Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ em
Gia đình có vai trò quan trọng trong giáo dục nhân cách cho trẻ em
Trước khi được xã hội hóa rộng rãi, con người được sinh ra, lớn lên và được giáo dục bởi cái nôi gia đình của mình. Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, các quan hệ gia đình (cha mẹ con cái, vợ chồng, anh em) luôn được đề cao và duy trì rất bền chặt. Đó là cơ sở đạo đức gia đình nuôi dưỡng tình cảm, tâm hồn và rèn luyện phẩm cách con người. Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ em là việc tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của các thành viên trong gia đình, nhất là vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ em nhằm tạo ra những con người có tư cách và phẩm chất đạo đức tốt. Vai trò này được thể hiện ở một số nội dung sau:
Một là, gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, là trường học đầu tiên của con người. Mỗi đứa trẻ có thể hiểu biết về cuộc sống đầu tiên từ cha mẹ mình đặc biệt từ người mẹ. Từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, con người được tiếp xúc với ngôn ngữ, văn hóa dân tộc từ lời ru, giọng hát, lời nói của cha mẹ. Vì vậy, giáo dục của gia đình như thế nào sẽ hình thành nên nhân cách của đứa trẻ như thế ấy. Tất nhiên sẽ có những đứa trẻ vì một lý do nào đó mà thiếu sự quan tâm chăm sóc của người cha hoặc người mẹ nhưng vẫn có thể hình thành được nhân cách tốt, đó là do quá trình tự giáo dục của đứa trẻ tốt.
Hầu như, sự giáo dục của gia đình không tốt thì nhân cách đứa trẻ đều có phần khiếm khuyết hoặc hoàn toàn xấu. Vì vậy giáo dục gia đình rất quan trọng đối với mỗi con người, khi con người chưa có hiểu biết về mình, về xã hội thì đã được định hướng và chỉ dạy từ gia đình; đứa trẻ tiếp xúc với môi trường giáo dục đầu tiên, trường học đầu tiên ấy là gia đình.
Hai là, gia đình là hành trang không thể thiếu với mỗi con người. Trong gia đình, mỗi con người được đùm bọc về vật chất, giáo dục về tâm hồn, trẻ thơ có điều kiện được an toàn khôn lớn, người già có nơi nương tựa, người lao động được phục hồi về sức khỏe, thoải mái về tinh thần… Trong quá trình sống, gắn bó, trao và nhận tình yêu thương che chở của gia đình, mỗi người lại hoàn thiện mình, hoàn thiện nhân cách cho bản thân.
Ba là, gia đình có mối quan hệ mật thiết với xã hội. Bác Hồ đã từng nói: Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội. Không có gia đình tái tạo ra con người để xây dựng xã hội thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Và ngược lại xã hội cũng có tác động to lớn đến gia đình, xã hội tốt sẽ là cơ sở để xây dựng gia đình hạnh phúc tiến bộ. Có thể nói gia đình là nơi trao truyền các giá trị văn hóa của nhân loại từ thế hệ nay sang thế hệ khác. Hơn nữa mỗi thời đại xã hội khác nhau, có những yêu cầu chuẩn mực đạo đức, lối sống và tác phong khác nhau, vì vậy chỉ có thông qua gia đình mới là con đường nhanh nhất và chắc chắn nhất để giáo dục con người theo những chuẩn mực mà xã hội mong muốn.
Ở Việt Nam, gia đình cũng đang chịu sự tác động từ mặt tích cực cũng như mặt trái của nền kinh tế thị trường. Do đó, trong mỗi gia đình Việt Nam hôm nay dường như điều kiện vật chất đầy đủ hơn, song con người dường như xa nhau hơn, thời gian quan tâm, chăm sóc cho nhau cũng ít dần. Để gia đình thật sự trở thành tế bào lành mạnh của xã hội thì những người làm cha, mẹ – những người chủ của gia đình cần quan tâm một số vấn đề sau: Thứ nhất, cha mẹ phải là người có kiến thức. Kiến thức ở đây có thể từ kinh nghiệm, có thể từ học tập trong sách vở và trong cuộc sống. Cha mẹ phải cập nhật thông tin, nắm bắt được nhu cầu tâm lý của con mình, có phương pháp giáo dục phù hợp với từng đứa trẻ; Thứ hai, bản thân cha mẹ phải là tấm gương tốt. Cách hành xử của cha mẹ với nhau, cách ứng xử của cha mẹ với những người xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách đứa trẻ.; Thứ ba, gia đình phải được xây dựng trên cơ sở bình đẳng, tiến bộ, cha mẹ phải bình đẳng tôn trọng lẫn nhau. Trẻ em trai và trẻ em gái phải có quyền và nghĩa vụ như nhau, được thụ hưởng mọi giá trị như nhau, cùng nhau được học hành. Những người cha, người mẹ trong gia đình cũng phải được tôn trọng như nhau, lắng nghe và chia sẻ với nhau mọi việc trong cuộc sống.
Như vậy, gia đình phải trở thành môi trường tốt nhất để nuôi dưỡng, giáo dục con người. Đó là môi trường đầu tiên nhưng cũng là môi trường suốt đời để hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục con người phát triển toàn diện, đặc biệt giáo dục nhân cách cho trẻ em. Ở Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những yếu tố cũ và mới đan xen, muốn xã hội tiến bộ, lành mạnh thì phải chú ý vai trò giáo dục của gia đình trong việc hình thành nhân cách cho con người nói chung, cho trẻ em nói riêng.
Trước khi được xã hội hóa rộng rãi, con người được sinh ra, lớn lên và được giáo dục bởi cái nôi gia đình của mình. Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, các quan hệ gia đình (cha mẹ con cái, vợ chồng, anh em) luôn được đề cao và duy trì rất bền chặt. Đó là cơ sở đạo đức gia đình nuôi dưỡng tình cảm, tâm hồn và rèn luyện phẩm cách con người. Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ em là việc tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của các thành viên trong gia đình, nhất là vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ em nhằm tạo ra những con người có tư cách và phẩm chất đạo đức tốt. Vai trò này được thể hiện ở một số nội dung sau:Một là, gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, là trường học đầu tiên của con người. Mỗi đứa trẻ có thể hiểu biết về cuộc sống đầu tiên từ cha mẹ mình đặc biệt từ người mẹ. Từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, con người được tiếp xúc với ngôn ngữ, văn hóa dân tộc từ lời ru, giọng hát, lời nói của cha mẹ. Vì vậy, giáo dục của gia đình như thế nào sẽ hình thành nên nhân cách của đứa trẻ như thế ấy. Tất nhiên sẽ có những đứa trẻ vì một lý do nào đó mà thiếu sự quan tâm chăm sóc của người cha hoặc người mẹ nhưng vẫn có thể hình thành được nhân cách tốt, đó là do quá trình tự giáo dục của đứa trẻ tốt.Hầu như, sự giáo dục của gia đình không tốt thì nhân cách đứa trẻ đều có phần khiếm khuyết hoặc hoàn toàn xấu. Vì vậy giáo dục gia đình rất quan trọng đối với mỗi con người, khi con người chưa có hiểu biết về mình, về xã hội thì đã được định hướng và chỉ dạy từ gia đình; đứa trẻ tiếp xúc với môi trường giáo dục đầu tiên, trường học đầu tiên ấy là gia đình.Hai là, gia đình là hành trang không thể thiếu với mỗi con người. Trong gia đình, mỗi con người được đùm bọc về vật chất, giáo dục về tâm hồn, trẻ thơ có điều kiện được an toàn khôn lớn, người già có nơi nương tựa, người lao động được phục hồi về sức khỏe, thoải mái về tinh thần… Trong quá trình sống, gắn bó, trao và nhận tình yêu thương che chở của gia đình, mỗi người lại hoàn thiện mình, hoàn thiện nhân cách cho bản thân.Ba là, gia đình có mối quan hệ mật thiết với xã hội. Bác Hồ đã từng nói: Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội. Không có gia đình tái tạo ra con người để xây dựng xã hội thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Và ngược lại xã hội cũng có tác động to lớn đến gia đình, xã hội tốt sẽ là cơ sở để xây dựng gia đình hạnh phúc tiến bộ. Có thể nói gia đình là nơi trao truyền các giá trị văn hóa của nhân loại từ thế hệ nay sang thế hệ khác. Hơn nữa mỗi thời đại xã hội khác nhau, có những yêu cầu chuẩn mực đạo đức, lối sống và tác phong khác nhau, vì vậy chỉ có thông qua gia đình mới là con đường nhanh nhất và chắc chắn nhất để giáo dục con người theo những chuẩn mực mà xã hội mong muốn.Ở Việt Nam, gia đình cũng đang chịu sự tác động từ mặt tích cực cũng như mặt trái của nền kinh tế thị trường. Do đó, trong mỗi gia đình Việt Nam hôm nay dường như điều kiện vật chất đầy đủ hơn, song con người dường như xa nhau hơn, thời gian quan tâm, chăm sóc cho nhau cũng ít dần. Để gia đình thật sự trở thành tế bào lành mạnh của xã hội thì những người làm cha, mẹ – những người chủ của gia đình cần quan tâm một số vấn đề sau: Thứ nhất, cha mẹ phải là người có kiến thức. Kiến thức ở đây có thể từ kinh nghiệm, có thể từ học tập trong sách vở và trong cuộc sống. Cha mẹ phải cập nhật thông tin, nắm bắt được nhu cầu tâm lý của con mình, có phương pháp giáo dục phù hợp với từng đứa trẻ; Thứ hai, bản thân cha mẹ phải là tấm gương tốt. Cách hành xử của cha mẹ với nhau, cách ứng xử của cha mẹ với những người xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách đứa trẻ.; Thứ ba, gia đình phải được xây dựng trên cơ sở bình đẳng, tiến bộ, cha mẹ phải bình đẳng tôn trọng lẫn nhau. Trẻ em trai và trẻ em gái phải có quyền và nghĩa vụ như nhau, được thụ hưởng mọi giá trị như nhau, cùng nhau được học hành. Những người cha, người mẹ trong gia đình cũng phải được tôn trọng như nhau, lắng nghe và chia sẻ với nhau mọi việc trong cuộc sống.Như vậy, gia đình phải trở thành môi trường tốt nhất để nuôi dưỡng, giáo dục con người. Đó là môi trường đầu tiên nhưng cũng là môi trường suốt đời để hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục con người phát triển toàn diện, đặc biệt giáo dục nhân cách cho trẻ em. Ở Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những yếu tố cũ và mới đan xen, muốn xã hội tiến bộ, lành mạnh thì phải chú ý vai trò giáo dục của gia đình trong việc hình thành nhân cách cho con người nói chung, cho trẻ em nói riêng.