VNPost | Chuyển phát nhanh EMS
Là dịch vụ chuyển phát nhanh thư, tài liệu, vật phẩm, hàng hóa từ người gửi đến người nhận giữa Việt Nam trong nước và các nước trên thế giới trong khuôn khổ Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) và Hiệp hội EMS theo chỉ tiêu thời gian được Công ty Cổ phần Chuyển Phát Nhanh Bưu điện công bố trước.
Chi tiết xin tham khảo tại website: www.ems.com.vn
Mục lục bài viết
Phạm vi cung cấp
Toàn quốc và trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới theo thoả thuận giữa Công ty và Bưu chính các nước thuộc Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) hoặc các đối tác khác.
Khối lượng, kích thước
Khối lượng:
– Khối lượng bưu gửi EMS thông thường: Tối đa 31,5kg/bưu gửi.
– Đối với bưu gửi là hàng nguyên khối không thể tách rời, vận chuyển bằng đường bộ được nhận gửi tối đa đến 50kg, nhưng phải đảm bảo giới hạn về kích thước theo quy định.
– Đối với bưu gửi là hàng nhẹ (hàng có khối lượng thực tế nhỏ hơn khối lượng qui đổi), khối lượng tính cước không căn cứ vào khối lượng thực tế mà căn cứ vào khối lượng qui đổi theo cách tính như sau: Khối lượng qui đổi (kg) = Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao (cm) / 6000
– Đối với bưu gửi quốc tế: Thực hiện theo thông báo của Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện đối với từng nước.
Kích thước:
– Kích thước tối thiểu:
+ Ít nhất một mặt bưu gửi có kích thước không nhỏ hơn 90mm x 140mm với sai số 2 mm.
+ Nếu cuộn tròn: Chiều dài bưu gửi cộng hai lần đường kính tối thiểu 170 mm và kích thước chiều lớn nhất không nhỏ hơn 100mm.
– Kích thước tối đa: Bất kỳ chiều nào của bưu gửi không vượt quá 1500mm và tổng chiều dài cộng với chu vi lớn nhất (không đo theo chiều dài đã đo) không vượt quá 3000mm.
– Bưu gửi có kích thước lớn hơn so với kích thước thông thường được gọi là bưu gửi cồng kềnh và có quy định riêng phụ thuộc vào từng nơi nhận, nơi phát và điều kiện phương tiện vận chuyển.
– Đối với bưu gửi quốc tế: Kích thước thông thường đối với bưu gửi EMS là bất kỳ chiều nào của bưu gửi cũng không vượt quá 1,5m và tổng chiều dài cộng với chu vi lớn nhất (không đo theo chiều dài đã đo) không vượt quá 3m.
Cước phí
Tùy theo từng dịch vụ sẽ có bảng cước giá khác nhau kèm theo phí dịch vụ của các dịch vụ cộng thêm.
Bảng cước dịch vụ chuyển phát nhanh EMS trong nước
Bảng cước dịch vụ chuyển phát nhanh EMS quốc tế
Dịch vụ cộng thêm
1. Dịch vụ “Phát tận tay”: là dịch vụ mà người gửi yêu cầu phát đến tận tay cho người nhận có họ tên địa chỉ ghi trên bưu gửi. Không chấp nhận sử dụng dịch vụ phát tận tay trong các trường hợp người nhận là các đồng chí Lãnh đạo cấp cao của Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức doanh nghiệp, các địa chỉ là trường học.
2. Dịch vụ “Khai giá”: là dịch vụ mà người gửi có thể sử dụng thêm khi ký gửi bưu gửi, bằng cách kê khai giá trị nội dung hàng gửi. Trong trường hợp bưu gửi bị mất mát, suy suyển người sử dụng dịch vụ được bồi thường theo giá trị bưu gửi.
3. Dịch vụ “Phát ngoài giờ hành chính”: là dịch vụ người gửi yêu cầu phát bưu gửi trong khoảng thời gian từ 17h00 đến trước 21h00 hàng ngày, trừ các ngày lễ Tết theo quy định.
4. Dịch vụ phát hàng thu tiền COD: là dịch vụ mà người gửi có thể sử dụng kèm với dịch vụ EMS để uỷ thác cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thu hộ một khoản tiền của người nhận khi phát bưu gửi (hàng hoá) và chuyển trả khoản tiền đó cho người gửi.
5. Dịch vụ “Báo phát”: là dịch vụ mà người gửi yêu cầu được cung cấp bằng chứng phát bưu gửi có chữ ký người nhận.
6. Dịch vụ “Phát đồng kiểm”: là dịch vụ mà người gửi yêu cầu Bưu điện thực hiện đồng kiểm số lượng sản phẩm trong bưu gửi khi nhận gửi và khi phát tại Bưu điện căn cứ theo biên bản giao nhận do người gửi cung cấp.
7. Dịch vụ EMS_VUN: là dịch vụ đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro cho các mặt hàng nhạy cảm vận chuyển qua đường Hàng không. Hàng không sẽ chất xếp toàn bộ các mặt hàng nhạy cảm trong container có niêm phong và bố trí phục vụ riêng trong toàn bộ quá trình vận chuyển từ bước đặt chỗ, tiếp nhận hàng tại sân bay đi, chất xếp và trả hàng tại sân bay đến. Hàng VUN (hàng nhạy cảm) bao gồm các loại hàng sau: Máy chụp ảnh, máy quay phim, máy tính xách tay, các phương tiện hỗ trợ cá nhân, điện thoại di động, hàng điện tử và các loại hàng hoá có giá trị cao khác.
8. Dịch vụ Rút bưu gửi: là dịch vụ người gửi có thể rút bưu gửi tại bưu cục gốc nếu như thời gian từ lúc nhận gửi đến thời điểm khách hàng đề nghị rút bưu gửi chưa vượt chỉ tiêu thời gian toàn trình.
9. Dịch vụ Thay đổi họ tên địa chỉ người nhận: là dịch vụ người gửi có thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận bưu gửi tại bưu cục gốc nếu như thời gian từ lúc nhận gửi đến thời điểm khách hàng đề nghị thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận chưa vượt quá chỉ tiêu thời gian toàn trình.
10. Dịch vụ nhận tại địa chỉ: là dịch vụ mà người gửi yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đến nhận bưu gửi tại địa điểm do người gửi đề nghị và phải trả một khoản tiền cước theo quy định.
11. Dịch vụ Thu cước ở người nhận (EMSC): là dịch vụ mà người nhận ký hợp đồng với bưu điện để đảm bảo thanh toán toàn bộ cước phí đối với bưu gửi EMS gửi đến người nhận.
12. Dịch vụ người nhận trả tiền (EMS PPA): là dịch vụ mà người gửi ký hợp đồng với bưu điện để chỉ định cho bưu điện thu toàn bộ cước phí từ người nhận khi phát bưu gửi.
Dịch vụ EMS lô:là dịch vụ chấp nhận, khai thác, vận chuyển và phát một lô hàng theo dịch vụ EMS bao gồm các bưu gửi được gửi đến một người nhận tại một địa chỉ trong một lần gửi.
Quy định về khiếu nại, bồi thường
1. Thời hiệu khiếu nại:
1.1. Đối với bưu gửi EMS trong nước:
a. Sáu (06) tháng kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình của bưu gửi đối với khiếu nại về việc mất bưu gửi, chuyển phát bưu gửi chậm so với thời gian toàn trình đã công bố; trường hợp thời gian toàn trình của dịch vụ chưa được công bố thì thời hiệu này được tính từ ngày bưu gửi được chấp nhận.
b. Một (01) tháng kể từ ngày bưu gửi được phát cho người nhận đối với khiếu nại về việc bưu gửi bị suy suyển, hư hỏng, về giá cước và các nội dung khác có liên quan trực tiếp đến bưu gửi
1.2. Đối với Bưu gửi EMS quốc tế:
a. Sáu (06) tháng kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình của bưu gửi đối với khiếu nại về việc mất bưu gửi, chuyển phát bưu gửi chậm so với thời gian toàn trình đã công bố.
b. Một (01) tháng kể từ ngày bưu gửi được phát cho người nhận đối với khiếu nại về việc bưu gửi bị suy suyển, hư hỏng, về giá cước và các nội dung khác có liên quan
2. Mức bồi thường:
2.1. Đối với bưu gửi EMS trong nước:
– Trường hợp bưu gửi phát chậm so với thời gian toàn trình: Hoàn lại cước đã thu khi chấp nhận bưu gửi.
– Trường hợp bưu gửi bị mất, hư hại hoàn toàn: Mức bồi thường bằng 04 lần mức cước đã thu khi chấp nhận, tối thiểu 200.000 đồng. Riêng đối với các bưu gửi có nội dung là tài liệu đặc biệt: (hồ sơ thầu, vé máy bay, hộ chiếu, sổ gốc hộ khẩu, bằng gốc đại học), bồi thường chi phí làm lại giấy tờ, tối đa 1.000.000 đồng.
– Trường hợp bưu gửi bị mất, hư hại một phần: Mức bồi thường tối đa cho mỗi bưu gửi như sau:Số tiền bồi thường: (tỷ lệ % khối lượng bưu gửi bị mất, hư hại một phần) x (mức bồi thường tối đa trong trường hợp bưu gửi bị mất, hư hại hoàn toàn).
Trong đó: Tỉ lệ % khối lượng bưu gửi bị mất, hư hại một phần được xác định căn cứ vào biên bản lập có xác nhận của người gửi hoặc người nhận.
– Trường hợp bưu gửi bị chuyển hoàn sai do lỗi của Bưu điện: Miễn cước chuyển hoàn và bồi thường cước đã thu khi chấp nhận bưu gửi.
– Đối với bưu gửi của khách hàng lớn có nội dung là hàng hóa bị thất lạc, hư hại hoàn toàn: Mức bồi thường sẽ căn cứ theo thỏa thuận đối với từng trường hợp cụ thể.
* Điều kiện bồi thường:
– Đối với bưu gửi có nội dung là tài liệu đặc biệt bị thất lạc, hư hại hoàn toàn:
+ Người gửi phải cung cấp các giấy tờ cần thiết, chứng minh chi phí làm lại giấy tờ (phiếu thu, biên nhận, hóa đơn).
+ Người gửi kê khai rõ nội dung bưu gửi trên phiếu gửi E1, trường hợp không kê khai nội dung, thực hiện bồi thường theo như bưu gửi có nội dung là tài liệu thông thường.
– Bưu gửi của Khách hàng lớn có nội dung là hàng hóa bị thất lạc, hư hại hoàn toàn:
+ Người gửi phải cung cấp các giấy tờ chứng minh giá trị bưu gửi (hóa đơn, phiếu xuất kho, biên nhận..).
+ Người gửi phải kê khai chi tiết nội dung, giá trị bưu gửi ngay khi ký gửi, trường hợp người gửi không kê khai chi tiết, mức bồi thường sẽ căn cứ theo quy định tại mục 2 phần I.
2.2. Đối với bưu gửi EMS quốc tế:
– Được quy định tại bảng cước dịch vụ EMS.
– Trường hợp bưu gửi phát chậm so với thời gian toàn trình: Hoàn lại cước đã thu khi chấp nhận bưu gửi.
– Trường hợp bị mất, hư hại một phần:
Trọng lượng
Bưu gửi EMS là tài liệu
Bưu gửi EMS là hàng hóa
Mỗi 500gr hoặc phần lẻ được tính bằng 500gr
200.000VNĐ
200.000 VNĐ
– Trường hợp bưu gửi bị mất, hư hại hoàn toàn: Hoàn lại cước đã thu khi chấp nhận cộng với số tiền bồi thường theo nấc trọng lượng thực tế gửi đi theo mức tối đa cho mỗi bưu gửi EMS như sau:
Trọng lượng
Bưu gửi EMS là tài liệu
Bưu gửi EMS là hàng hóa
Mỗi 500gr hoặc phần lẻ được tính bằng 500gr
200.000VNĐ
200.000 VNĐ
Tối thiểu cho mỗi bưu gửi
1.000.000 VNĐ
1.000.000 VNĐ
Tối đa cho mỗi bưu gửi
4.300.000 VNĐ
– Trường hợp bưu gửi bị chuyển hoàn sai do lỗi của Bưu điện: miễn cước chuyển hoàn và bồi thường cước đã thu khi chấp nhận bưu gửi.
Dịch vụ đặc biệt
1. EMS VISA: là dịch vụ khách hàng trên toàn quốc xin cấp VISA sẽ gửi hồ sơ xin cấp VISA qua dịch vụ chuyển phát nhanh EMS đến Đại sứ quán/Lãnh sự quán. Sau khi có kết quả, Bưu điện sẽ chuyển trả VISA đến khách hàng bằng dịch vụ EMS.
2. EMS hồ sơ và hộ chiếu ngoại giao công vụ: là dịch vụ khách hàng trên toàn quốc sẽ gửi hồ sơ xin cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ qua dịch vụ chuyển phát nhanh EMS đến Cục Lãnh sự tại Hà nội và Sở ngoại vụ TP Hồ Chí Minh. Sau khi có kết quả, Bưu điện sẽ chuyển trả hộ chiếu đến khách hàng bằng dịch vụ EMS.
3. EMS hồ sơ xét tuyển (HSXT): là dịch vụ chuyển phát HSXT của các thí sinh trọn gói có kèm báo phát ghi số và dịch vụ thu hộ được ưu tiên xử lý tại tất cả các khâu khai thác, vận chuyển và phát trả.
4. Dịch vụ phát hỏa tốc: là dịch vụ chuyển phát nhanh bưu gửi theo một hành trình riêng. Bưu gửi sẽ phát đến người nhận sau 02h00’ kể từ khi đến bưu cục khai thác trung tâm tỉnh/thành phố.
5. Dịch vụ phát trước 09h00: là dịch vụ mà bưu gửi được tổ chức khai thác và chuyển phát cùng hành trình với các bưu gửi EMS thông thường. Tuy nhiên sẽ được ưu tiên sắp xếp để phát đến người nhận trong khoảng thời gian trước 09 giờ.
6. Dịch vụ phát trong ngày: là dịch vụ mà bưu gửi được ưu tiên nhận gửi, chuyển phát đến người nhận trong ngày.
7. Dịch vụ EMS Next Day Delivery (EMS NDD): là dịch vụ chuyển phát bưu gửi EMS vào ngày hôm sau (Sau ngày chấp nhận) giữa Việt Nam và Đài Loan, Hàn Quốc.
8. Dịch vụ EMS thỏa thuận:
– Là dịch vụ có giá cước kinh tế với chỉ tiêu thời gian toàn trình cộng thêm 02 ngày so với dịch vụ EMS thông thường
– Dịch vụ EMS thỏa thuận áp dụng với bưu gửi chuyển phát cận vùng và cách vùng, không áp dụng với bưu gửi chuyển phát nội vùng, nội tỉnh.
– Quy định về kích thước:
Kích thước chiều dài x chiều rộng x chiều cao của 01 bưu gửi EMS thỏa thuận: Tối đa 180 x 52 x 52 cm.
– Quy định về khối lượng:
Quy định về khối lượng bưu gửi đơn lẻ:
– Khối lượng bưu gửi EMS thỏa thuận: Tối đa 31,5kg/bưu gửi (không quy định khối lượng tối thiểu)
– Đối với bưu gửi là hàng nguyên khối không thể tách rời, được nhận gửi tối đa đến 50kg, nhưng phải đảm bảo giới hạn về kích thước theo quy định.
Quy định về khối lượng bưu gửi theo lô:
– Số lượng bưu gửi tối thiểu trên 01 lô: 02 bưu gửi
– Khối lượng mỗi bưu gửi trong lô:
+ Khối lượng tối thiểu: 02kg/bưu gửi
+ Khối lượng tối đa: 31,5kg/bưu gửi. Đối với bưu gửi là hàng nguyên khối không thể tách rời, được nhận gửi tối đa đến 50kg, nhưng phải đảm bảo giới hạn về kích thước theo quy định.
– Giới hạn tối đa khối lượng lô hàng: 500kg/lô.
Thủ tục xuất khẩu
Các loại hàng hóa cấm gửi, gửi có điều kiện và giấy phép xuất khẩu (tuân theo quy định của các cơ quan chuyên ngành Việt Nam và các cơ quan chuyên ngành tại nước nhận)
a. Quy định hàng cấm gửi đến các nước theo qui định của Việt Nam
– Các chất ma túy và chất kích thích thần kinh
– Vũ khí đạn dược, trang thiết bị kỹ thuật quân sự
– Các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phản động; ấn phẩm, tài liệu nhằm phá hoại trật tựcông cộng
– Vật hoặc chất dễ nổ, dễ cháy và các chất gây nguy hiểm hoặc làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường
– Các loại vật phẩm hàng hóa mà nhà nước cấm lưu thông, cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, nhập khẩu
– Động vật
– Lông thú
– Vật phẩm, ấn phẩm, hàng hóa cấm nhập vào nước nhận
– Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài và các giấy tờ có giá trị như tiền
– Các loại kim khí quý (vàng, bạc,…), đá quí hay các sản phẩm được chế biến từ kim khí quí, đá quí
– Đồ cổ (loại dễ vỡ)
– Bộ phận cơ thể người
– Pin lithium
– Các chất gây nghiện
– Bưu gửi chứa nhiều bưu gửi, gửi cho nhiều địa chỉ nhận khác nhau
b. Quy định hàng gửi có điều kiện đến các nước theo quy định của Việt Nam
– Đồ uống có cồn (rượu, bia…)
– Các sản phẩm có nguồn gốc động vật
– Đồ cổ (không dễ vỡ), tranh nghệ thuật, đồ mỹ nghệ
– Dược phẩm, mẫu bệnh phẩm (máu, nước tiểu)
– Hoa, thực vật và các sản phẩm từ thực vật (các loại hạt, thuốc lá…)
– Kim cương nhân tạo, đồ may mặc, mỹ phẩm
– Chất bột, lỏng, điện tử, hàng hóa dễ hư hỏng
c. Các mặt hàng phải xin giấy phép xuất khẩu theo quy định của Việt Nam
STT
Mặt hàng
Giấy phép
Tài liệu tham khảo
1
Thuốc tân dược (số lượng ít, gửi cho người nhận là cá nhân)
Đơn thuốc; công văn cam kết
Thông tư 39_2013_TT-BYT về xuất nhập khẩu thuốc dưới hình thức phi mậu dịch
2
Các loại hạt giống
Giấy phép kiểm dịch thực vật của Chi cục kiểm dịch thực vật – Cục bảo vệ thực vật
Danh mục thực vật phải kiểm dịch theo
Thông tư 40_2012_TT-BNNPTNT
3
Mẫu khoáng sản
Giấy phép khai thác, xuất khẩu, công văn xin xuất hàng gửi Hải quan
Thông tư 41-2012-TT-BCT về xuất khẩu khoáng sản
4
Gỗ và các sản phẩm từ gỗ
Giấy phép, hun trùng
Thông tư 88-2011-TT-BNNPTNT
5
Động thực vật
Kiểm tra của Cục kiểm dịch thực vật, Cục thú y, Giấy phép của Cites nếu cần
Thông tư 40-2013-TT-BNNPTNT
6
Mỹ phẩm
Giấy phép
Thông tư 06-2011-TT-BYT
7
Chất lỏng, cát, bột than,…
MSDS
Công văn gửi hàng không
Quy định về an toàn bay của Hàng không
8
Sách báo, ổ đĩa cứng
Kiểm tra của Sở Thông tin truyền thông, Sở Văn hóa thể thao du lịch
Nghị định 32-2012-ND-CP