÀN THỜ THẦN TÀI
Công việc lau dọn bàn thờ thần tài đòi hỏi bạn phải tỉ mỉ và thực hiện đúng trình tự các bước:
-
Bước 1: Lấy lần lượt từng thứ trên bàn thờ ra đặt vào một góc độc lập sạch sẽ. Chúng ta nên phân loại từng món rõ ràng để tiện cho việc vệ sinh.
-
Bước 2: Loại bỏ nhang, bụi, mạng nhện trong và xung quanh bàn thờ. Dùng khăn khô lau sạch bụi. Sau đó lau lại bằng khăn ẩm cho đến khi sạch hoàn toàn. Khi vệ sinh lư hương nên dùng tay nhẹ nhàng gạt hết tàn nhang, tránh di chuyển lư hương quá mạnh.
-
Bước 3: Lau tượng Thần Tài. Bạn nên chuyển tượng Thần tài sang vị trí riêng để vệ sinh. Dùng khăn riêng và nước nấu lá bưởi để lau sạch. Chú ý lau chùi cẩn thận để giữ gìn tài lộc.
-
Bước 4: Dọn dẹp khu vực xung quanh bàn thờ Thần Tài, xong xuôi thì cất các vật phẩm về vị trí cũ.
4. NHỮNG LƯU Ý VÀ ĐIỀU CẤM KỴ CẦN TRÁNH KHI LAU DỌN BÀN THỜ THẦN TÀI
a. Không di chuyển bát hương khi dọn dẹp bàn thờ.
Bàn thờ Thần tài thường được đặt dưới đất, nơi trang trọng, đối diện ngay với cổng. Bàn thờ thường là bức khảm nhỏ sơn son thếp vàng, bài vị thần tài được đặt ở trong. Trước bài vị đặt bát hương trên đĩa vàng giấy, hai bên đĩa có đặt hai ngọn đèn nhỏ và một khay gồm 3 chén nước và 2 chén rượu.
Việc dọn bàn thờ Thần tài thường được tiến hành vào tối mùng 9 tháng Giêng. Khi dọn dẹp không bao giờ được di chuyển bát hương, vì về mặt tâm linh, đây là vật phẩm quan trọng nhất, là nơi thần linh, gia tiên, thần linh giáng trần. Đây cũng là vật chứng thể hiện lòng thành kính của gia đình bạn đối với cõi tâm linh. Vì vậy, khi vệ sinh cần lưu ý cầm bình hương bằng một tay, tay kia lau sạch khu vực xung quanh. Đặc biệt, không được nhấc bình hương sang vị trí khác để tiện cho việc vệ sinh. Theo ý nghĩa phong thuỷ, hành động này sẽ phạm thượng với thần linh, gia đình bạn sẽ không còn được phù trợ nữa.
b. Làm đổ vỡ đồ thờ là điều tối kỵ
Thần linh thường quen với những đồ đã được thỉnh. Khi chúng bị đổ hoặc vỡ, sẽ làm gia chủ bị tiêu tán của cải, tài lộc. Đôi khi những vật đổ vỡ có thể dẫn đến những điều xui xẻo cho gia chủ, vì theo quan niệm dân gian, điều ấy thể hiện sự thiếu tôn trọng và thành tâm với thần linh.
c. Không lưu trữ tiền vàng mã, giấy tiền trên bàn thờ thời gian dài
Nhiều gia đình quanh năm đặt tiền vàng mã trên bàn thờ để cầu tài lộc nhưng điều này là không nên. Sau mỗi lần thờ cúng, tiền vàng cần phải được đốt để dâng cúng các vị thần.
5. VĂN KHẤN LAU DỌN BÀN THỜ THẦN TÀI
Trước khi dọn dẹp, gia chủ đừng quên đọc bài khấn sau:
Niệm “Nam mô a di Đà Phật” 3 lần
“Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………… Ngụ tại:……………
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).
Hôm nay là ngày … tháng … năm … ,con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ,đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận.”
Niệm “Nam mô a di Đà Phật” 3 lần
Sau hơn nửa tuần nhang thì bạn có thể tiến hành vệ sinh bát nhang và ban thờ.
Vậy là qua bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ về cách lau dọn cũng như bài khấn xin lau dọn bàn thờ Thần Tài chuẩn nhất 2022. Hy vọng những kiến thức này đã giúp ích phần nào cho các bạn đọc. Nếu có bất kì câu hỏi, ý kiến hay thắc mắc nào, đừng ngại liên hệ ngay với Đồ thờ Hoa An để được tư vấn, hỗ trợ và giải đáp nhé!