Văn Khấn Thay Bát Hương Mới Chuẩn Nhất – Gốm Phúc Tâm An
Có nên thay bát hương không? Văn khấn thay bát hương mới như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết mà chúng tôi chia sẻ dưới đây để nắm rõ hơn nhé!
Có nên thay bát hương không?
Bát hương được ví như linh hồn của một ngôi nhà. Vì thế, trong mỗi gia đình người Việt đều có ít nhất một ban thờ để thờ cúng tổ tiên và các vị thần linh. Và tất nhiên là sự có mặt của bát hương chính là điều quan trọng và mang một ý nghĩa tâm linh vô cùng sâu sắc.
Vậy có nên thay bát hương không? Theo các nhà phong thủy, bát hương chính là nơi dừng chân của những người đã khuất nên nó vô cùng thiêng liêng. Hơn nữa, việc thờ cúng cũng chính là cách để con cháu có thể thể hiện được tấm lòng hiếu thảo cũng như biết ơn với đấng sinh thành. Việc dâng hương lên bàn thờ có nghĩa là dâng lên tổ tiên những điều tốt đẹp nhất và nó cũng chính là lúc tâm hồn của con người trong sáng và tôn kính nhất. Do đó, bát hương là vô cùng quan trọng trên ban thờ, được xem là vật quan trọng khó để thay thế. Tuy nhiên, một số trường hợp sau gia chủ cần thay bát hương như:
- Bát hương làm bằng đá:
Đây là điều cấm kỵ bởi chất liệu này chỉ phù hợp với miếu chùa, không phù hợp thờ cúng trong nhà. Trường hợp gia chủ cố tình sử dụng bát hương làm bằng đá thì có thể khiến tài lộc trong nhà bay hết đi.
- Đựng cát trong bát hương:
Trong phong thủy, cát được xem là thứ bụi bặm, ô uế nên để trong vật thiêng liêng như bát hương thì gia chủ khó có thể tránh khỏi xui xẻo, tai ương. Tốt nhất, bạn nên lấy tro đun bếp bằng rơm cho vào trong bát hương vì như vậy thì tài lộc mới tới nhà, vui vẻ, hạnh phúc.
- Bát hương bị xê dịch:
Bát hương là điều thiêng liêng nên thường được đặt chính giữa bàn thờ. Đặc biệt, bạn không được tự ý xê dịch bát hương tùy tiện kẻo gia đình có thể gặp tai họa, xui xẻo ập đến.
- Bát hương bị rụng tàn hoặc có dấu hiệu lụi đi:
Khi thắp hương, bạn tránh để lâu dễ khiến bát hương bị cháy mang đến những điều không may mắn.
- Bát hương đặt chông chênh:
Bát hương là vật linh thiêng nên cần được đặt cố định, bạn không nên tự mình đặt bát hương chông chênh hoặc lệnh bên trái/bên phải. Tốt nhất, bàn thờ gia tiên nên đặt đủ 3 bát hương, bát ở giữa thường to hơn 2 bát bên cạnh.
Như vậy, chúng tôi đã giải đáp cho bạn có nên thay bát hương không rồi. Nếu bạn vướng mắc một trong số những thông tin trên thì hãy thay bát hương nhé. Và sau đây là một số gợi ý về lễ thay bát hương cần chuẩn bị những gì cho bạn tham khảo.
Lễ vật chuẩn bị cho văn khấn thay bát hương mới cần những gì?
Bạn cần sắm lễ thay bát hương mới như sau:
-
1 con gà (nguyên con)
-
1 cái chân giò
-
1 đĩa xôi (xôi trắng)
-
1 chai rượu trắng
-
5 quả trứng gà (sống)
-
2 lạng thịt vai (sống)
-
3 lá trầu, 3 quả cau
-
3 chén nước
-
Hoa quả (táo/lê…)
-
9 bông hoa hồng (màu hồng son)
-
1 đĩa gạo
-
1 đĩa muối
-
1 gói chè
-
1 bao thuốc lá
-
1 đinh vàng hoa
-
5 lễ tiền vàng
-
1 bộ quần áo quan thần linh đỏ, mũ, ngựa đỏ, hia, kiếm trắng
-
1 mâm cơm cúng (không hành tỏi), nước luộc, canh bí, 6 bát cơm (1 lần xới)
Khi chuẩn bị đầy đủ hết các lễ vật trên, bạn hãy sắp xếp chúng thật ngay ngắn lên bàn thờ, thắp hương rồi bắt đầu khấn với văn khấn xin thay bát hương dưới đây.
Văn khấn thay bát hương mới
Sau đây là một số bài cúng thay bát hương chuẩn nhất mà chúng tôi tổng hợp được gửi đến bạn đọc. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tên con là… (Tín chủ của… địa chỉ…)
Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu…, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy.
Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu…
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Khi cúng xong, nếu thấy hương cháy hết đợt thứ nhất thì thắp thêm. Sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền vàng và tờ văn khấn thay bát hương mới. Bạn vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ) khi tàn hết hương thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống đi luộc chín.
Trên đây là một số thông tin về văn khấn thay bát hương mới mà xưởng gốm Phúc Tâm An muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!