Vận Đơn Hàng Không (Airway Bill) Là Gì? Các Mẫu AWB Và Tra Cứu
Airway bill hay còn có tên gọi là vận đơn hàng không là thuật ngữ khá quen thuộc trong đời sống hiện nay. Vậy airway bill là gì? Nó có chức năng gì mà lại phổ biến như vậy? Làm thế nào để nhận diện được vận đơn này một cách nhanh và chính xác nhất?… Cùng IL Việt Nam tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
Airway bill là gì?
Airway bill là gì? Airway bill dịch ra tiếng Việt có nghĩa là vận đơn hàng không. Đây là tài liệu đi kèm với hàng hóa được chuyển phát nhanh bằng đường hàng không quốc tế để cung cấp thông tin chi tiết về lô hàng và cho phép theo dõi lô hàng.
Hóa đơn có nhiều bản sao để mỗi bên liên quan đến lô hàng có thể ghi lại. Vận đơn hàng không (AWB) là một loại vận đơn. Tuy nhiên, AWB phục vụ một chức năng tương tự như vận đơn đường biển, nhưng AWB được phát hành ở dạng không thể chuyển nhượng, nghĩa là có ít sự bảo vệ hơn với AWB so với vận đơn.
>>> XEM THÊM : Vận Chuyển Chính Ngạch Là Gì? Ưu Nhược Điểm Là Gì? Nên Hay Không
Các loại airway bill phổ biến hiện nay
Sau khi đã tìm hiểu rõ vận đơn hàng không là gì chúng ta cần làm rõ các loại airway bill hiện nay. Dựa trên các tiêu chí khác nhau sẽ có nhiều cách phân loại khác nhau, cụ thể như sau:
2.1. Căn cứ vào người phát hành đơn
Theo tiêu chí này thì vận đơn hàng không gồm:
Vận đơn hàng không của hãng hàng không được hiểu là vận đơn do chính hãng hàng không đó phát hành. Trên AWB sẽ có thể hiện đầy đủ biểu tượng và mã để nhận dạng của người chuyên chở.
Khác với vận đơn của hãng hàng không thì vận đơn hàng không trung lập là do người khác chứ không phải do người chuyên chở phát hành ra, mà do đại lý của người chuyên chở hay người có nhiệm vụ giao nhận phát hành. Theo đó trên vận đơn không có biểu tượng và mã để nhận dạng của người chuyên chở.
2.2 Căn cứ vào việc gom hàng hóa vận chuyển
Nếu dựa theo tiêu chí này thì AWB được chia thành AWB chủ và AWB của người gom hàng.
Vận đơn chủ (MAWB): do hãng hàng không cấp cho người gom hàng cùng với vận đơn để nhận hàng tại cảng nhập. Đây là chứng từ giao nhận giữa người vận chuyển và người gom hàng, điều chỉnh quan hệ giữa người vận chuyển hàng không và người gom hàng.
Vận đơn thứ của người gom hàng (HAWB): do người giao nhận phát hành để điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ và dùng để nhận hàng giữa người gom hàng và chủ hàng. số lẻ. Cấp cho chủ hàng khi nhận hàng từ họ cấp cho chủ hàng khi gửi hàng tại cảng xuất và nhận hàng tại cảng nhập.
>>> THAM KHẢO : Logistics Là Gì? Tổng Quan Ngành Quản trị Logistics Và Cơ Hội Việc Làm
Vận đơn hàng không thực hiện chức năng nào?
Chức năng của vận đơn hàng không là gì? Vận đơn hàng không có các chức năng cụ thể như sau:
Thứ nhất, airway bill là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển đã được ký kết giữa người vận chuyển và người gửi hàng.
Thứ hai, là bằng chứng về việc người vận chuyển hàng không đã nhận hàng.
Thứ ba, đóng vai trò như là một loại Giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không.
Thứ tư, có vai trò để hoàn thiện các chứng từ khai báo hải quan hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, là đầu mối thông tin liên lạc giữa tất cả các bên.
Thứ sáu, là dạng hóa đơn vận chuyển.
Thứ sáu là phương tiện mô tả hàng hóa cụ thể và theo dõi lô hàng.
Thứ bảy giúp hướng dẫn xử lý và giao nhận hàng hóa
Quý bạn đọc cần đặc biệt lưu ý, vận đơn đường hàng không không phải là một dạng chứng từ sở hữu giống như các hình thức vận đơn khác. Lý do là bởi hai nguyên nhân chính sau:
+ Tốc độ vận chuyển bằng đường hàng không rất nhanh chóng, có thể tính bằng giờ. Mặt khác, bản gốc của vận đơn hàng không thường gửi kèm cùng với hàng hóa trên cùng một chuyến bay.
+ Đa phần các hàng hóa được vận chuyển bằng hàng không thường có giá trị rất lớn. Do đó nếu coi vận đơn hàng không là một loại chứng từ thể hiện quyền sở hữu dễ gây bất lợi và mất an toàn cho người mua lại lô hàng đó.
Nội dung của airway bill gồm những gì?
AWB thường là một tài liệu dài một trang chứa đầy thông tin quan trọng. Hóa đơn được thiết kế và phân phối bởi Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) và được sử dụng trong vận chuyển trong nước và quốc tế. Vận đơn này được phát hành thành tám bộ có màu khác nhau, với ba đầu tiên là bản gốc.
Bản gốc đầu tiên (màu xanh lá cây) là bản của nhà cung cấp dịch vụ phát hành. Đây là bằng chứng cho hợp đồng vận chuyển và được người chuyên chở phát hành giữ lại làm chứng từ kế toán. Đặc biệt bản gốc này sẽ có chữ ký đầy đủ của người gửi hàng.
Bản gốc thứ hai có màu hồng là bản của người nhận hàng. Bản này được gửi cùng lô hàng tới nơi đến cuối cùng và giao cho người nhận hàng khi tiến hàng giao hàng.
Thứ ba (màu xanh) là bản của người gửi hàng. Đây được coi là một bằng chứng để chứng minh rằng người chuyên chở đã nhận hàng của họ để mang đi gửi và làm bằng chứng của hợp đồng chuyên chở. Bản này phải có đầy đủ chữ ký của cả người chuyên chở và người gửi hàng.
Bản thứ tư màu nâu và có chức năng như biên nhận và bằng chứng giao hàng. Bốn bản còn lại màu trắng.
Vận đơn hàng không có thể có logo của hãng hàng không ở góc trên cùng bên phải hoặc có thể là AWB trung tính. Cả hai về cơ bản giống hệt nhau bên ngoài logo của hãng hàng không và thông tin được điền sẵn cho hãng hàng không.
Mỗi vận đơn hàng không phải bao gồm đầy đủ các thông tin về tên, địa chỉ của văn phòng, logo và số AWB của hãng thực hiện nhiệm vụ vận chuyển. Đó là một dãy số gồm 11 chữ số có thể được sử dụng mục đích là đặt chỗ và theo dõi tình trạng và vị trí của lô hàng.
Góc phần tư phía trên bên trái của chứng từ vận đơn hàng không sẽ chứa thông tin về người gửi hàng, người nhận hàng, đại lý, sân bay khởi hành và sân bay đến.
Góc phần tư trên cùng bên phải là thông tin cụ thể về hãng hàng không – ở dạng văn bản và logo được in và điền sẵn hoặc thông tin được nhập thủ công. Phần trên cùng bên phải cũng sẽ chứa thông tin về giá trị khai báo để vận chuyển và giá trị khai báo đối với hải quan.
Giữa trang sẽ có thông tin về nội dung lô hàng, bao gồm số kiện, tổng trọng lượng, trọng lượng tính cước, tổng cước, tính chất và số lượng hàng hóa.
Phần dưới cùng của vận đơn hàng không sẽ ghi thông tin về các khoản phí và thuế bổ sung, chỗ để người gửi hàng ký ghi rõ họ tên hoặc đại lý và khu vực để nhập ngày, thời gian và địa điểm thực hiện.
>>> XEM THÊM : #1 Dịch Vụ Vận Chuyển Hàn Việt Hai Chiều Uy Tín Giá Rẻ Toàn Việt Nam
Mẫu airway bill có dạng như thế nào?
Mẫu airway bill có dạng như sau:
Mỗi thông tin thể hiện trên airway bill đều có ý nghĩa nhất định và thể hiện bằng chữ tiếng Anh. Do đó để đọc hiểu chi tiết được các thông tin trên vận đơn một cách đầy đủ và chính xác nhất, hãy nhanh chóng liên hệ với IL Việt Nam để được hỗ trợ và tư vấn nhé.
Quá trình lưu chuyển của vận đơn hàng không diễn ra như thế nào?
Quá trình lưu chuyển của vận đơn hàng không không quá phức tạp như bạn nghĩ. Tùy vào mỗi loại vận đơn hàng không sẽ có quy trình cụ thể và chi tiết. Thông thường quá trình vận đơn bằng con đường này sẽ là gửi hàng, vận chuyển và giao hàng theo như các thông tin đã được cung cấp giữa các bên.
Airway bill có hiệu lực từ khi nào?
Vận đơn hàng không (AWB) đóng vai trò là biên nhận hàng hóa của hãng hàng không (người vận chuyển), cũng như hợp đồng vận chuyển giữa người gửi hàng và người vận chuyển. Đó là một thỏa thuận pháp lý có hiệu lực pháp luật.
AWB trở thành một hợp đồng có hiệu lực thi hành khi người gửi hàng (hoặc đại lý của người gửi hàng) và người vận chuyển (hoặc đại lý của người vận chuyển) cùng ký vào văn bản.
Tra cứu airway bill như thế nào chuẩn nhất?
Hiện nay có 2 cách tra cứu airway bill là tra cứu trực tiếp tại website của hãng hoặc vào website tra cứu chung. Cụ thể:
1. Cách tra cứu thứ nhất
Đầu tiên bạn sẽ truy cập vào website của hãng hàng không đó và tìm đến phần tracking. Tiếp theo, bạn sẽ nhập số vận đơn hàng không vào và ấn tra cứu. Kết quả bạn nhận được là lịch trình vận chuyển hàng hóa của mình.
2. Cách tra cứu thứ hai
Ngoài cách thứ nhất thì bạn có thể truy cập vào trang website chung trên trang: https://www.track-trace.com/ và tiến hành các bước lần lượt: Nhập số vận đơn và ấn tra cứu để nhận kết quả chi tiết liên quan đến vận đơn của mình.
So sánh giữa vận đơn đường biển và vận đơn hàng không
Vận đơn đường biển và vận đơn hàng không có nhiều điểm giống nhau và khác nhau, cụ thể như sau:
Điểm giống nhau
Ở cả hai hình thức vận đơn này đều có chức năng là biên lai gửi hàng và làm bằng chứng để chứng minh của một hợp đồng vận chuyển đã được ký kết giữa các bên.
Điểm giống nhau nữa đó là trên vận đơn đều đảm bảo đầy đủ các nội dung cơ bản như thông tin về tên người gửi hàng, tên người nhận, địa chỉ, phương tiện vận chuyển, thông tin liên quan đến lô hàng đang được vận chuyển,….
Điểm khác nhau
Bên cạnh những điểm giống nhau nêu trên thì vận đơn hàng không cũng có điểm khác biệt so với vận đơn đường biển, cụ thể:
Về cơ sở pháp lý điều chỉnh
Vận đơn hàng không được điều chỉnh trực tiếp bởi các văn bản pháp luật: Công ước Vacsava 1929, Công ước Guadalajara 1961, Nghị định thư Hague 1955, Nghị định thư Montreal 1975, Nghị định thư Guatemala 1971, …
Còn vận đơn đường biển chịu sự điều chỉnh của Công ước Brussel 1924, Quy tắc Hague 1931, Nghị định thư Visby 1968, Công ước Hamburg 1978,…
Về khả năng lưu thông đối với vận đơn
Vận đơn hàng không không được phép chuyển nhượng. Còn vận đơn đường biển có thể chuyển nhượng được nếu thuộc trường hợp là vận đơn theo lệnh.
Các điều kiện Incoterms được phép dùng
Vận đơn hàng không không dùng với điều kiện FAS, FOB. Còn vận đơn đường biển có thể sử dụng với tất cả các điều kiện quy định trong Incoterms 2010. Như vậy có thể thấy điều kiện Incoterms được dùng đối với vận đơn hàng không sẽ bị hạn chế hơn.
Thời điểm phát hành vận đơn
Phát hành sau khi giao hàng cho người gửi hàng đối với vận đơn hàng không. Còn vận đơn đường biển phát hành sau khi hàng đã được xếp lên tàu hoặc sau khi người chuyên chở đã nhận hàng để sắp xếp (tức là hàng được xếp).
Về số lượng đơn
Vận đơn hàng không phát hành ít nhất 8 bản. Còn vận đơn đường biển phát hành 3 bản gốc hoặc surrender hoặc 1 seaway (tùy thuộc theo yêu cầu của Shipper).
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về airway bill là gì và các vấn đề có liên quan bạn nên biết. Nếu quý bạn đọc còn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng các loại hình vận chuyển tại IL Việt Nam vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các hình thức sau:
- Hotline: 0904685358 (Việt Nam)
- Hotline: 010 4550 2218 (Hàn Quốc)
Thông tin liên hệ
Kho tại Hà Nội : V7 – B7 The Terra An Hưng, Đ. Nguyễn Thanh Bình, P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội
Kho tại HCM: 68 Cửu Long, Quận Tân Bình, Tp.HCM
Hotline: 0904 685 358
Kho tại Hàn Quốc: 인천시 중구 신흥동 1가 31-1 아이엘 빌딩 1층
Hotline : 010 4550 2218
TAGS: