Vài nét về Khảo cổ học ở Đồng Nai. – Bảo Tàng Đồng Nai
VÀI NÉT VÈ KHẢO CỎ HỌC Ở ĐỒNG NAI
Lưu Văn Du – Giám đốc Bảo tàng Đồng Nai.
Vào những thập niên cuối thế kỷ XIX, các học giả người Pháp lần lượt công bố phát hiện những công cụ bằng đá, bằng đồng ở xung quanh Biên Hòa như: Bình Đa, Lò Gạch, Bến Cá, Bến Gỗ, Cái Vạn và mờ rộng đến vùng đất đỏ bazan như: Tân Phong, Dầu Giây… Năm 1927, phát hiện mộ cự thạch Hàng Gòn và tổ chức khai quật liền sau đó. Tiếp theo những năm cuối thế kỷ XX, công bố di tích Nhân Gia (Hàng Gòn 6) thuộc làng Thới Giao và Dầu Giây thuộc làng Hội Lộc, thuộc thời đại đá cũ sơ kỳ; di tích Ngãi Thắng, Hội Sơn, Bến Đò (tp. Hồ Chí Minh), Phước Tân (tp.Biên Hòa) thuộc thời đại đá mới; di tích mộ chum Hàng Gòn 9 (Suối Đá), Dầu Giây, Phú Hòa thuộc thời đại sắt sớm.
Ngoài ra họ còn cho biết trong chùa Bửu Sơn thuộc phường Quang Vinh thờ phù điêu tượng thần Vishnu, Yoni bằng đá; 2 tượng nhỏ Vishnu, Visvakarman bằng đồng thau; trong chùa Long Ẩn thuộc phường Bửu Long có 1 tượng thần phong cách Khmer; trong chùa Đại Giác thuộc phường Hiệp Hòa có 2 tượng nam thần phong cách Khmer (tp. Biên Hòa) và kiến trúc gạch Gò Bường thuộc xã Long Phước, huyện Long Thành.
Sau năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, khảo cổ học Đồng Nai bước sang một chặng đường mới. Bảo tàng Đồng Nai phối hợp với các tổ chức nghiên cứu khoa học, cùng các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước thường xuyên tổ chức điều tra kiểm chứng và phát hiện thám sát, khai quật nghiên cứu nhiều di tích quan trọng, thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học như: “Khảo cổ học Đồng Nai thời tiền sử”, “Văn hóa khảo cổ thời kim khí vùng đất ngập mặn ở Đồng Nai”, “Điều tra, thám sát, khai quật khảo cổ học, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa-hiện đại hóa, tỉnh Đồng Nai (năm 2006 – 2010)”.
Thời sơ sử ở Đồng Nai được biết đến trong chương trình khảo sát tổng thể lòng hồ ngập nước thủy điện Trị An (1985 – 1986). Các nhà khảo cổ học điều tra, phát hiện di tích Cây Gáo I, Cây Gáo II, Đồng Bơ và sau đó tổ chức khai quật khẩn cấp. Triển khai đề tài nghiên cứu khoa học “Văn hóa khảo cổ 10 thế kỷ đầu công nguyên (1994 – 1996)”. Các nhà nghiên cứu khảo cổ học điều tra tổng thể, phát hiện nhiều di tích và lần lượt tiến hành khai quật nghiên cứu nhiều di tích quan trọng.
- Thành phố Biên Hòa:
Thời tiền sử: Khai quật di tích Bình Đa thuộc phường An Bình có niên đại C14 3180 ± 50 năm cách ngày nay, di tích Gò Me thuộc phường Thống Nhất có niên đại C14 2470 ± 45, 2590 ± 50 năm cách ngày nay, di tích Phước Tân thuộc phường Phước Tân được Fontaine. H phát hiện và thu thập lộ thiên một sưu tập công cụ đá hàng ngàn chiếc, niên đại khoảng 4000 – 3500 năm. Ngoài ra, còn phát hiện công cụ bằng đá, bằng đồng ở phường Long Hưng, phường Hiệp Hòa, niên đại khoảng 3000 – 2500 năm.
Thời sơ sử: khai quật di tích Tân Lại thuộc phường Bửu Long, có hai loại hình di tích chồng lên nhau gồm thời tiền sử có niên đại khoảng 3000 — 2500 năm và kiến trúc đền thờ đạo Hindu, khoảng thế kỷ XII -XIII sau công nguyên; đào thám sát di tích cầu Hang thuộc phường Bửu Hòa là dạng đền thờ đạo Hindu, thế kỷ XI – XII sau công nguyên; thám sát di tích Bến Gỗ thuộc phường Long Hưng có dạng đền thờ đao Hindu, thu thâp tượng Dvarapala, phù điêu, lỉnga bằng đá, niên đại khoảng thế kỷ VIII – IX sau công nguyên; địa điểm Rạch Cát thuộc phường Thống Nhất phát hiện 1 tượng thần Vishnu và 1 tượng Lokesvara bằng đá, niên đại khoảng thế kỷ X – XII sau công nguyên; lòng sông Đồng Nai đoạn từ Cù lao Rùa đến Cù lao Ba Xê, trục vớt được 1 tượng Phật, 2 tượng thần Vishnu bằng đá, 1 chân đế tượng thần Uma bằng đồng và nhiều gốm sứ, niên đại kéo dài từ thế kỷ VI – XVIII sau công nguyên; chùa Đại Giác thuộc phường Hiệp Hòa Y.Claeys phát hiện 1 tượng nam thần bằng đá, niên đại khoảng thế kỷ X – XI sau công nguyên; chùa Bửu Sơn thuộc phường Hòa Bình phát hiện 1 phù điêu tượng thần Vishnu, yoni và những cấu kiện kiến trúc bằng đá, di tích có dạng đền thờ đạo Hindu, khoảng thế kỷ XI – XII sau công nguyên; địa điểm Cây Chàm thuộc phường Quang Vinh phát hiện 4 phù điêu hình vật thiêng bằng đá cát kết, niên đại khoảng thế kỷ XIV sau công nguyên.
- Huyện Vĩnh Cửu:
Thời tiền sử: khai quật di tích Suối Linh thuộc xã Hiếu Liêm, niên đại khoảng 3000 – 2500 năm; khai quật di tích Đồi Phòng Không thuộc xã Hiếu Liêm, niên đại khoảng 2500 năm. Ngoài ra, phát hiện công cụ đá ở xã Thanh Bình, lô 12 thuộc phân trường 3 Hiếu Liêm, Suối Rộp thuộc xã Trị An, xã Thiện Tân, có niên đại khoảng 3000 – 2500 năm.
Thời sơ sử: khai quật di tích Cây Gáo I và II thuộc thị trấn Vĩnh An, có dạng đền thờ đạo Hindu, niên đại C14 1700 ± 45 năm; di tích Đồng Bơ thuộc xã Phú Lý, có dạng đền thờ đạo Hindu, thu được cánh tay tượng thần Vishnu cầm vỏ ốc bằng đá, niên đại khoảng thế kỷ VII – VIII sau công nguyên; di tích Bàu Sen thuộc xã Vĩnh Tân, kiến trúc kết hợp gạch, đá, có dạng mộ táng, thu được phần dưới tượng thần Vishnu, niên đại khoảng thế kỷ VII – VIII sau công nguyên; di tích Suối Ràng I và II thuộc xã Phú Lý là 2 kiến trúc gạch dạng đền thờ đạo Hindu, thu được chân đế tượng bằng đá ở Suối ràng I, niên đại khoảng thế kỷ VII – VIII sau công nguyên; địa điểm Hội phước thuộc xã Tân Bình tìm thấy mi cửa, đá phiến là dấu tích đền thờ đạo Hindu, niên đại khoảng thế kỷ VII – VIII sau công nguyên.
- Thành phố Long Khánh:
Phường Xuân Thanh, xã Bình Lộc, phát hiện lộ thiên những công cụ cầm tay thuộc thời kỳ đá cũ, niên đại khoảng 60 – 30 vạn năm.
Thời tiền sử: di tích Mộ cự thạch Hàng Gòn (Hàng Gòn 7) thuộc phường Xuân Thanh là một hầm mộ gồm sáu tấm đá hoa cương ghép thành hình hộp chữ nhật dài 4m20, rộng 2m70, cao lm60, xung quanh dựng 10 trụ cột bắng đá hoa cương và sa thạch, đầu khoét hình yên ngựa. Cách về phía đông nam không xa là bải phế liệu chế tác còn để lại 5 tấm đá và 2 trụ đá và nhiều mảnh tước. Gần ngôi mộ tim thấy 2 tù và đồng, bên trong mỗi chiếc có 5 mũi tên bằng đồng. Di tích có dạng kiến trúc Domen, niên đại C14 2670 ± 40 năm; di tích Suối Chồn thuộc phường Bảo Vinh được khai quật, có niên đại khoảng 3000 – 2500 năm; di tích Cầu Sắt thuộc phường Bình Lộcđược khai quật, niên đại khoảng 4000 – 3500 năm; di tích Hàng Gòn 9 (Suối Đá) thuộc phường Xuân Thanh, niên đại C14 2300 ± 150 năm; di tích Núi Gốm thuộc phường Xuân Thanh, niên đại khoảng 3000 năm; di tích Đồi Mít thuộc phường Bình Lộc, niên đại khoảng 2200 năm. Ngoài ra ở các địa điểm như: Đồi Xoài thuộc phường Bình Lộc, Hàng Gòn 3, Thới Giao thuộc phường Xuân Thanh phát hiện nhiều công cụ đá, gốm, niên đại khoảng 3000 – 2500 năm.
- Huyện Tân Phú:
Thời tiền sử: địa điểm Phú Lộc thuộc xã Phú Lộc, thám sát thu được nhiều công cụ đá và mảnh gốm, niên đại khoảng 4000 – 3500 năm; địa điểm Đa Tôn thuộc xã Thanh Sơn phát hiện công cụ đá, niên đại khoảng 3000 – 2500 năm; địa điểm Bàu Khỉ thuộc xã Tà Lài phát hiện công cụ đá, mảnh gốm, niên đại khoảng 3000 – 2500 năm; địa điểm Quảng Hiền thuộc xã Phú Ngọc, phát hiện công cụ đá, niên đại khoảng 3000 – 2500 năm.
Thời sơ sử: di tích Đàlắk thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên là một kiến trúc gạch, đá có dạng đền thờ đạo Hindu. Di vật thu được gồm bộ Yoni-Linga, 1 bàn nghiền, 2 mi cửa, 3 vật thờ bằng kim loại. Niên đại khoảng thế kỷ VII – VIII sau công nguyên; di tích Cát Tiên thuộc xã Cát Tiên là một kiến trúc gạch có dạng đền thờ đạo Hindu. Niên đại khoảng thế kỷ VII – VIII sau công nguyên.
- Huyện Định Quán:
Địa điểm Phú Qúy thuộc xã Túc Trưng phát hiện lộ thiên 2 công cụ cầm tay thuộc thời kỳ đá cũ, niên đại khoảng 25-10 vạn năm.
Thời tiền sử: địa điểm Đồi Ba thuộc xã Túc Trưng phát hiện 4 rìu đá các loại, 1 mũi nhọn; Ba Cần thuộc xã Suối Nho phát hiện 1 ríu đá; Bến Nôm thuộc xã Bến Nôm phát hiện 11 rìu đá các loại; Cây xăng thuộc xã Phú Túc phát hiện 2 rìu đá, đồi Bà Đỏ thuộc xã Phú Tân phát hiện 1 rìu đá; Phú Cường thuộc xã Phú Cường phát hiện 1 rìu đá; Suối Nho thuộc xã Phú Túc phát hiện 7 rìu đá các loại, 5 bàn mài, mảnh gốm; Phú Lợi thuộc xã Phú Lợi phát hiện 3 rìu đá, 5 thanh đàn đá. Niên đại các địa điểm khoảng 3000 – 2500 năm.
- Huyện Thống Nhất:
Xã Gia Tân và Dầu Giây thuộc xã Bàu Hàm 2 phát hiện một số công cụ cầm tay thuộc thời kỳ đá cũ, có niên đại khoảng 30 vạn năm.
Di tích Võ Đông thuộc xã Gia Tân được đào thám sát, niên đại khoảng 3500 – 3000 năm; di tích Hưng Thịnh thuộc xã Hưng Lộc được đào thám sát, niên đại khoảng 4000 – 3500 năm; địa điểm Dầu Giây thuộc xã Bàu Hàm 2, niên đại khoảng 2500 – 2000 năm, địa điểm Gia Tân thuộc xã Gia Tân 3 và xã Lộ 25, niên đại khoảng 3000 – 2500 năm.
- Huyện Trảng Bom:
Di tích Suối Rêt Nam thuộc xã Sông trầu, được đào thám sát, niên đại khoảng 3500 – 3000 năm; địa điểm Bàu Cá thuộc xã Đông Hòa, Sông Mây thuộc xã Bắc Sơn, Suối Rết Bắc, niên đại khoảng 3500 – 3000 năm.
Di tích Rạch Đông thuộc xã Hố Nai 4 là một kiến trúc gạch có dạng đền thờ đạo Hindu. Trong hố khai quật thu được nắm tay tượng đá, 5 mảnh kim loại khắc hình tượng thần, hoa, rùa, niên đại khoảng thế kỷ VI sau công nguyên.
- Huyện Cẩm Mỹ:
Ở xã Nhân Nghĩa và xã Long Giao phát hiện vài công cụ cầm tay thuộc thời kỳ đá cũ, niên đại khoảng 30 vạn năm.
Di tích Long Giao thuộc xã Long Giao phát hiện trong miệng núi lửa cổ 1 rìu đồng, con tê tê đồng và 41 qua đồng là loại vũ khí cổ, niên đại khảng 2500 năm.
- Huyện Xuân Lộc:
Ở xã Xuân Phú phát hiện công cụ rìu tay hình hạch nhân thuộc thời kỳ đá cũ, niên đại khoảng 30 vạn năm.
Di tích Bình Xuân thuộc xã Xuân Thọ được đào thám sát, niên đại khoảng 2500 năm; di tích Phú Hòa thuộc xã Xuân Định được đào thám sát, niên đại C14 2400 ±140 năm.
- Huyện Long Thành:
Địa điểm Phước Nguyên thuộc xã Tam An và Suối Quít thuộc xã Phước Bình, phát hiện vài công cụ đá, niên đại khoảng 3000 – 2500 năm.
Di tích Gò Bường thuộc xã Long Phước là một kiến trúc gạch có dạng đền thờ đạo Hindu, niên đại khoảng thế kỷ X sau công nguyên; di tích Gò Chiêu Liêu, Gò Ông Tùng là 2 kiến trúc gạch có dạng đền thờ đạo Hindu, niên đại C14 1910 ± 70 năm; xã Tam An phát hiện một số công cụ, niên đại khoảng thế kỷ X – XI sau công nguyên.
- Huyện Nhơn Trạch:
Di tích Rạch Lá thuộc xã Phước An được khai quật, niên đại C14 3790 ± 60 năm, 4520 ± 95 năm; di tích Gò Me thuộc xã Vĩnh Thanh được khai quật, niên đại C14 2690 ± 80, 2910 ± 55 năm; di tích Cái Vạn thuộc xã Long Thọ được khai quật, niên đại C14 3360 ± 80 năm; di tích Cái Lăng thuộc xã Long Thọ được khai quật, niên đại khoáng 2900 – 2700 năm; địa điểm Bến Cá Sình, Gò Ông Năm thuộc xã Long Thọ, Rạch Ồng Kèo thuộc xã Vĩnh Thanh phát hiện một số công cụ đá, niên đại khoảng 3000 – 2500 năm.
Địa điểm Bến Sắn thuộc xã Phước Thiền phát hiện 2 kiến trúc gạch có dạng đền thờ đạo Hindu; miếu Bà Cố Hỷ xã Phước Khánh phát hiện 1 tượng nữ thần, niên đại khoảng thế kỷ XII – XIII sau công nguyên.
Điểm qua các di tích khảo cổ học được biết đến ở Đồng Nai, chúng ta thấy rằng thời kỳ đá cũ với những công cụ điển hình được tìm thấy lộ thiên trên vùng đất đỏ bazan đồi núi thấp, minh chứng có dấu tích con người cổ nhưng chưa tìm thấy địa tầng cư trú. Đây là vấn đề tiếp tục của các nhà nghiên cứu khảo cổ học. Thời kỳ đá mới – kim khí được phân bố rộng khắp từ vùng đồi núi thấp đến nền phù sa cổ cạnh sông, suối và vùng phù sa cổ ngập mặn sình lầy. Thời kỳ văn hóa Óc Eo – hậu Óc Eo phân bổ dọc bờ sông Đồng Nai từ thượng nguồn đến hạ lưu.
Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tốc độ phát triển tăng lên từng giờ, nhiều di tích bị xóa sổ như: Bình Đa (Tp. Biên Hòa), Cái Vạn, Cái Lăng, Rạch Lá (H. Nhơn Trạch). Nhiều di tích bị đe dọa mất trắng như: Gò Me (Tp. Biên Hòa), Gò Me (H. Nhơn Trạch). Trước tình hình đó, Bảo tàng
Đồng Nai Quy hoạch khảo cổ học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Hội thảo này nằm trong chương trình Quy hoạch khảo cổ học nhằm tiếp thu các ý kiến của các nhà nghiên cứu khoa học tìm giải pháp bảo tôn, tôn tạo và trùng tu di tích cũng như phát huy giá trị lâu dài của các di tích, góp phần quản bá giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, khơi vậy niềm tự hào lịch sử văn hóa vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai và góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Kết hợp hài hòa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững.