Văn 12: So sánh người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài hay có dàn ý
Mục lục bài viết
Văn 12: So sánh người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài hay có dàn ý chi tiết
So sánh người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài chi tiết và đầy đủ nhất
Qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” và “Vợ Nhặt”, chúng ta có thêm những góc nhìn sâu sắc cũng như đồng cảm cho số phận những người phụ nữ trong xã hội. Từ đó ngợi ca những vẻ đẹp bị số phận vùi lấp trước những trớ trêu của bi kịch cuộc đời. Cùng cunhocvui so sánh người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài trong hai tác phẩm trên để hiểu thêm chi tiết về hình ảnh người phụ nữ xưa nhé!
So sánh người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài chi tiết
Dàn ý so sánh người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài
I. Mở bài:
– Kim Lân là mệnh danh nhà văn của người nông dân. “Vợ nhặt” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của ông, thành công rung động người đọc với hình tượng “người vợ nhặt” tha phương nhưng khuất lấp sau đó là nghị lực sống mạnh mẽ
– Nguyễn Minh Châu- một cây bút tài ba tiên phong trong thời kỳ đổi mới. “Chiếc thuyền ngoài xa” là lần gặp gỡ định mệnh của một người nghệ sĩ với một thế giới đầy nghịch lí và đau thương của số phận một người phụ nữ làng chài
II. Thân bài: So sánh người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài
1. Nét tương đồng của hai hình ảnh
– Số phận lận đận đầy xót xa của phận người phụ nữ: Cả hai tác giả đã xây dựng hoàn cảnh nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, là nạn nhân của những hoàn cảnh trớ trêu đau thương
Người vợ nhặt thị
-
Số phận dặt dìu, không rõ tên tuổi quê quán, tình cảnh trôi dạt, nay đây mai đó
-
Vẻ ngoài nhếch nhác, đói khổ do cái đói giày vò
-
Thái độ chao chát, cong cớn, vô phép tắc do bị đẩy đến bước đường cùng, không còn sĩ diện
-
Theo một người lạ về làm vợ chỉ bằng bốn chén bánh đúc chỉ vì mong có cái ăn qua ngày
Người đàn bà làng chài
-
Ngoại hình xấu xí, thô kệch như đàn ông do phải dãi dầm nắng mưa làm lụng và bị bạo hành gia đình
-
Cam chịu, nhẫn nhục đến ngu ngốc, từ bỏ cả hạnh phúc của chính bản thân mình
-
Quê mùa, thất học, nghèo khổ, sống phụ thuộc vào kẻ khác
Xem thêm:
Top 5 mở bài vợ nhặt hay nhất
Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy vợ nhặt
Soạn vợ nhặt ngắn gọn, đầy đủ ý, có tóm tắt nội dung
– Vẻ đẹp tâm hồn khuất lập bởi bão giông cuộc đời
Người vợ nhặt thị
-
Phía sau số phận trôi dạt, tha hương cầu thực là một khát vọng ham sống mãnh liệt
-
Phía sau vẻ bẩn thỉu, đói khổ lại là một người biết trước biết sau, hay lo nghĩ, ý tứ.
-
Bên trong vẻ láo nháo, cong cớn lại là một người phụ nữ dịu dàng, hiền hậu, biết lo toan cho gia đình.
Người đàn bà làng chài
-
Bên trong ngoại hình xấu xí, cục mịch lại là một trái tim nhân hậu, đầy sự vị tha và độ lượng, một tấm lòng giàu sự hi sinh.
-
Phía sau vẻ nhẫn nhục ngu ngốc vẫn là một tâm hồn khát vọng sống hạnh phúc
-
Phía sau vẻ quê mùa, thô kệch, thất học là một con người thấu hiểu nhân sinh, sâu sắc lẽ đời.
2. Sự đối lập khi so sánh người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài
– Vẻ đẹp của nhân vật “người vợ nhặt thị” là phẩm chất đáng quý của một nàng dâu thế hệ mới. Nó được thể hiện qua các chi tiết đầy dư vị lạc quan, yêu đời dù bối cảnh là nạn đói thê thảm, khốn cùng.
– Ngược lại, vẻ đẹp được khắc sâu ở “người đàn bà hàng chài” lại chính là những phẩm chất trân quý của một người mẹ, người vợ tảo tần nặng gánh mưu sinh. Tất cả thể hiện lên qua các chi tiết đầy bất ngờ kịch tính, trong bối cảnh đói khổ nghèo nàn gây nên tình trạng bạo lực gia đình…
Xem thêm:
Tóm tắt chiếc thuyền ngoài xa ngắn nhất
Top 3 mở bài chiếc thuyền ngoài xa hay nhất
III. Kết bài
– Khái quát những điểm giống/khác nhau và nêu cảm nhận của bản thân
Bài mẫu so sánh người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài chi tiết, hay nhất
Bài mẫu so sánh người đàn bà hàng chài và người vợ nhặt chi tiết
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam bao đời nay vẫn luôn là nguồn cảm hứng bất tận của văn chương trong cả thời đại cũ và mới. Như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, số phận long đong đấy đáng thương như cánh hoa trôi đều là cánh cửa để chúng ta tìm hiểu thế giới nội tâm đầy sống động với những vẻ đẹp tâm hồn sáng ngời.
Hình ảnh “người vợ nhặt thị” trong tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân cùng “người đàn bà làng chài” trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đều thành công trong việc xây dựng về hình ảnh người phụ nữ với vẻ đẹp bên trong sâu sắc. Dù số phận đưa đẩy họ đến những hoàn cảnh khác nhau nhưng giữa những bề bộn tầm thường, vẻ đẹp của họ vẫn được Kim Lân và Nguyễn Minh Châu khắc họa sâu sắc. Sau tất cả, các phẩm chất đó vẫn sáng mãi và bất tử trong lòng độc giả.
Họ đều là hiện thân của những bất hạnh người phụ nữ thời đại mới. Hoàn cảnh an bài họ gặp bao trớ trêu, bi kịch, tủi hờn, là đại diện của những chiếc bánh trôi nước “bảy nổi ba chìm với nước non”. Người vợ nhặt thị trong “Vợ nhặt” được Kim Lân xây dựng hình ảnh là một người phụ nữ vô danh trôi dạt trong nạn đói 1975. Nàng lâm vào tình cảnh phải giành giật sự sống và cái chết, sống như một con ma vật vờ trong nạn đói khủng khiếp.
Cái nghèo, cái đói đeo bám đã khiến thị lâm vào bước đường cùng, trở thành một người chẳng còn gì. Kim Lân khắc họa hình ảnh người vợ nhặt “gầy vêu rách như tổ đỉa”, héo úa với “khuôn mặt lưỡi cày xám xịt” cùng “hai con mắt trũng hoáy”. Còn lại chẳng còn gì nữa cả: không tên, không tuổi cũng chẳng có gốc gác, quê hương. Tất cả các chi tiết đó không khiến chúng ta bàng hoàng và xót thương.
Xem thêm:
Dàn ý chi tiết phân tích nhân vật Tràng trong vợ nhặt
Bài văn mẫu phân tích nhân vật Tràng chi tiết, hay nhất
Người vợ nhặt đúng nghĩa chính là một người vợ nhặt. Thị theo Tràng về chỉ bằng bốn chén bánh đúc mà chẳng hề nghĩ suy. Cứ thế theo không người ta về làm vợ, tựa như một món đồ được nhặt bên đường. Nàng đâu còn tương lai, cái đói khiến nàng túng quẫn, chỉ còn biết bấu víu Tràng. Không chỉ vậy, đói nghèo còn tàn phá cả tính cách của nàng, nàng trở nên “chao chát”, “chua ngoa, đanh đá”. Tự trọng của người phụ nữ chẳng còn là gì trước miếng ăn. Thầy đồ ăn, chẳng chần chừ, nhân vật thị “sà xuống cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”. Số phận vùi dập người phụ nữ chẳng còn lại gì, kể cả chút tự tôn.
Cũng giống như người vợ nhặt, “người đàn bà làng chài” được Nguyễn Minh Châu khắc họa là một người phụ nữ không tên. Cô là một người vô danh, ở đâu cũng có thể bắt gặp, là số phận tiêu biểu cho một đời nhọc nhằn, gian khó, lam lũ như bao người phụ nữ Việt Nam thời đó. Nguyễn Minh Châu dù chẳng hề gọi tên, nhưng hình ảnh về người đàn bà làng chài cơ cự khốn đốn lại hiện lên và in dấu rõ nét trong lòng người đọc. Cô “cao lớn với những nét thô kệch”, khuôn mặt thì rỗ và hằn lên sự “mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt”. Một dáng vẻ đầy khổ sở, nhọc nhằn khiến bao người thương cảm.
Người đàn bà bất hạnh ấy không chỉ phải chịu thiệt thòi về ngoại hình mà tạo hóa mang lại mà dường như mọi sự bất hạnh của cuộc đời đều trút cả lên chị, xấu, nghèo khổ, lam lũ, lại phải thường xuyên chịu những trận đòn roi của người chồng vũ phu tổn thương, đau xót cho chị. Ai mà lại chẳng thầm tặc lưỡi xót thương cho “tấm áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng” của chị? Chỉ vài nét phác thảo nhưng lại gợi lên sự chua xót, khốn khổ đến tận cùng của chị.
Sự tương đồng và khác biệt giữa hình ảnh người đàn bà hàng chài và người vợ nhặt
Trước những trận đòn roi, muôn lời cay đắng của người chồng, chị chẳng hề phản kháng, chỉ lộ ra vẻ cam chịu và nhẫn nhục đến ngu ngốc. Dẫu cho là “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, dẫu là đôi mắt cô ánh lên sự ai oán và xót thương cho chính đời mình, nhưng người phụ nữ ấy vẫn “không hé răng một lời”. Dáng hình “mụ ngồi ghé vào mép ghế và cố thu người lại” như một chú chim cô độc. Có lẽ cuộc đời của cô đã quá nặng nề, quá thê lương rồi.
Nhưng đằng sau số phận hẩm hiu cùng vẻ ngoài bị số phận vùi dập lại là khát vọng và niềm tin vào cuộc sống. Dẫu có đớn đau và tuyệt vọng, khát vọng được sống, được hạnh phúc vẫn được thể hiện sâu sắc qua hình ảnh người vợ nhặt cùng người đàn bà làng chài. Ngòi bút hiện thực của Nguyễn Minh Châu và Kim Lân tái hiện sâu sắc sức sống mãnh liệt trong họ.
Phía sau tình cảnh túng quẫn vì đói, khát vọng sống của nhân vật vợ nhặt Thị vẫn cháy. Thị “đánh một canh bạc” bằng cả đời mình bằng việc theo Tràng làm vợ âu cũng chỉ là để được sống. Dù là sẽ bị chê cười, là đánh mất tự trọng, nhưng ở tình cảnh đó, đó chính là điều nỗ lực nhất nhân vật có thể làm vì chính mạng sống của mình. Dẫu có rẻ mạt và tầm thường, chỉ với bốn bát bánh đúc, hai hào dầu, một thúng con là bán rẻ bản thân, nhưng để tồn tại thì còn ý chí nào mạnh mẽ, quật cường hơn thế?
Xem thêm:
Dàn ý cảm nhận chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Bài cảm nhận chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu chi tiết, hay nhất
Kể cả lúc nhìn thấy “ngôi nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”, nàng cũng chỉ “nén một tiếng thở dài” chứ chẳng hề thái độ nặng nhẹ. Dù là vớ một chiếc “phao rách” là Tràng nhưng Thị vẫn biết trước biết sau, ý tứ. Tiếng thở dài đó còn ẩn chứa việc nhân vật là người biết lo nghĩ về tương lai, có trách nhiệm lo toan cho gia đình nhỏ mới hình thành của mình. Đằng sau vẻ ngoài chua chát, đanh đá, Thị vẫn là một vợ hiền hậu, đảm đang, một người con dâu biết lo toan, chăm chút cho mái ấm của mình.
Nàng e thẹn, đối diện với bà cụ Tứ – mẹ chồng mới của mình thì chỉ dám “ngồi mớm” vào mép giường. Thậm chí còn rất ý tứ, cung kính chào hỏi. Trong bữa cơm đạm bạc chỉ có vỏn vẹn “niêu cháo lõng bõng, mỗi người được lưng hai bát đã hết nhẵn” nhưng nàng vui vẻ, chẳng hề thái độ, nhăn nhó. Có lẽ chính bao điều đẹp đẽ nơi tâm hồn thị đã như sưởi ấm gia đình nhỏ khỏi những tháng ngày lao đao bị cái đói làm héo úa.
Số phận của người đàn bà làng chài với bao sự éo le, lay lắt của cuộc sống cơm áo gạo tiền cũng chẳng thể xóa đi sự đẹp đẽ trong tâm hồn cô. Bên trong vẻ ngoài nhẫn nhục đến vô nghĩa, đến ngu ngốc ấy lại là một thế giới nội tâm đầy sự vị tha, độ lượng và giàu đức hi sinh của một người mẹ. Cô không chịu bỏ người chồng vũ phu, cô chấp nhận một cuộc đời địa ngục chỉ vì muốn những đứa con có một mái ấm đủ đầy, được ăn no được ngủ ấm.
Số phận người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài với nhiều éo le
Cô hiểu được cái khắc nghiệt của một cuộc đời mưu sinh trên biển nếu thiếu đi bàn tay gồng gánh của người đàn ông. Thậm chí cô còn hiểu sâu sắc người chồng của mình với cái nhìn đầy vị tha, rằng bản chất ông ta chẳng hề xấu xa, đê hèn như vậy. Chỉ là cuộc đời hắn ta cũng khổ sở đến bí bách dẫn đến sự bạo tàn, vô tình như thực tại mà thôi.
Người đàn bà hàng chài đã coi bể khổ đời mình là một lẽ đương nhiên. Bao đánh đập đòn roi cô chẳng than, chỉ xin “đánh ở trên bờ, đừng để các con nhìn thấy”. Sự nhẫn nhịn ấy thực chất cũng chính là tình mẫu tử vĩ đại của một người mẹ. Cô thốt lên “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ”.
À thì ra cuộc đời cô chịu đựng như vậy cũng chỉ bởi niềm tin vững chắc vào thiên chức làm mẹ mà ông trời đã giao phó. Nó làm cô có thể cảm nhận chút hạnh phúc nhỏ nhoi giữa cuộc đời lắm bi thương này. Cô vẫn chọn sống, chọn tin vào một cuộc đời hạnh phúc ở tương lai, nơi những đứa con cô được lớn lên đủ đầy và mạnh khỏe. Như vậy, có lẽ với cô là quá đủ rồi.
Xem thêm:
Phân tích tình huống truyện vợ nhặt hay nhất không thể bỏ qua
Phân tích giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt của Kim Lân
Kim Lân và Nguyễn Minh Châu đã thành công khi xây dựng hình tượng cho các nhân vật. Họ đã đặt trái tim mình vào nơi ngòi bút để thấu hiểu, sẻ chia cho những số phận người phụ nữ bất hạnh trong xã hội. Dẫu là một người vợ từ bỏ tự tôn để khao khát mưu cầu sự sống hay một người đàn bà cam chịu một đời cơ cực vì những người con thì tất cả đều đáng quý và trân trọng. Đó cũng chính là chủ nghĩa nhân đạo mà cả hai tác giả muốn truyền đạt và gửi nó đến các đọc giả suốt bao thế hệ. So sánh người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài cho ta thấy rõ hơn về số phận người phụ nữ và vẻ đẹp của họ.