Văn Hóa Giao Tiếp Nơi Công Sở – Quy Tắc Giao Tiếp Sống Còn?
Văn hóa giao tiếp ở nơi công sở chắc hẳn không còn xa lạ gì với bất kỳ ai. Mỗi người đều có thể tạo ra cho mình một kỹ năng văn hóa giao tiếp trong công sở của người Việt Nam. Điều này tạo nên đặc trưng riêng của từng cá nhân mỗi người. Và văn hóa giao tiếp của từng người dường như cũng có sự khác nhau. Mỗi cách giao tiếp khác nhau sẽ tạo ra cho người khác thấy được một phần tính cách riêng của mình. Hãy cùng May Mặc Nadi điểm qua các quy tắt văn hóa giao tiếp nơi công sở bạn nhé!
Mục lục bài viết
Văn Hóa Giao Tiếp Nơi Công Sở Của Người Việt Nam
Văn hóa giao tiếp công sở của người Việt Nam hiện nay khá kém. Chúng ta vẫn thường bị đánh giá khá thấp mỗi khi ứng xử và giao tiếp tại công sở. Bởi đơn giản, xét về văn hóa, chúng ta vốn đã quen với những nét văn hóa từ xa xưa của ông bà trong giao tiếp hằng ngày. Lối giao tiếp có phần “đời sống” không còn phù hợp với môi trường công sở.
Môi trường công sở là một trong những môi trường cần một lối ứng xử văn minh. Phải có những nét ứng xử khéo léo và phù hợp để có thể trung hòa các mối quan hệ. Khác với cách giao tiếp trong gia đình, giao tiếp văn ứng xử tại công sở cần phải có sự tinh tế. Người giao tiếp nơi công sở cần phải biết qua sát và tìm hiểu về đối phương. Ứng xử trong công sở với đồng nghiệp cần đặt sự tôn trọng cá nhân và tôn trọng sự khác biệt lên trước.
Chính vì vậy, việc nâng cao văn hóa giao tiếp công sở của người Việt Nam là cần thiết. Hãy đọc ngay các quy tắc trong văn hóa giao tiếp nơi công sở dưới đây!
Các Quy Tắc Trong V
ăn Hóa Giao Tiếp Nơi Công Sở
Có bao giờ bạn đã tự hỏi văn hóa giao tiếp nơi công sở là gì chưa ? Tại sao bạn cần phải hình thành cho bản thân mình một văn hóa nơi công sở. Văn hóa giao tiếp như thế nào để thể hiện rõ được sự thông minh của bản thân? Bạn nên có cách cư xử trong văn hóa giao tiếp như thế nào để trong cuộc sống cũng như trong môi trường làm việc văn hóa công sở. Hãy cùng tìm hiểu những quy định về văn hóa giao tiếp tại bài viết này.
Các quy tắc trong văn hoá giao tiếp nơi công sở với nhân viên cấp dưới
Mục đích và cách thức tiến hành
- Kiểm tra việc thực hiện quyết định của quản trị bán hàng;
- Đánh giá tiến độ công việc của từng người trong doanh nghiệp để kịp thời uốn nắn được và sửa chữa những sai sót, động viên kịp thời được những người tốt, việc tốt;
- Đánh giá nhân viên về năng lực làm việc, về phẩm chất đạo đức con người, về kỹ năng chuyên môn và khả năng tổ chức công việc;
- Nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của từng người để có thể có những biện pháp giáo dục tốt nhất, nâng đỡ cho họ.
Các nguyên tắc cơ bản trong văn hóa giao tiếp nơi công sở với nhân viên cấp dưới trong doanh nghiệp
- Hãy tin tưởng và tín nhiệm những người có tài, có năng lực (hãy dùng người như dùng mộc); đầu tư, quan tâm, đào tạo sát sao và bồi dưỡng những người nhân tài đó;
- Lắng nghe tất cả mọi ý kiến của cấp dưới;
- Tôn trọng và quan tâm , chú ý đến nhân viên cấp dưới;
- Hãy đến với nhân viên cấp dưới bằng cả tấm lòng và trái tim;
- Khen, chê và động viên nhân viên của mình kịp thời nhất có thể;
- Đừng bao giờ thất hứa.
Quy tắc văn hoá giao tiếp nơi công sở đối với cấp trên
- Hãy tuân thủ những trật tự, đẳng cấp của từng người. Có thể là bạn không hợp với cấp trên trực tiếp của bạn và có thể bạn sẽ cho rằng ông ta chỉ là người kém cỏi, không có khả năng để giải quyết vấn đề. Nhưng nếu một khi mà bạn “qua mặt” ông ta để chứng tỏ trình của bạn lên cấp cao hơn thì bạn chắc hẳn sẽ gặp rắc rối
- Hãy nhớ rằng không được vượt ra cấp trong hệ thống tổ chức của doanh nghiệp nếu bạn không được phép.
- Cần có những phản hồi thường xuyên hàng ngày về việc thực hiện các công việc của mình;
- Hãy tiếp nhận lời phê bình một cách vô tư, trạng thái thoải mái;
- Hãy cư xử khéo léo, không nói xấu, cũng không chê bai bất cứ ai sau lưng;
- Hãy học hỏi từ phong cách cho đến những kinh nghiệm tốt của họ.
Áp dụng quy tắc văn hóa giao tiếp nơi công sở với cấp trên. Bạn sẽ một mối quan hệ giữa sếp và nhân viên tốt hơn. Sếp của bạn cũng có cái nhìn thiện cảm hơn về bạn. Đánh giá về năng lực và thái độ làm việc của bạn cũng sẽ tốt hơn. Văn hóa giao tiếp ở công sở là vô cùng thần thiết.
Quy tắc văn hoá giao tiếp đối với khách hàng
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có kế hoạch rõ ràng khi giao tiếp với khách hàng. Kế hoạch đó để nhằm đạt được các mục đích khác nhau như: tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, người tiêu dùng cần để kịp thời thoả mãn yêu cầu; thông qua dư luận về khách hàng để cải tiến phát triển sản phẩm tốt hơn, những phương thức bán hàng, giao hàng hợp lý. Có các hình thức trong văn hóa giao tiếp nơi công sở với khách hàng như sau:
- Thứ nhất: Tiếp xúc trực tiếp nhân viên bán hàng với những khách hàng;
- Thứ hai: Giao tiếp của Ban Lãnh đạo đến với khách hàng trong các hội nghị khách hàng, triển lãm, hội chợ…
- Thứ ba: Tổ chức những cuộc thăm quan của khách hàng tại chính doanh nghiệp;
- Thứ tư: Sử dụng các phương tiện truyền thông, truyền hình, chương trình để giới thiệu đến các sản phẩm của doanh nghiệp;
- Thứ năm: Tổ chức lên các cuộc triển lãm, nhằm để giới thiệu sản phẩm.
Trên đây là các quy tắc ứng xử văn hóa giao tiếp nơi công sở mà bạn cần chú ý. Để có thể đạt được một công việc hiệu quả. Cùng với những mối quan hệ đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới và khách hàng tốt nhất. Hãy để môi trường công sở trở nên văn mình hơn.
Nếu bạn đang tìm những sản phẩm đồng phục phù hợp với công sở, đừng quên liên hệ với May Mặc Nadi bạn nhé!