Văn Hoá Doanh Nghiệp Là Gì? Thành Lập Công Ty Có Nên Chú Ý Đến Văn Hóa Doanh Nghiệp?

Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Như Thế Nào ?

Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp tới sự phát triển doanh nghiệp, cùng những nguyên tắc và quá trình xây dựng văn hóa nói chung, để từ đó tìm ra cách phát triển văn hóa cho riêng mình.

Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp

Thế nào là văn hóa doanh nghiệp?

Văn hóa doanh nghiệp là tổng hòa của quan niệm giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, quy phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh, phương thức quản lý và nội quy, chính sách… được mọi thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận, tuân theo. Đây là toàn bộ giá trị được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp để hướng tới các mục tiêu doanh nghiệp đề ra.

Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp

Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi doanh nghiệp đều phải nỗ lực xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho mình, phù hợp với đặc điểm văn hoá dân tộc, với xu hướng phát triển của thế giới. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp là nhiệm vụ của tất cả mọi người, nhưng trước hết là người lãnh đạo. Có thể thấy, văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng tới sự phát triển doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới sự phát triển của doanh nghiệp. Nền văn hóa mạnh sẽ là nguồn lực quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nền văn hóa yếu sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu.

Xét về ảnh hưởng tích cực, văn hoá doanh nghiệp tạo nên nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp, quy tụ được sức mạnh của toàn doanh nghiệp và khích lệ đuợc sự đổi mới sáng tạo:

  • Tạo nên nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp có một đặc trưng riêng và chính văn hoá doanh nghiệp tạo nên nét khác biệt đó. Các giá trị cốt lõi, các tập tục, lễ nghi, thói quen hay cách họp hành, đào tạo, thậm chí đến cả đồng phục, giao tiếp…đã tạo nên phong cách riêng biệt của doanh nghiệp, phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Quy tụ được sức mạnh của toàn doanh nghiệp: Nền văn hoá tốt giúp doanh nghiệp thu hút và giữ được nhân tài, củng cố lòng trung thành của nhân viên với doanh nghiệp.
  • Thật sai lầm khi cho rằng trả luơng cao sẽ giữ được nhân tài. Nhân viên chỉ trung thành, gắn bó với doanh nghiệp khi doanh nghiệp có môi trường làm tốt, khuyến khích họ phát triển. Khích lệ sự đổi mới, sáng tạo: Trong những doanh nghiệp có môi trường văn hoá làm việc tốt, mọi nhân viên luôn luôn được khuyến khích đưa ra sáng kiến, ý tưởng…Nhân viên trở nên năng động, sáng tạo hơn và cũng gắn bó với doanh nghiệp hơn.

Xét về ảnh hưởng tiêu cực, nền văn hoá yếu kém sẽ gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp.

  • Chẳng hạn trong một doanh nghiệp, cơ chế quản lý cứng nhắc, độc đoán, sẽ làm nhân viên sợ hãi, thụ động và thờ ơ hoặc chống đối lại lãnh đạo. Nhân viên sẽ bỏ doanh nghiệp đi bất cứ lúc nào.

Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp

Nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, trước hết lãnh đạo phải là tấm gương về văn hóa doanh nghiệp. Tuy lãnh đạo có vai trò quyết định trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhưng nền văn hóa trong mỗi doanh nghiệp phải do mọi thành viên tạo dựng nên. Văn hóa doanh nghiệp phải hướng về con người, và phải phù hợp với điều kiện bên trong, bên ngoài doanh nghiệp.

Lãnh đạo phải là tấm gương về văn hóa doanh nghiệp: Lãnh đạo là người đặt nền móng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, và cũng là người chịu trách nhiệm cuối cùng, quan trọng nhất đối với doanh nghiệp, vì vậy họ phải là tấm gương xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Họ phải đưa ra những quyết định hợp lý trong việc xây dựng hệ thống giá trị văn hóa, và phải là người đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra, để làm động lực gắn kết các thành viên trong công ty.

Văn hóa doanh nghiệp phải do tập thể doanh nghiệp tạo dựng nên: Người lãnh đạo đóng vai trò đầu tàu trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhưng qúa trình này chỉ có thể thành công với sự đóng góp tích cực của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Để thu hút nhân viên quan tâm tới văn hóa, doanh nghiệp có thể mở các lớp huấn luyện về văn hóa doanh nghiệp đối với nhân viên mới, hay thường xuyên trưng cầu dân ý về môi trường làm việc của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp phải hướng về con người: Để có sự phát triển bền vững, doanh nghiệp cần đề ra một mô hình văn hóa chú trọng đến sự phát triển toàn diện của người lao động. Cần xây dựng môi trường làm việc mà ở đó mọi cá nhân đều phát huy hết khả năng làm việc của mình.

Văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với cả môi trường bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với những điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, dựa trên điểm mạnh của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cũng phải phù hợp với môi trường kinh doanh, văn hóa dân tộc.

Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Các nhà quản trị doanh nghiệp đã đưa ra 7 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp: tạo dựng và truyền bá những giá trị chung, tuyển chọn nhân viên, hòa nhập, đào tạo, đánh giá, tuyên truyền những giai thoại, huyền thoại doanh nghiệp, xây dựng các hình tượng điển hình. 7 bước này cần được tiến hành liên tục trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp để luôn luôn củng cố, bồi đắp văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, thứ tự các bước có thể thay đổi, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp.

Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp

Tạo dựng và truyền bá những giá trị chung

Nhà lãnh đạo phải xây dựng được giá trị cốt lõi, mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp và truyền bá để mọi nhân viên tin tưởng vào những giá trị chung đó. Những giá trị này cần được coi như là nguyên tắc hướng dẫn mọi hoạt động của tất cả nhân viên doanh nghiệp, phải ăn sâu vào tiềm thức của mọi nhân viên.Ví dụ: Trước mỗi buổi sáng làm việc, toàn bộ nhân viên công ty Masushita xếp hàng và đọc bài Chính ca, chính là bản triết lý kinh doanh của công ty, nêu rõ mục đích, mục tiêu, nguyên tắc kinh doanh. Nhờ vậy, triết lý kinh doanh đã trở thành quan niệm chung của mọi thành viên.

Tuyển chọn nhân viên

Tuyển chọn những người phù hợp với công ty. Thứ nhất, nhân viên phải có kỹ năng, kiến thức phù hợp với tính chất công việc của công ty. Thứ hai, nhân viên phải có tính cách, giá trị đạo đức…phù hợp với giá trị chung của công ty. Nhân viên làm việc cho những công ty kinh doanh trực tuyến phải là người có kiến thức cơ bản về kinh doanh, tin học…là người làm việc được độc lập , nhanh nhạy, có khả năng hợp tác với những đối tác làm ăn qua mạng.

Hòa nhập

Lựa chọn những nhân viên cũ tích cực, gương mẫu để hướng dẫn cho những nhân viên mới vào công ty, giúp các nhân viên mới nhanh chóng hiểu được những giá trị, nguyên tắc làm việc…của công ty.

Thành lập công ty có nên chú ý đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Đào tạo

Đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong quá trình làm việc cho nhân viên, để nhân viên thực sự trở thành tài sản của công ty.

Đánh giá

Cần lập một hệ thống đánh giá thưởng phạt nghiêm minh. Đây là động lực để nhân viên nỗ lực hoàn thành công việc, gắn bó lâu dài với công ty.

Tuyên truyền những giai thoại, huyền thoại trong công ty

Đây được coi là phần văn hóa truyền miệng của công ty. Những câu chuyện góp phần tạo nên hình ảnh công ty, đem lại niềm tự hào cho các thành viên. Đó thường là những câu chuyện về người sáng lập, giám đốc điều hành và mỗi câu chuyện sẽ là một thông điệp gửi tới các thành viên.Tập đoàn Nike thường kể về lịch sử công ty, về những người sáng lập ra công ty trong các buổi đào tạo cho nhân viên mới.

Xây dựng những hình tượng điển hình trong công ty

Chọn ra những người làm việc tốt nhất để biểu dương, khen thưởng theo tháng, quý hoặc năm. Đây là bằng chứng sinh động cụ thể hóa những giá trị của công ty.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một điều cần thiết, nhưng để làm được điều đó, chủ doanh nghiệp phải thành công trong việc thành lập một công ty riêng của mình. Với dịch vụ thành lập công ty giá rẻ tại Vạn Tín, hiện thực hóa ý tưởng thành lập công ty chưa bao giờ dễ dàng đến thế.

Thành lập công ty có nên chú ý đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Thành lập công ty có khó hay không?

Thành lập công ty, bước ngoặt quyết định mới mang đầy cơ hội mở ra cánh cửa rộng phát triển kinh doanh, tuy nhiên việc thành lập công ty cũng mang không ích thách thức đến cho các doanh nhân trẻ. Sẽ ra sao khi các thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên, thủ tục thành lập công ty tnhh 2 thành viên hoặc thậm chí là thủ tục thành lập công ty tư nhân rất phức tạp và nhiều thủ tục nhưng bạn lại chưa nắm vững được? Liệu sẽ có các thuận lợi và khó khăn nào trước khi những doanh nhân trẻ quyết định thành lập công ty?

Các vấn đề tài chính đều đã được hoạch định rõ ràng trước khi có ý định thành lập công ty TNHH

Chủ động trong mọi vấn đề bởi sức trẻ và cách nhìn nhận cục diện vấn đề mới mẻ, nhiều giải pháp hay bao gồm nguồn tiền và quản lí sản phẩm tồn kho đều nằm trong kế hoạch.

Lãnh đạo trẻ, tầm nhìn xa cùng các nhân sự mới, nhiệt huyết bù đắp được vấn đề nhân sự ít góp phần thực thi và tạo nên bộ máy hoạt động linh hoạt dễ xử lí trong mọi tình huống

Xem Thêm:

 

Hoàn thuế giá trị gia tăng : Điều kiện, hồ sơ và thủ tục thực hiện

Với những thuận lợi như trên việc thành lập công ty với các loại hình cơ bản thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên, công ty tnhh 2 thành viên, thành lập công ty cổ phầncó thể nói đã và đang tạo nên nhiều cơ hội hoạt động hơn cho các doanh nghiệp trẻ khi không phải đối mặt quá nhiều vấn đề trong những giai đoạn khủng hoảng hoặc khả năng sễ dàng xoay sở hơn torng việc xoay vòng vốn dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp lớn đã hoạt động lâu.

Bên cạnh những thuận lợi như trên, thành lập công ty còn mang đến nhiều thách thức các vấn đề khó khăn mà hầu hết các “star up” trẻ hết sức quan tâm như:

Thành lập công ty có giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn?

Lợi nhuận từ việc thành lập công ty mang đến có khả quan hơn như bạn mong muốn, chí phí như thế nào?

Khi nào nên thực hiện các bước thành lập công ty? Và quy trình thành lập công ty gồm bao nhiêu bước?

Khi nào bạn cần phải thành lập công ty?

  • Nhắc đến việc thành lập công ty ngoài vấn đề pháp lý, thủ tục mà bên cạnh đó vấn đề vốn, phương thức dự trù giúp bạn có thể huy động vốn dễ dàng (khi có sự cố).  Khả năng dự đoán trước được lợi nhuận thu về cũng như quá trình hoạt động thu hồi vốn trong bao lâu?. Khi bạn có được kế hoạch phân tích, hành động trong các khía cạnh kinh doanh chi tiết, rõ ràng cũng là những vấn đáng để bạn quan tâm.
  • Nếu như bạn đã có những điều kiện như trên cùng sự chuẩn bị kĩ càng trong khâu nhân sự, các cơ sở vật chất, địa điểm văn phòng hoạt động, chiến lược hoạt động và phát triển thì việc thành lập công ty lúc này đang rất cần thiết với bạn.

Thành lập công ty có nên chú ý đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty như thế nào?

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu)
  • Dự thảo Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:
  • Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
  • Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  • Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Xổ số miền Bắc