Văn Hóa Ứng Xử Trong Doanh Nghiệp Là Gì? Xây Dựng Như Thế Nào?
Giao tiếp hiệu quả, khéo léo được xem là một công cụ chiếm giữ 90% của sự thành công. Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp cũng vậy. Nó là tiền đề giúp thắt chặt mối liên hệ giữa cá nhân với tổ chức, giữa người với người. Việc hiểu rõ cũng như ứng dụng các quy tắc văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp đúng đắn. Sẽ xây dựng nên một môi trường làm việc than thiện và mang lại hiệu quả cao.
Mục lục bài viết
1. Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là gì?
Đây là một mối quan hệ giữa Sếp với nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên, giữa nhân viên với đối tác, khách hàng. Thông qua những quy tắc, chuẩn mực giao tiếp mà mọi người cần tuân theo.
Tùy theo ngành nghề lĩnh vực mà mỗi doanh nghiệp sẽ có cho mình những quy tắc văn hóa ứng xử riêng phù hợp với quy định ứng xử cộng đồng. Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp nếu được xây dựng cởi mở, thân thiện, tôn trọng lẫn nhau sẽ là tiền đề phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
2.Các quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp
Một vài quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp bạn cần nắm như sau:
2.1 Đối với cấp trên, lãnh đạo
- Nghiêm túc, chấp hành các yêu cầu và nỗ lực giải quyết tốt các công việc được giao
- Tôn trọng quyết định của lãnh đão
- Xây dựng và đóng góp ý kiến trên tinh thần tích cực
2.2 Đối với cấp dưới
- Quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ nhân viên phát triển trong công việc
- Đối xử công bằng và bình đẳng với mọi nhân nguyên
2.3 Giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp
- Đối xứ với nhau bằng thái độ thân thiện, vui vẻ, gần gũi và chân thành.
- Giúp đỡ và hỗ trợ nhau để giải quyết công việc hiệu quả
2.4 Đối với khách hàng, đối tác
- Thể hiện thái độ chuyên nghiệp, lịch sự, vui vẻ khi giao tiếp.
- Tư vấn hướng dẫn tận tâm khi khách hàng, đối tác cần hỗ trợ giải đáp thắc mắc.
- Cảm thông và giải quyết thỏa đáng các vấn đề của khách hàng, đối tác. Trên tinh thần tôn trọng đôi bên cùng có lợi theo quy định pháp luật.
- Xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hợp tác cùng phát triển.
- Thấu hiểu và đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng, đối tác.
3. Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa ứng xử?
Một doanh nghiệp có văn hóa ứng xử tích cực sẽ mang đến sự thành công không hề nhỏ. Và đây sẽ là 5 ảnh hưởng quan trọng để bạn thấy được vì sao nên xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp
3.1 Giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu
Mỗi nhân viên là 1 đại diện cho thương hiệu của doanh nghiệp. Họ là người làm việc và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng đối tác. Do đó, một nhân viên có thái độ tích cực, linh hoạt sẽ để lại ấn tượng tốt cho khách hàng và đối tác. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh thương hiệu tốt và mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
Để nhân viên có thể trở thành đại sứ thương hiệu, doanh nghiệp cần đào tạo và xây dựng quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp đến từng nhân viên để mang lại hiệu quả như mong đợi.
3.2 Xây dựng sự gắn kết trong tập thể
Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp lành mạnh sẽ tăng khả năng gắn kết các thành viên trong tổ chức lại với nhau. Mỗi một nhân viên là một cá thể, một tính cách và một bản sắc riêng. Nếu không thống nhất một quy tắc ứng xử thì doanh nghiệp khó có thể phát triển bền vững và đi xa.
3.3 Thu hút và giữ chân người tài
Thường những nhân viên giỏi họ sẽ không chấp nhận làm việc trong mội trường thiếu tinh tế và không tôn trọng lẫn nhau. Cũng theo một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhân viên nghỉ việc thấp hơn 50% nếu doanh nghiệp có văn hóa ứng xử tốt. Chính vì doanh nghiệp cần duy trì và xây dựng các văn hóa ứng xử ngày càng tốt hơn để thu hút và giữ chân người tài.
3.4 Cải thiện năng suất làm việc
Theo báo cáo MGI hiệu suất làm việc của nhân viên tăng lên 25% khi sếp với nhân viên có sự tương tác, chia sẻ kiến thước thường xuyên với nhau.
Đừng chỉ giao tiếp một chiều sếp nói nhân viên làm mà không hề có sự phản hồi hay tương tác lại. Điều này sẽ dễ khiến nhân viên cảm thấy thiếu tôn trọng và bị phân biệt giai cấp. Chính vì vậy, giao tiếp hai chiều cực kỳ quan trọng trong văn hóa ứng xử doanh nghiệp. Vừa giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng không có khoảng cách giai cấp. Mà còn thúc đẩy tinh thần đoàn kết trong tập thể.
3.5 Nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên
Khi sự tương tác giữa các nhân viên diễn ra thường xuyên sẽ giúp họ dễ dàng trao đổi và bổ sung những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho nhau. Điều này giúp doanh nghiệp có thể giảm bớt các chi phí đào tạo những vẫn sở hữu được một đội ngũ nhân viên xuất sắc.
4. Một số lưu ý cần tránh
Khi xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp, một vài điều mà doanh nghiệp cần tránh như sau:
- Phớt lờ nhu cầu của nhân viên. Mỗi doanh nghiệp hoạt động dưới 1 hoặc nhiều loại hình khách nhau. Do đó, nhân viên cũng có những nhu cầu xã hội khác nhau. Nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, hay chế biến thì nhu cầu của nhân viên là sự tôn trọng và những quyền lợi về trợ cấp, bảo hiểm lao động. Nếu doanh nghiệp thiên về sáng tạo nhu cầu của nhân viên là sự chăm sóc về tinh thần.
- Cứng nhắc trong những quy tắc, quy định. Việc áp dụng hình thức quản lý tập trung quyền sẽ giúp nâng cao chất lượng hiệu quả công việc. Tuy nhiên điều này sẽ mang đến sự khó chịu cho nhân viên vì sự hà khắc, khuôn khổ.
Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp đóng vai trò chủ chốt cho sự thành bại của một tổ chức. Do đó, các nhà quản trị doanh nghiệp cần xem xét và định hướng trong việc xây dựng các chính sách ứng xử phù hợp. Để nâng cao hiệu quả giao tiếp của tổ chức, tạo dựng lòng tin nơi khách hàng và đối tác.
Thấu hiểu và đồng cảm đối những trăn trở của doanh nghiệp. Ví thưởng điện tử mà CoDX mang lại sẽ là một giải pháp, một công cụ, một điểm đến tháo gỡ khúc mắc cho doanh nghiệp trong thời đại số.
Khi mà các thông điệp trao gửi yêu thương được lan tỏa. Mang đến những trải nghiệm hạnh phúc:
- Đối với nhân viên: thông điệp được trao gửi thông qua những lời cảm ơn, những món quà hay những tấm thiệp đến đồng nghiệp thân thương. Hoặc tự thưởng cho bản thân những phần quà bé nhỏ vì sự cố gắng trong công việc.
- Đối với quản lý: trao những lời động viên, tuyên dương hoặc những phần quà ghi nhận thành tích khích lệ sự cố gắng của nhân viên.
Hệ thống ví thưởng xây dựng nên văn hóa khen thưởng, trao tặng lan tỏa những thông điệp tích cực trong nội tại doanh nghiệp. Góp phần xây dựng kênh truyền thông, văn hóa ứng xử Doanh nghiệp hiệu quả.