Văn Khấn Về Nhà Mới Thuê Hợp Phong Thủy
Đánh giá bài viết post
Theo quan niệm về mặt phong thủy, nhiều người thường thực hiện nghĩ lễ nhập trạch khi chuyển về một ngôi nhà mới thuê, nhà trọ mới. Và thứ không thể thiếu khi thực hiện nghi lễ này chính là văn khấn về nhà mới thuê. Để tìm hiểu sâu hơn, cùng taxitai365.com tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Lễ nhập trạch là gì? Tầm quan trọng của lễ nhập trạch với nhà mới thuê
Lễ nhập trạch được hiểu nôm na hay đơn giản là lễ dọn vào nhà mới, nơi ở mới. Tương tự như đăng ký hộ khẩu thường trú tại chính quyền địa phương, thì lễ nhập trạch là đăng ký nơi ở mới với thần linh, thổ địa cai quản vùng đất đó.
Nhiều người thường nghĩ đơn giản, ở nhà thuê hay đơn thuần chỉ là nhà ở tạm dưới dạng một phòng trọ cũng chỉ là nơi trú thân tạm bợ để có nơi ăn ở, sinh hoạt và sống qua ngày. Với họ, chỉ có ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của chính bản thân mình, là nơi che nắng che mưa cả đời, nơi mọi người có thể sum vầy mới thực sự mang ý nghĩ quan trọng. Cũng chính vì những tư tưởng đó nên đại đa số mọi người sẽ nghĩ tới chuyện làm lễ nhập trạch khi chuyển vào nhà mới thuê hay nhà trọ là điều cũng không cần thiết.
Theo quan niệm dân gian của người Việt Nam, nghi lễ nhập trạch được thực hiện nhằm mục đích cầu may, cầu an, mong muốn nơi mình ở hội tụ đủ các yếu tố thiên thời – địa lợi – nhân hòa. Mong muốn có cuộc sống yên bình, vui vẻ, sức khỏe và làm ăn phát đạt khi chuyển đến nơi ở mới. Ngoài ra, ý nghĩa quan trọng nhất của lễ nhập trạch chính là yếu tố tâm linh. Đây được coi là nghi thức xin phép, báo cáo các vị thổ thần nhằm xua đuổi tà ma, vận hạn hay những điều không may mắn.
Vậy nên không thể xem nhẹ và bỏ qua nghi lễ quan trọng này. Chúng ta vẫn nên thực hiện nghi lễ nhập trạch khi chuyển đến nơi ở mới, dù đó là nhà mới thuê hay là nhà trọ.
Lễ vật cần thiết cho nghi lễ nhập trạch nhà mới thuê
Đã là nghi lễ cúng kính, khấn bái thì tất nhiên không thể thiếu lễ vật. Và lễ vật của nghi lễ nhập trạch thể hiện cho sự thành kính của gia chủ đối với thần linh, thổ địa cai quản ở đó.
Để thực hiện nghi lễ nhập trạch cho nhà mới thuê hay phòng trọ, chúng ta cần chuẩn bị những lễ vật cần thiết sau đây:
Bếp: Nên chọn bếp gas, vì bếp ga có lửa. Theo quan niệm xưa, lửa tượng trưng cho sự ấm cúng trong gia đình. Vậy nên dùng bếp gas để xua tan sự lạnh lẽo hay âm khí trong nhà. Đồng thời, sưởi ấm cho căn nhà mới thuê hay phòng trọ đã một thời gian không có người ở.
Muối, gạo, nước sạch: Như chúng ta đã biết thì đây là lương thực thiết yếu để có thể duy trì sự sống. Tượng trưng cho sự ấm no.
Hoa tươi: Tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở và phát triển.
Mâm ngũ quả: Dùng để cúng nhập trạch.
Nhang, đèn, giấy tiền, vàng mã: Dùng để cúng nhập trạch.
Thông thường, lễ vật dùng để thực hiện nghi lễ nhập trạch sẽ bao gồm cả rượu thịt, trầu cau, bánh kẹo, thuốc lá. Nhưng đây là lễ nhập trạch về nhà mới thuê, nhà trọ nên chỉ cần làm đơn giản là được.
Những điều cấm kị khi dọn về nhà mới thuê
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành”. Vậy để tránh những điều không hay xảy ra, khi dọn vào nhà mới thuê chúng ta cần lưu ý những điều cấm kị sau đây:
Tuyệt đối không cho người tuổi Dần – cầm tinh con Hổ dọn dẹp hay vận chuyển đồ đạc đến nhà mới thuê trước khi làm lễ nhập trạch. Vì Hổ là loại động vật hung dữ và nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của con người.
Theo quan niệm dân gian, cho người tuổi Dần chuyển nhà không khác nào “rước hổ vào nhà”, mang nguy hiểm vào cho gia đình.
Nhiều người cũng cho rằng, loại vật này có tính cách hung dữ, nóng tính, không chịu khuất phục một ai. Nên dễ gây bất hòa, cãi vã và nảy sinh mâu thuẫn giũa các thành viên trong gia đình nếu cho người tuổi Dần chuyển nhà.
Cho nên việc chọn tuổi tác cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà gia chủ luôn cân nhắc để tránh những điều không hay khi chuyển về nơi ở mới.
Nên chọn ngày giờ tốt để chuyển nhà và làm lễ nhập trạch. Trong trường hợp nhập trạch nhưng chưa ở ngay được thì bắt buộc gia chủ phải ngủ lại một đêm. Điều này nhằm khẳng định rằng gia chủ đã chính thức dọn về nơi ở mới, bắt đầu cuộc sống mới.
Phụ nữ khi mang thai không nên chuyển nhà. Ttrong trường hợp cấp bách không có người chuyển và bắt buộc người có bầu phải phụ chuyển nhà. Nên lấy một cây chổi mới quét hết tất cả đồ đạc trước khi chuyển đi.
Lưu ý khi thực hiện nghi lễ nhập trạch về nhà mới thuê
Thực hiện nghi lễ một cách nghiêm túc, thành kính. Như vậy mới nhận được sự phù hộ, độ trì của các vị thần linh đang ở nơi đó.
Thực hiện theo đúng trình tự. Phải khấn bái thần linh, thổ địa trước sau đó mới đến cúng gia tiên. Không được đổi thứ tự hay gộp chung hai nghi lễ thành một. Vì đó là một điều cấm kỵ, được coi là không tôn trọng và đang bất kính với các vị thần linh, thổ thần ở đó.
Để tỏ lòng biết ơn và cầu xin sự phù hộ, độ trì của thần linh và các bậc bề trên. Sau khi khấn xong cần tiến hành bái tạ ơn để tỏ lòng thành.
Nên nhờ thầy cúng hay thầy phong thủy để chọn hướng đặt bàn thờ tốt, hợp phong thủy. Tránh trường hợp đặt sai vị trí hay không tốt như đối diện nhà vệ sinh hay cửa ra vào, điều này cực kỳ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của gia chủ.
Văn khấn về nhà mới thuê
“Nam mô a di đà Phật !
Nam mô a di đà Phật !
Nam mô a di đà Phật ! (3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật.
Con kính lạy Hoàng thiên – Hậu Thổ – chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Các ngài Thần linh, các ngài Thổ thần đang cai quản trong khu vực này.
Gia chủ (chúng) con là: ……………(Họ và tên đầy đủ của chủ gia đình hoặc họ tên đầy đủ của cách thành viên tham gia hành lễ)
Hôm nay ngày lành tháng tốt, là ngày … tháng …năm … chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước các chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình: Các vị Thần linh, Thông minh chính trực Giữ ngôi tam thai Nắm quyền tạo hoá Thể đức hiếu sinh Phù hộ dân lành Bảo vệ sinh linh Nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con chuyển về tân gia, chọn được ngày lành kính xin chuyển đến cư ngụ nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại: ………………………. (địa chỉ nhà chi tiết) và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.
Chúng con xin phép các chư vị Tôn thần cho phép chúng con được rước vong linh, gia tiên của chúng con về ở nơi này để chúng con thờ phụng, để lo hương khói. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ trì cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào, vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.
Gia chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ chúng con có sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật !
Nam mô a di đà Phật !
Nam mô a di đà Phật ! ” (lạy 3 lạy)